Ngày 1/11, Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Tổ chức Fred Hollos Foundation (FHF) của Australia đã tổ chức hội nghị triển khai dự án “Phòng chống mù lòa cho trẻ em khu vực thành thị tại Thành phố Hồ Chí Minh.”
Dự án nhằm giảm thiểu tỷ lệ mù lòa có khả năng phòng tránh được và các tổn thương thị lực ở trẻ em. Tổng giá trị dự án khoảng 3,8 tỷ đồng, trong đó tổ chức FHF tài trợ 3,2 tỷ đồng.
Dự án được thực hiện từ nay cho đến 12/2011 với các hoạt động như lập phòng khúc xạ đủ tiêu chuẩn tại một số bệnh viện quận, huyện như Bệnh viện quận 8, 9, 12, Hóc Môn, Bình Tân, Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi... để cung ứng dịch vụ khúc xạ chất lượng cao tại tuyến quận, huyện; đào tạo, nâng cao chất lượng khám và điều trị cho cán bộ nhãn khoa; hỗ trợ chăm sóc mắt học đường.
Thạc sỹ, bác sỹ Trần Thị Phương Thu, Giám đốc Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, dự án sẽ giúp cải thiện và nâng cao năng lực của cán bộ nhãn khoa tại tuyến quận, huyện và trường học, giúp thực hiện tốt hơn công tác khám và điều chỉnh các tật khúc xạ ở trẻ em.
Đặc biệt, học sinh và người dân nghèo ở các quận, huyện sẽ được tiếp cận dịch vụ khám tật khúc xạ, các bệnh về mắt, được cấp kính và cung cấp các dịch vụ điều trị khác.
Dự án cũng mong muốn sẽ góp phần nâng cao nhận thức và kiến thức chăm sóc mắt cho trẻ em tại cộng đồng, cải thiện công tác phòng chống mù lòa cho trẻ em.
Theo số liệu của Viện khoa học và Giáo dục Việt Nam, tỷ lệ người mắc các tật khúc xạ ở Việt Nam ngày càng tăng cao, đặc biệt ở trẻ em trong độ tuổi đến trường, tỷ lệ tật khúc xạ ở học sinh cấp 1 là 18,6%, cấp 2 là 23,4 % và cấp 3 là 32,6%./.
Dự án nhằm giảm thiểu tỷ lệ mù lòa có khả năng phòng tránh được và các tổn thương thị lực ở trẻ em. Tổng giá trị dự án khoảng 3,8 tỷ đồng, trong đó tổ chức FHF tài trợ 3,2 tỷ đồng.
Dự án được thực hiện từ nay cho đến 12/2011 với các hoạt động như lập phòng khúc xạ đủ tiêu chuẩn tại một số bệnh viện quận, huyện như Bệnh viện quận 8, 9, 12, Hóc Môn, Bình Tân, Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi... để cung ứng dịch vụ khúc xạ chất lượng cao tại tuyến quận, huyện; đào tạo, nâng cao chất lượng khám và điều trị cho cán bộ nhãn khoa; hỗ trợ chăm sóc mắt học đường.
Thạc sỹ, bác sỹ Trần Thị Phương Thu, Giám đốc Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, dự án sẽ giúp cải thiện và nâng cao năng lực của cán bộ nhãn khoa tại tuyến quận, huyện và trường học, giúp thực hiện tốt hơn công tác khám và điều chỉnh các tật khúc xạ ở trẻ em.
Đặc biệt, học sinh và người dân nghèo ở các quận, huyện sẽ được tiếp cận dịch vụ khám tật khúc xạ, các bệnh về mắt, được cấp kính và cung cấp các dịch vụ điều trị khác.
Dự án cũng mong muốn sẽ góp phần nâng cao nhận thức và kiến thức chăm sóc mắt cho trẻ em tại cộng đồng, cải thiện công tác phòng chống mù lòa cho trẻ em.
Theo số liệu của Viện khoa học và Giáo dục Việt Nam, tỷ lệ người mắc các tật khúc xạ ở Việt Nam ngày càng tăng cao, đặc biệt ở trẻ em trong độ tuổi đến trường, tỷ lệ tật khúc xạ ở học sinh cấp 1 là 18,6%, cấp 2 là 23,4 % và cấp 3 là 32,6%./.
Mai Phương (TTXVN/Vietnam+)