Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng ở Australia đang kêu gọi một cuộc “giải phẫu” toàn diện đối với vấn đề dán nhãn xuất xứ hàng hóa, cho rằng cách làm hiện nay khiến người tiêu dùng lúng túng, thậm chí mất phương hướng đối với các sản phẩm mà mình sử dụng.
Tại Australia, thực phẩm đóng gói đều phải ghi xuất xứ nguồn gốc. Tuy nhiên hiện không có quy định nào chỉ rõ cách ghi xuất xứ như thế nào. Vì vậy, khoai tây Bỉ, cam Mỹ... đều được ghi xuất xứ “Made in Australia.”
Theo các quy định liên bang hiện hành, thực phẩm có thể được dán nhãn “Made in Australia,” “Australia made,” “Manufactured in Australia,” “Grown in Australia,” “Australian owned” và “Product of Australia,” ngay cả khi thực phẩm đó được nhập từ nước khác.
Theo Ủy ban người tiêu dùng và cạnh tranh Australia, cụm từ “Product of...” còn chặt chẽ hơn nhiều so với các từ chung chung như “Made in...”
Quy định lỏng lẻo trong vấn đề này cũng dẫn tới thực trạng nhiều sản phẩm được xuất từ Trung Quốc sang New Zealand, sau khi được sơ chế, đóng gói lại được xuất sang Australia với mác “Made in New Zealand.”
Nhà chức trách Australia cũng phát hiện một bao bì rau quả đông lạnh bên ngoài có hình bờ biển Tây Bắc Australia, nhưng bên trong chứa tới 7 loại rau quả nhập từ nước ngoài. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là giá đồng đôla Australia cao khiến các nhà bán lẻ ở Xứ sở Chuột túi tăng cường nhập các sản phẩm từ nước ngoài.
Choice, một tổ chức bảo vệ người tiêu dùng đã đề nghị chính phủ liên bang xem xét đơn giản hóa việc ghi nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, giảm các mẫu xuất xứ xuống chỉ còn ba dạng: “Product of Australia,” “Manufactured in Australia” và “Packaged in Australia.”
Ba dạng này có thể giúp người tiêu dùng Australia biết chính xác mặt hàng nào là của Australia và mặt hàng nào nhập từ nước ngoài. Quy định buộc các công ty phải nêu rõ nơi trồng, nơi chế biến hoặc sản xuất của sản phẩm cũng đang được xem xét.
Đa số người Việt Nam tại Australia không lo ngại gì về vấn đề nguồn gốc xuất xứ hàng hóa do tin tưởng vào khâu kiểm định đầu vào chất lượng sản phẩm.
Bày tỏ về vấn đề này, chị Lê Thị Hợp tại Sydney cho biết: “Tôi thấy một số sản phẩm có mẫu mã, nguồn gốc xuất xứ không phù hợp, nhưng do kiểm định của Australia tốt, làm chặt chẽ, nên khi sử dụng tôi thấy chất lượng sản phẩm vẫn đảm bảo, không thấy có vấn đề gì.”
Hiện các siêu thị lớn ở Australia đang nỗ lực hỗ trợ người tiêu dùng biết được nguồn gốc các sản phẩm, kêu gọi thúc đẩy các sản phẩm địa phương và một cuộc cải cách hơn nữa về ghi xuất xứ hàng hóa, vì quyền lợi của người tiêu dùng và minh bạch trong thương mại./.
Tại Australia, thực phẩm đóng gói đều phải ghi xuất xứ nguồn gốc. Tuy nhiên hiện không có quy định nào chỉ rõ cách ghi xuất xứ như thế nào. Vì vậy, khoai tây Bỉ, cam Mỹ... đều được ghi xuất xứ “Made in Australia.”
Theo các quy định liên bang hiện hành, thực phẩm có thể được dán nhãn “Made in Australia,” “Australia made,” “Manufactured in Australia,” “Grown in Australia,” “Australian owned” và “Product of Australia,” ngay cả khi thực phẩm đó được nhập từ nước khác.
Theo Ủy ban người tiêu dùng và cạnh tranh Australia, cụm từ “Product of...” còn chặt chẽ hơn nhiều so với các từ chung chung như “Made in...”
Quy định lỏng lẻo trong vấn đề này cũng dẫn tới thực trạng nhiều sản phẩm được xuất từ Trung Quốc sang New Zealand, sau khi được sơ chế, đóng gói lại được xuất sang Australia với mác “Made in New Zealand.”
Nhà chức trách Australia cũng phát hiện một bao bì rau quả đông lạnh bên ngoài có hình bờ biển Tây Bắc Australia, nhưng bên trong chứa tới 7 loại rau quả nhập từ nước ngoài. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là giá đồng đôla Australia cao khiến các nhà bán lẻ ở Xứ sở Chuột túi tăng cường nhập các sản phẩm từ nước ngoài.
Choice, một tổ chức bảo vệ người tiêu dùng đã đề nghị chính phủ liên bang xem xét đơn giản hóa việc ghi nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, giảm các mẫu xuất xứ xuống chỉ còn ba dạng: “Product of Australia,” “Manufactured in Australia” và “Packaged in Australia.”
Ba dạng này có thể giúp người tiêu dùng Australia biết chính xác mặt hàng nào là của Australia và mặt hàng nào nhập từ nước ngoài. Quy định buộc các công ty phải nêu rõ nơi trồng, nơi chế biến hoặc sản xuất của sản phẩm cũng đang được xem xét.
Đa số người Việt Nam tại Australia không lo ngại gì về vấn đề nguồn gốc xuất xứ hàng hóa do tin tưởng vào khâu kiểm định đầu vào chất lượng sản phẩm.
Bày tỏ về vấn đề này, chị Lê Thị Hợp tại Sydney cho biết: “Tôi thấy một số sản phẩm có mẫu mã, nguồn gốc xuất xứ không phù hợp, nhưng do kiểm định của Australia tốt, làm chặt chẽ, nên khi sử dụng tôi thấy chất lượng sản phẩm vẫn đảm bảo, không thấy có vấn đề gì.”
Hiện các siêu thị lớn ở Australia đang nỗ lực hỗ trợ người tiêu dùng biết được nguồn gốc các sản phẩm, kêu gọi thúc đẩy các sản phẩm địa phương và một cuộc cải cách hơn nữa về ghi xuất xứ hàng hóa, vì quyền lợi của người tiêu dùng và minh bạch trong thương mại./.
Đỗ Vân/Sydney (Vietnam+)