ASEAN-Trung Quốc tăng quan hệ đối tác chiến lược

ASEAN-Trung Quốc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược giữa hai bên lên tầm cao mới trên các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế, VH-XH.
Hội nghị cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 14 đã diễn ra tại Bali sáng 18/11,với sự tham dự của Lãnh đạo các nước ASEAN, Thủ tướng Trung Quốc Ồn Gia Bảo vàTổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan.

Đây cũng là sự kiện nhằm kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ giữa hai bên.

Các nhà lãnh đạo đã thể hiện sự quyết tâm duy trì “quan hệ láng giềng tốt,bạn bè tốt và đối tác tốt," đồng thời thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược giữahai bên lên tầm cao mới trên các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa,xã hội, cũng như hợp tác ở khu vực và quốc tế.

Về chính trị-an ninh, hai bên nhất trí thúc đẩy sự hiểu biết và hữu nghịthông qua trao đổi các đoàn cấp cao và đối thoại, tham vấn ở các cấp độ khácnhau; tiếp tục các cam kết đối với Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á(TAC), tôn trọng độc lập, chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ củanhau phù hợp với luật pháp quốc tế; nhất trí cộng tác chặt chẽ trên các lĩnh vựcgiải trừ quân bị và chống phổ biến vũ khí giết người hàng loạt thông qua các cơchế, khuôn khổ khu vực và quốc tế.

[Thương mại 2 chiều Trung Quốc-ASEAN tăng 37 lần]


Trung Quốc tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ nỗ lực của ASEAN trong việc hiệnthực hóa khu vực ASEAN phi vũ khí hạt nhân, cũng như sự sẵn sàng để ký Hiệp ướcvề khu vực ASEAN phi vũ khí hạt nhân (SEANWFZ); hai bên nhất trí phát huy cáckhuôn khổ hợp tác song phương, đa phương hiện hành như AMM+ hay ARF.

Đề cập đến hợp tác hàng hải và vấn đề Biển Đông, hai bên ghi nhận tiến trìnhtriển khai Tuyên bố về quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), trong đó cóviệc thông qua các quy tắc hướng dẫn thực thi DOC, cam kết triển khai đầy đủ vàcó hiệu quả DOC.

Hai bên hoan nghênh sáng kiến về triển khai những bước thảo luận đầu tiên vềBộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC); nhất trí hợp tác tăng cường đảm bảo anninh, tự do hàng hải theo tinh thần của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biểnnăm 1982 (UNCLOS).

Về hợp tác kinh tế, các nước ASEAN hoan nghênh sự ủng hộ mạnh mẽ và dứt khoátcủa Trung Quốc đối với chương trình hội nhập và xây dựng cộng đồng ASEAN; haibên sẽ cam kết triển khai đầy đủ và hiệu quả các thỏa thuận trong khuôn khổ Khuvực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), hiện thực hóa mục tiêu nâng tổngkim ngạch thương mại song phương lên 500 tỷ USD vào năm 2015 và tăng cường đầutư từ Trung Quốc vào ASEAN.

[ASEAN tăng cường hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng]

Các nước ASEAN hoan nghênh việc thành lập Trung tâm ASEAN-Trung Quốc tại BắcKinh với mong muốn trung tâm này sẽ đóng góp hữu ích cho việc mở rộng, tăngcường hoạt động đầu tư, thương mại, du lịch, văn hóa giữa các nước ASEAN vàTrung Quốc; nhất trí cùng thúc đẩy hợp tác hội nhập và kết nối trong ASEAN vàgiữa ASEAN với Trung Quốc thông qua Kế hoạch Tổng thể về kết nối ASEAN.

Các nhà lãnh đạo xác định thúc đẩy hợp tác trong việc quản lý bền vững nguồnnước và sử dụng nguồn nước sông Mekong, vì cuộc sống của người dân và an ninhlương thực tại những quốc gia liên quan.

Về hợp tác văn hóa xã hội, ASEAN và Trung Quốc nhất trí tăng cường hợp tácvăn hóa-xã hội và thúc đẩy giao lưu nhân dân thông qua các hoạt động trao đổivăn hóa, giáo dục, thanh niên, thể thao, học bổng đào tạo; tăng cường nỗ lực vàchia sẻ kinh nghiệm đối phó với các thách thức chung như biến đổi khí hậu, bảovệ môi trường và phát triển bền vững, phối hợp trong các cuộc đàm phán quốc tếvề biến đổi khí hậu…

Về hợp tác khu vực và quốc tế, hai bên thể hiện quyết tâm tham vấn chặt chẽ,đẩy mạnh hợp tác khu vực Đông Á và các cấu trúc khu vực hiện hành trên cơ sởASEAN đóng vai trò trung tâm, và đảm bảo sự minh bạch, mở và dung nạp của nhữngcấu trúc đó, trong đó có hợp tác Đông Á; khẳng định tiến trình hợp tác ASEAN + 3sẽ tiếp tục là động lực chính hướng tới mục tiêu lâu dài là xây dựng Cộng đồngĐông Á.

ASEAN tái khẳng định Chính sách một Trung Quốc và đánh giá cao đóng góp tích cựccủa Trung Quốc trong các vấn đề toàn cầu; Trung Quốc ủng hộ những mục tiêu,nguyên tắc về các mối quan hệ cùng có lợi xác định cho khuôn khổ Hội nghị cấpcao Đông Á, cũng như cương lĩnh chung của Hiệp hội về các vấn đề toàn cầu (Hiệpước Bali III)./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Thượng tướng Khamliang Outhakaysone, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào (phải) tiếp Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam. (Ảnh: Bá Thành/TTXVN)

Bộ Quốc phòng Việt Nam-Lào tăng cường hợp tác

Đại tướng Phan Văn Giang mong muốn Chính phủ và Bộ Quốc phòng Lào tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp của QĐND Việt Nam, tham gia đầu tư, kinh doanh tại Lào.