Trong nỗ lực nhằm giúp Cote d'Ivoire giải quyết hòa bình cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay, Thủ tướng Raila Odinga, đặc phái viên Liên minh châu Phi (AU), đến nước này lần thứ hai để thuyết phục các phe phái đối địch tại quốc gia Tây Phi này thương lượng.
Phát biểu với báo giới, ông Odinga khẳng định sự cần thiết của việc sử dụng giải pháp hòa bình để chấm dứt cuộc khủng hoảng tại Cote d'Ivoire và bày tỏ hy vọng sẽ đạt được kết quả này qua tiến trình thương lượng.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, ông vẫn nhấn mạnh rằng biện pháp quân sự là lựa chọn cuối cùng nếu Tổng thống mãn nhiệm Laurent Gbabo không chấp nhận từ chức một cách hòa bình.
Ông Odinga cũng kêu gọi tất cả những ai yêu chuộng hòa bình ở các nước châu Phi tham gia hỗ trợ để tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng này.
Ngày 16/1, ông Odinga đã thảo luận với Tổng thống Goodluck Jonathan, Chủ tịch luân phiên của AU, về tình hình CCote d'Ivoire và dự kiến đến nước này trong ngày 17 hoặc 18/1.
Trong chuyến công du Cote d'Ivoire trước đó, ông Odinga thuyết phục ông Gbabo từ chức, trao quyền lực cho ông Alassane Ouattara, ứng cử viên được quốc tế công nhận thắng cử trong cuộc bầu cử tổng thống, để đổi lại các lợi ích khác về an ninh. Tuy nhiên, ông Gbabo đã tuyên bố không chấp nhận các yêu cầu đòi ông từ bỏ quyền lực.
Những người ủng hộ ông Ouattara ngày 16/1 kêu gọi người dân tiến hành cuộc tổng đình công nhằm buộc ông Gbabo từ chức. Thông báo của liên minh ủng hộ ông Ouattara cáo buộc ông Gbabo đang tiếp tục đẩy đất nước vào tình thế nghiêm trọng và kêu gọi tất cả các tầng lớp nhân dân hưởng ứng cuộc đình công.
Trước đó, ngày 27/12, lực lượng ủng hộ ông Ouattara đã kêu gọi một cuộc tổng đình công song lời kêu gọi này không nhận được sự đồng thuận của đa số dân chúng.
Trong khi đó, Liên hợp quốc tiếp tục cáo buộc lực lượng ủng hộ ông Gbabo tăng cường các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Cote d'Ivoire.
Trước tình hình này, Liên hợp quốc dự định tăng thêm 2.000 quân cho phái bộ tại đây và Hội đồng Bảo an dự kiến bỏ phiếu về vấn đề này vào ngày 18/1./.
Phát biểu với báo giới, ông Odinga khẳng định sự cần thiết của việc sử dụng giải pháp hòa bình để chấm dứt cuộc khủng hoảng tại Cote d'Ivoire và bày tỏ hy vọng sẽ đạt được kết quả này qua tiến trình thương lượng.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, ông vẫn nhấn mạnh rằng biện pháp quân sự là lựa chọn cuối cùng nếu Tổng thống mãn nhiệm Laurent Gbabo không chấp nhận từ chức một cách hòa bình.
Ông Odinga cũng kêu gọi tất cả những ai yêu chuộng hòa bình ở các nước châu Phi tham gia hỗ trợ để tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng này.
Ngày 16/1, ông Odinga đã thảo luận với Tổng thống Goodluck Jonathan, Chủ tịch luân phiên của AU, về tình hình CCote d'Ivoire và dự kiến đến nước này trong ngày 17 hoặc 18/1.
Trong chuyến công du Cote d'Ivoire trước đó, ông Odinga thuyết phục ông Gbabo từ chức, trao quyền lực cho ông Alassane Ouattara, ứng cử viên được quốc tế công nhận thắng cử trong cuộc bầu cử tổng thống, để đổi lại các lợi ích khác về an ninh. Tuy nhiên, ông Gbabo đã tuyên bố không chấp nhận các yêu cầu đòi ông từ bỏ quyền lực.
Những người ủng hộ ông Ouattara ngày 16/1 kêu gọi người dân tiến hành cuộc tổng đình công nhằm buộc ông Gbabo từ chức. Thông báo của liên minh ủng hộ ông Ouattara cáo buộc ông Gbabo đang tiếp tục đẩy đất nước vào tình thế nghiêm trọng và kêu gọi tất cả các tầng lớp nhân dân hưởng ứng cuộc đình công.
Trước đó, ngày 27/12, lực lượng ủng hộ ông Ouattara đã kêu gọi một cuộc tổng đình công song lời kêu gọi này không nhận được sự đồng thuận của đa số dân chúng.
Trong khi đó, Liên hợp quốc tiếp tục cáo buộc lực lượng ủng hộ ông Gbabo tăng cường các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Cote d'Ivoire.
Trước tình hình này, Liên hợp quốc dự định tăng thêm 2.000 quân cho phái bộ tại đây và Hội đồng Bảo an dự kiến bỏ phiếu về vấn đề này vào ngày 18/1./.
(TTXVN/Vietnam+)