Theo phóng viên TTXVN tại Lào, ngày 27/9, Hội nghị Bộ trưởng Nông Lâm nghiệp ASEAN lần thứ 34 (AMAF-34) đã diễn ra ở Vientiane (Lào).
Tham dự hội nghị có các Bộ trưởng, Trưởng đoàn đại diện cho ngành nông nghiệp 10 nước thành viên và Ban Thư ký ASEAN.
Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bùi Bá Bổng dẫn đầu
Hội nghị tập trung rà soát toàn bộ các nội dung trong khuôn khổ AMAF nhiệm kỳ 2011-2012 và các hợp tác trong AMAF+3 lần thứ 11; thảo luận nhiều vấn đề có liên quan an ninh lương thực, sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, áp dụng công nghệ mới phù hợp với xây dựng và hài hòa hóa các tiêu chuẩn quốc tế đối với sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nhằm tăng vị thế và khả năng cạnh tranh của nông sản ASEAN trên thị trường khu vực và quốc tế.
Hội nghị cũng đã kiểm điểm việc thực hiện Khung về An ninh lương thực Tổng hợp ASEAN (AIFS); Kế hoạch Hành động Chiến lược về An ninh Lương thực ASEAN (SPA-FS) trong đó đáng chú ý là Hiệp định Quỹ gạo khẩn cấp ASEAN+3 (APTERR) bắt đầu có hiệu lực tháng Bảy năm 2012.
Hội nghị nhất trí tiếp tục thực hiện các sáng kiến như giảm phát thải do phá rừng và suy thoái rừng (REDD), quản lý rừng bền vững (SFM), thực thi lâm luật và quản trị lâm nghiệp (FLEG) nhằm nâng cao năng suất và sản lượng lương thực, sử dụng nguồn nước bền vững, đồng thời thực hiện các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và hạn chế phát thải khí nhà kính, từ đó góp phần cải thiện đời sống nông dân và đảm bảo an ninh lương thực trong ASEAN; đồng thời tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên; nhất trí tăng cường hợp tác về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS).
Đối với chương trình thực hành nông nghiệp tốt trong khu vực (ASEAN GAP), hội nghị đưa ra tầm nhìn về thúc đẩy ASEAN GAP, theo đó hệ thống quản lý và chứng nhận ASEAN GAP sẽ được thiết lập đối với một số mặt hàng rau quả có giá trị giao dịch nội khối lớn.
Hội nghị thống nhất các hoạt động hợp tác về lâm nghiệp bao gồm chống ô nhiễm khói mù xuyên biên giới, sáng kiến chứng nhận gỗ, thúc đẩy lâm sản, hợp tác phát triển sản lâm sản, mạng lưới lâm nghiệp xã hội ASEAN, đối tác rừng châu Á và đánh giá cao sự trợ giúp của các nước đối thoại và các tổ chức quốc tế trong việc thúc đẩy hợp tác nông lâm nghiệp trong ASEAN như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia, Ấn Độ, Nga, Hoa Kỳ, Ngân hàng Phát triển châu Á, Tổ chức Thú y Thế giới…. đối với việc phát triển nông lâm nghiệp trong khối ASEAN và nhiều vấn đề quan trọng khác./.
Tham dự hội nghị có các Bộ trưởng, Trưởng đoàn đại diện cho ngành nông nghiệp 10 nước thành viên và Ban Thư ký ASEAN.
Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bùi Bá Bổng dẫn đầu
Hội nghị tập trung rà soát toàn bộ các nội dung trong khuôn khổ AMAF nhiệm kỳ 2011-2012 và các hợp tác trong AMAF+3 lần thứ 11; thảo luận nhiều vấn đề có liên quan an ninh lương thực, sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, áp dụng công nghệ mới phù hợp với xây dựng và hài hòa hóa các tiêu chuẩn quốc tế đối với sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nhằm tăng vị thế và khả năng cạnh tranh của nông sản ASEAN trên thị trường khu vực và quốc tế.
Hội nghị cũng đã kiểm điểm việc thực hiện Khung về An ninh lương thực Tổng hợp ASEAN (AIFS); Kế hoạch Hành động Chiến lược về An ninh Lương thực ASEAN (SPA-FS) trong đó đáng chú ý là Hiệp định Quỹ gạo khẩn cấp ASEAN+3 (APTERR) bắt đầu có hiệu lực tháng Bảy năm 2012.
Hội nghị nhất trí tiếp tục thực hiện các sáng kiến như giảm phát thải do phá rừng và suy thoái rừng (REDD), quản lý rừng bền vững (SFM), thực thi lâm luật và quản trị lâm nghiệp (FLEG) nhằm nâng cao năng suất và sản lượng lương thực, sử dụng nguồn nước bền vững, đồng thời thực hiện các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và hạn chế phát thải khí nhà kính, từ đó góp phần cải thiện đời sống nông dân và đảm bảo an ninh lương thực trong ASEAN; đồng thời tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên; nhất trí tăng cường hợp tác về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS).
Đối với chương trình thực hành nông nghiệp tốt trong khu vực (ASEAN GAP), hội nghị đưa ra tầm nhìn về thúc đẩy ASEAN GAP, theo đó hệ thống quản lý và chứng nhận ASEAN GAP sẽ được thiết lập đối với một số mặt hàng rau quả có giá trị giao dịch nội khối lớn.
Hội nghị thống nhất các hoạt động hợp tác về lâm nghiệp bao gồm chống ô nhiễm khói mù xuyên biên giới, sáng kiến chứng nhận gỗ, thúc đẩy lâm sản, hợp tác phát triển sản lâm sản, mạng lưới lâm nghiệp xã hội ASEAN, đối tác rừng châu Á và đánh giá cao sự trợ giúp của các nước đối thoại và các tổ chức quốc tế trong việc thúc đẩy hợp tác nông lâm nghiệp trong ASEAN như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia, Ấn Độ, Nga, Hoa Kỳ, Ngân hàng Phát triển châu Á, Tổ chức Thú y Thế giới…. đối với việc phát triển nông lâm nghiệp trong khối ASEAN và nhiều vấn đề quan trọng khác./.
Hoàng Chương/Vientiane (Vietnam+)