Ban thư ký Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Liên minh Châu ÂU (EU) đã phối hợp tổ chức hội nghị tham vấn trong hai ngày 24-25/1/2013 tại Jakarta, nhằm tăng cường hỗ trợ ngành mỹ phẩm của các thành viên mới ASEAN, gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam (CLMV).
Đây là hoạt động trong khuôn khổ triển khai “Chương EU hỗ trợ Hội nhập khu vực ASEAN” (ARISE), với sự tham dự của các nhà quản lý và hoạt động trong ngành mỹ phẩm của bốn nước này.
Hội nghị đã đề cập tới tiềm năng thị trường mỹ phẩm đang phát triển và đa dạng của ASEAN với trên 600 triệu người tiêu dùng, trong đó dân số trẻ khá lớn -một điểm đến hấp dẫn cho các thương hiệu sản phẩm chăm sóc cá nhân quốc tế.
Sự mở rộng của thị trường này cũng đang được hỗ trợ bởi tiến trình hội nhập, tiến tới thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), với các biện pháp đang được thực hiện, trong đó có hợp tác về tiêu chuẩn, hài hòa tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế có liên quan, các thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA), để loại bỏ các rào cản kỹ thuật đối với thương mại và đảm bảo cho dòng chảy hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và vốn trở nên liền mạch trong khu vực.
Các đại biểu tham dự cũng trao đổi về sự cần thiết tăng cường hợp tác và phối hợp chặt chẽ giữa các nhà quản lý và các nhà hoạt động trong ngành mỹ phẩm ASEAN để giải quyết những vấn đề liên quan đến các rào cản kỹ thuật đối với thương mại trong lĩnh vực này, thông qua “Hiệp định về Chương trình Hài hòa Quy định Mỹ phẩm ASEAN (AAHCRS)”.
AAHCRS được các nước thành viên ký kết tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEMM) lần thứ 35 trong năm 2003., trong đó bao gồm cả “Hướng dẫn Mỹ phẩm ASEAN” (ACD) nhằm thiết lập một chế độ quản lý hài hoà cho ngành mỹ phẩm trong ASEAN.
Hội nghị nhất trí cho rằng do chậm phát triển hơn nên các nước CLMV cần được hỗ trợ để ACD được thực hiện đầy đủ trong khu vực. Động thái này cũng hoàn toàn phù hợp với Sáng kiến Hội nhập ASEAN (IAI), trong đó tập trung vào các nhu cầu đặc biệt của các nước CLMV trong việc thực hiện các cam kết của mình để xây dựng Cộng đồng ASEAN, đảm bảo lợi ích của hội nhập ASEAN được chia sẻ một cách công bằng.
Chênh lệch phát triển trong lĩnh vực mỹ phẩm của các nước CLMV cũng sẽ được giải quyết với sự hỗ trợ của các nước đối tác đối thoại và các cơ quan tài trợ thông qua các chương trình hợp tác hiện có.
Theo Ban thư ký ASEAN, hội nghị tham vấn được tổ chức chính để bắt đầu triển khai quá trình hỗ trợ, trong đó các nhà quản lý và các nhà hoạt động trong ngành mỹ phẩm của bốn nước CLMV sẽ xác định các nhu cầu cụ thể của mình, rút ra những bài học, kinh nghiệm của 6 nước thành viên cũ ASEAN và chuyên môn cụ thể của EU và các nước đối tác khác, để thiết lập một kế hoạch làm việc ba năm nhằm thu hẹp và tiến tới xóa bỏ những chênh lệch còn tồn tại trong trong lĩnh vực mỹ phẩm trong ASEAN./.
Đây là hoạt động trong khuôn khổ triển khai “Chương EU hỗ trợ Hội nhập khu vực ASEAN” (ARISE), với sự tham dự của các nhà quản lý và hoạt động trong ngành mỹ phẩm của bốn nước này.
Hội nghị đã đề cập tới tiềm năng thị trường mỹ phẩm đang phát triển và đa dạng của ASEAN với trên 600 triệu người tiêu dùng, trong đó dân số trẻ khá lớn -một điểm đến hấp dẫn cho các thương hiệu sản phẩm chăm sóc cá nhân quốc tế.
Sự mở rộng của thị trường này cũng đang được hỗ trợ bởi tiến trình hội nhập, tiến tới thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), với các biện pháp đang được thực hiện, trong đó có hợp tác về tiêu chuẩn, hài hòa tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế có liên quan, các thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA), để loại bỏ các rào cản kỹ thuật đối với thương mại và đảm bảo cho dòng chảy hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và vốn trở nên liền mạch trong khu vực.
Các đại biểu tham dự cũng trao đổi về sự cần thiết tăng cường hợp tác và phối hợp chặt chẽ giữa các nhà quản lý và các nhà hoạt động trong ngành mỹ phẩm ASEAN để giải quyết những vấn đề liên quan đến các rào cản kỹ thuật đối với thương mại trong lĩnh vực này, thông qua “Hiệp định về Chương trình Hài hòa Quy định Mỹ phẩm ASEAN (AAHCRS)”.
AAHCRS được các nước thành viên ký kết tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEMM) lần thứ 35 trong năm 2003., trong đó bao gồm cả “Hướng dẫn Mỹ phẩm ASEAN” (ACD) nhằm thiết lập một chế độ quản lý hài hoà cho ngành mỹ phẩm trong ASEAN.
Hội nghị nhất trí cho rằng do chậm phát triển hơn nên các nước CLMV cần được hỗ trợ để ACD được thực hiện đầy đủ trong khu vực. Động thái này cũng hoàn toàn phù hợp với Sáng kiến Hội nhập ASEAN (IAI), trong đó tập trung vào các nhu cầu đặc biệt của các nước CLMV trong việc thực hiện các cam kết của mình để xây dựng Cộng đồng ASEAN, đảm bảo lợi ích của hội nhập ASEAN được chia sẻ một cách công bằng.
Chênh lệch phát triển trong lĩnh vực mỹ phẩm của các nước CLMV cũng sẽ được giải quyết với sự hỗ trợ của các nước đối tác đối thoại và các cơ quan tài trợ thông qua các chương trình hợp tác hiện có.
Theo Ban thư ký ASEAN, hội nghị tham vấn được tổ chức chính để bắt đầu triển khai quá trình hỗ trợ, trong đó các nhà quản lý và các nhà hoạt động trong ngành mỹ phẩm của bốn nước CLMV sẽ xác định các nhu cầu cụ thể của mình, rút ra những bài học, kinh nghiệm của 6 nước thành viên cũ ASEAN và chuyên môn cụ thể của EU và các nước đối tác khác, để thiết lập một kế hoạch làm việc ba năm nhằm thu hẹp và tiến tới xóa bỏ những chênh lệch còn tồn tại trong trong lĩnh vực mỹ phẩm trong ASEAN./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)