Ngày 9/3, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã nhất trí mở rộng hợp tác với Liên hợp quốc và tăng cường nỗ lực thuyết phục các cường quốc hạt nhân ký kết một nghị định thư về Hiệp ước khu vực không có vũ khí hạt nhân Đông Nam Á.
Sau hai ngày tiến hành Hội nghị quan chức cấp cao (SOM) của ASEAN tại Indonesia, Tổng vụ trưởng phụ trách ASEAN của Bộ Ngoại giao Indonesia, ông Djauhari Oratmangun, cho biết hội nghị đã nhất trí cần có một tuyên bố chung để nâng sự hợp tác của ASEAN với Liên hợp quốc thành quan hệ đối tác toàn diện.
Bản tuyên bố có thể được hoàn tất khi các ngoại trưởng của ASEAN họp với Tổng Thư ký Liên hợp quốc bên lề khóa họp hàng năm của Đại hội đồng Liên hợp quốc vào tháng 9 tới.
Hiệp ước khu vực không có vũ khí hạt nhân Đông Nam Á đã có hiệu lực từ năm 1997, quy định các nước thành viên không phát triển, chế tạo, thu thập, trang bị, sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc vận chuyển, lắp đặt vũ khí hạt nhân dưới bất kỳ hình thức nào.
Nghị định thư của hiệp ước trên để ngỏ cho năm cường quốc hạt nhân gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc tham gia ký, tuy nhiên chưa nước nào trong số này ký văn bản này.
Tại Hội nghị Hiệp ước không phổ biến hạt nhân lần thứ 8 hồi tháng 5/2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố Mỹ sẵn sàng tham vấn các bên liên quan để đi đến ký kết nghị định thư./.
Sau hai ngày tiến hành Hội nghị quan chức cấp cao (SOM) của ASEAN tại Indonesia, Tổng vụ trưởng phụ trách ASEAN của Bộ Ngoại giao Indonesia, ông Djauhari Oratmangun, cho biết hội nghị đã nhất trí cần có một tuyên bố chung để nâng sự hợp tác của ASEAN với Liên hợp quốc thành quan hệ đối tác toàn diện.
Bản tuyên bố có thể được hoàn tất khi các ngoại trưởng của ASEAN họp với Tổng Thư ký Liên hợp quốc bên lề khóa họp hàng năm của Đại hội đồng Liên hợp quốc vào tháng 9 tới.
Hiệp ước khu vực không có vũ khí hạt nhân Đông Nam Á đã có hiệu lực từ năm 1997, quy định các nước thành viên không phát triển, chế tạo, thu thập, trang bị, sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc vận chuyển, lắp đặt vũ khí hạt nhân dưới bất kỳ hình thức nào.
Nghị định thư của hiệp ước trên để ngỏ cho năm cường quốc hạt nhân gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc tham gia ký, tuy nhiên chưa nước nào trong số này ký văn bản này.
Tại Hội nghị Hiệp ước không phổ biến hạt nhân lần thứ 8 hồi tháng 5/2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố Mỹ sẵn sàng tham vấn các bên liên quan để đi đến ký kết nghị định thư./.
(TTXVN/Vietnam+)