Dẫn báo cáo nghiên cứu về sản xuất nông nghiệp vừa công bố của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), hãng tin Antara (Indonesia) cho biết Bộ Nông nghiệp Thái Lan và Trường Đại học Naresuan (NU) sẽ phối hợp tổ chức Hội nghị quốc tế về máy nông nghiệp trong sản xuất lúa gạo từ 26-28/11 tại Chiang Mai, Thái Lan.
Giáo sư Tiến sỹ Sujin Jinahyon, Hiệu trưởng Trường Đại học Naresuan cho rằng hiện là thời điểm để thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) tăng cường hợp tác trong lĩnh vực cung cấp gạo để đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng tăng của khu vực và thế giới, bởi trên 90% sản lượng gạo thế giới được sản xuất và tiêu thụ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương có hơn 3 tỷ người sinh sống.
Theo tính toán của FAO, với tốc độ gia tăng dân số thế giới rất nhanh lượng gạo 524 triệu tấn sản xuất được mỗi năm hiện nay phải tăng lên 700 triệu tấn mới đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ. Nhiệm vụ đảm bảo tăng nguồn cung gạo này đang đối mặt với nhiều khó khăn do biến đổi khí hậu và tình trạng thiếu lao động nông dân thế hệ mới liên quan đến quá trình phát triển và đô thị hóa, trong khi số người tiêu dùng ở các siêu thành phố đang gia tăng và số người sản xuất nông nghiệp lại giảm đáng kể.
Nhận thức được thách thức này, Bộ Nông nghiệp Thái Lan phối hợp với NU đang cố gắng thay thế lao động của con người bằng sử dụng máy móc nông nghiệp để sản xuất đủ cung cho tiêu thụ quốc gia và xuất khẩu, trong đó NU tiến hành nghiên cứu vấn đề tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất lúa gạo, còn Bộ Nông nghiệp quan tâm đến việc chuyển giao kiến thức cho nông dân thông qua 27 trung tâm nghiên cứu lúa gạo và 23 trung tâm giống lúa trong cả nước.
Tuy nhiên, theo ông Sujin Jinahyon, Thái Lan và các nước ASEAN khác đều thiếu sự đổi mới máy móc thiết bị nông nghiệp công nghệ cao, nên các nước xuất khẩu gạo chủ chốt trong ASEAN phải bắt đầu thời đại cơ giới hóa.
Ông Sujin Jinahyon cũng cho biết Hội nghị quốc tế về máy nông nghiệp trong sản xuất lúa gạo sẽ tập trung thảo luận về các vấn đề sản xuất lúa gạo như tính bền vững, cơ giới hóa, và tính cạnh tranh, và nghe các báo cáo quốc gia của các nước thành viên ASEAN và ba nước Đông Á, gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, và Trung Quốc về cơ giới hóa trong nông nghiệp.
Hội nghị còn là cơ hội để tăng cường sự hợp tác, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau về sản xuất lúa gạo, nhất là trong linh vực kiểm soát và đảm bảo nguồn cung mặt hàng lương thực trên trên thị trường một cách có lợi nhất cho cả người sản xuất lẫn tiêu thụ./.
Giáo sư Tiến sỹ Sujin Jinahyon, Hiệu trưởng Trường Đại học Naresuan cho rằng hiện là thời điểm để thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) tăng cường hợp tác trong lĩnh vực cung cấp gạo để đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng tăng của khu vực và thế giới, bởi trên 90% sản lượng gạo thế giới được sản xuất và tiêu thụ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương có hơn 3 tỷ người sinh sống.
Theo tính toán của FAO, với tốc độ gia tăng dân số thế giới rất nhanh lượng gạo 524 triệu tấn sản xuất được mỗi năm hiện nay phải tăng lên 700 triệu tấn mới đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ. Nhiệm vụ đảm bảo tăng nguồn cung gạo này đang đối mặt với nhiều khó khăn do biến đổi khí hậu và tình trạng thiếu lao động nông dân thế hệ mới liên quan đến quá trình phát triển và đô thị hóa, trong khi số người tiêu dùng ở các siêu thành phố đang gia tăng và số người sản xuất nông nghiệp lại giảm đáng kể.
Nhận thức được thách thức này, Bộ Nông nghiệp Thái Lan phối hợp với NU đang cố gắng thay thế lao động của con người bằng sử dụng máy móc nông nghiệp để sản xuất đủ cung cho tiêu thụ quốc gia và xuất khẩu, trong đó NU tiến hành nghiên cứu vấn đề tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất lúa gạo, còn Bộ Nông nghiệp quan tâm đến việc chuyển giao kiến thức cho nông dân thông qua 27 trung tâm nghiên cứu lúa gạo và 23 trung tâm giống lúa trong cả nước.
Tuy nhiên, theo ông Sujin Jinahyon, Thái Lan và các nước ASEAN khác đều thiếu sự đổi mới máy móc thiết bị nông nghiệp công nghệ cao, nên các nước xuất khẩu gạo chủ chốt trong ASEAN phải bắt đầu thời đại cơ giới hóa.
Ông Sujin Jinahyon cũng cho biết Hội nghị quốc tế về máy nông nghiệp trong sản xuất lúa gạo sẽ tập trung thảo luận về các vấn đề sản xuất lúa gạo như tính bền vững, cơ giới hóa, và tính cạnh tranh, và nghe các báo cáo quốc gia của các nước thành viên ASEAN và ba nước Đông Á, gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, và Trung Quốc về cơ giới hóa trong nông nghiệp.
Hội nghị còn là cơ hội để tăng cường sự hợp tác, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau về sản xuất lúa gạo, nhất là trong linh vực kiểm soát và đảm bảo nguồn cung mặt hàng lương thực trên trên thị trường một cách có lợi nhất cho cả người sản xuất lẫn tiêu thụ./.
Việt Tú (TTXVN)