Ngày 30/12, Chủ tịch Liên minh châu Phi (AU), Tổng thống Benin Thomas Boni Yayi, hiện đang ở Cộng hòa Trung Phi, đã kêu gọi lực lượng nổi dậy tham gia đối thoại nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị tại quốc gia này.
Ông Boni Yayi đưa ra lời kêu gọi trên sau cuộc gặp kéo dài hai giờ với Tổng thống Cộng hòa Trung Phi Francois Bozize tại sân bay Banghi. Trước đó, tại cuộc gặp, ông Bozize cho biết ông sẵn sàng tới thủ đô Libreville của Gabon "ngay lập tức và vô điều kiện" để đối thoại với phe đối lập.
Ông đồng thời cho biết sẽ không ra tranh cử tổng thống năm 2016 và sẵn sàng đàm phán với lực lượng nổi dậy về việc thành lập chính phủ liên hiệp.
Đáp lại lời đề nghị của ông Bozize, lực lượng nổi dậy Seleka ở Cộng hòa Trung Phi cho biết sẽ cân nhắc đề xuất về việc thành lập chính phủ liên hiệp, song khẳng định không có ý định tham gia chính phủ đương nhiệm của Tổng thống Bozize.
Lực lượng này nhấn mạnh việc Tổng thống Bozize phải "từ chức vô điều kiện," đồng thời cho biết sẵn sàng đàm phán về một thỏa thuận ngừng bắn nhằm thể hiện sự tôn trọng đối với AU.
[Phe nổi dậy ở Trung Phi không muốn tham gia chính phủ]
Ông Boni Yayi tới Cộng hòa Trung Phi trong nỗ lực tìm một giải pháp hòa bình thông qua thương lượng và đề nghị thành lập một chính phủ thống nhất dân tộc để giải quyết cuộc khủng hoảng ở quốc gia này.
Chuyến công du của ông Boni Yayi diễn ra trong bối cảnh nhiều người lo ngại sẽ xảy ra một cuộc giao tranh tại thủ đô Banghi sau khi lực lượng nổi dậy Seleka đã chiếm 10 thành phố ở miền Bắc trong vòng ba tuần qua.
Trong khi đó, đại diện 10 thành viên Cộng đồng kinh tế các quốc gia Trung Phi (ECCAS) đã nhất trí cử thêm quân đội tới Cộng hòa Trung Phi, song chưa quyết định số lượng binh sỹ cũng như những nội dung hỗ trợ quân sự cần thiết. Hiện ECCAS đang đóng góp hơn 500 binh lính trong lực lượng gìn giữ hòa bình khu vực ở Cộng hòa Trung Phi.
Trước tình hình bất ổn tại Cộng hòa Trung Phi, Mỹ đã sơ tán khoảng 40 người, trong đó có Đại sứ Mỹ tại Banghi.
Cuộc khủng hoảng chính trị ở Cộng hòa Trung Phi đang đẩy nước này rơi vào tình trạng bạo loạn khiến cộng đồng quốc tế ngày càng lo ngại. Căng thẳng leo thang kể từ khi lực lượng nổi dậy Seleka liên tiếp chiếm giữ nhiều thị trấn quan trọng và tiến gần đến thủ đô, đe dọa chính quyền của Tổng thống Bozize.
Lực lượng nổi dậy cáo buộc Tổng thống Bozize và chính phủ đã không tuân thủ các điều khoản trong các hiệp ước hòa bình hai bên ký kết trong thời gian từ năm 2007-2011. Tình hình căng thẳng khiến nhiều người dân đã phải sơ tán khỏi thủ đô Banghi.
Cộng hòa Trung Phi, với dân số khoảng 4,5 triệu người, thường xuyên xảy ra các cuộc nổi dậy và chống đối kể từ khi nước này giành độc lập từ Pháp năm 1960. Bản thân Tổng thống Bozize cũng lên nắm quyền lãnh đạo đất nước sau một cuộc đảo chính năm 2005./.
Ông Boni Yayi đưa ra lời kêu gọi trên sau cuộc gặp kéo dài hai giờ với Tổng thống Cộng hòa Trung Phi Francois Bozize tại sân bay Banghi. Trước đó, tại cuộc gặp, ông Bozize cho biết ông sẵn sàng tới thủ đô Libreville của Gabon "ngay lập tức và vô điều kiện" để đối thoại với phe đối lập.
Ông đồng thời cho biết sẽ không ra tranh cử tổng thống năm 2016 và sẵn sàng đàm phán với lực lượng nổi dậy về việc thành lập chính phủ liên hiệp.
Đáp lại lời đề nghị của ông Bozize, lực lượng nổi dậy Seleka ở Cộng hòa Trung Phi cho biết sẽ cân nhắc đề xuất về việc thành lập chính phủ liên hiệp, song khẳng định không có ý định tham gia chính phủ đương nhiệm của Tổng thống Bozize.
Lực lượng này nhấn mạnh việc Tổng thống Bozize phải "từ chức vô điều kiện," đồng thời cho biết sẵn sàng đàm phán về một thỏa thuận ngừng bắn nhằm thể hiện sự tôn trọng đối với AU.
[Phe nổi dậy ở Trung Phi không muốn tham gia chính phủ]
Ông Boni Yayi tới Cộng hòa Trung Phi trong nỗ lực tìm một giải pháp hòa bình thông qua thương lượng và đề nghị thành lập một chính phủ thống nhất dân tộc để giải quyết cuộc khủng hoảng ở quốc gia này.
Chuyến công du của ông Boni Yayi diễn ra trong bối cảnh nhiều người lo ngại sẽ xảy ra một cuộc giao tranh tại thủ đô Banghi sau khi lực lượng nổi dậy Seleka đã chiếm 10 thành phố ở miền Bắc trong vòng ba tuần qua.
Trong khi đó, đại diện 10 thành viên Cộng đồng kinh tế các quốc gia Trung Phi (ECCAS) đã nhất trí cử thêm quân đội tới Cộng hòa Trung Phi, song chưa quyết định số lượng binh sỹ cũng như những nội dung hỗ trợ quân sự cần thiết. Hiện ECCAS đang đóng góp hơn 500 binh lính trong lực lượng gìn giữ hòa bình khu vực ở Cộng hòa Trung Phi.
Trước tình hình bất ổn tại Cộng hòa Trung Phi, Mỹ đã sơ tán khoảng 40 người, trong đó có Đại sứ Mỹ tại Banghi.
Cuộc khủng hoảng chính trị ở Cộng hòa Trung Phi đang đẩy nước này rơi vào tình trạng bạo loạn khiến cộng đồng quốc tế ngày càng lo ngại. Căng thẳng leo thang kể từ khi lực lượng nổi dậy Seleka liên tiếp chiếm giữ nhiều thị trấn quan trọng và tiến gần đến thủ đô, đe dọa chính quyền của Tổng thống Bozize.
Lực lượng nổi dậy cáo buộc Tổng thống Bozize và chính phủ đã không tuân thủ các điều khoản trong các hiệp ước hòa bình hai bên ký kết trong thời gian từ năm 2007-2011. Tình hình căng thẳng khiến nhiều người dân đã phải sơ tán khỏi thủ đô Banghi.
Cộng hòa Trung Phi, với dân số khoảng 4,5 triệu người, thường xuyên xảy ra các cuộc nổi dậy và chống đối kể từ khi nước này giành độc lập từ Pháp năm 1960. Bản thân Tổng thống Bozize cũng lên nắm quyền lãnh đạo đất nước sau một cuộc đảo chính năm 2005./.
(TTXVN)