Theo một cuộc khảo sát công bố ngày 28/2 do công ty tư vấn Surbiton Associates (có trụ sở ở Melbourne), trong năm 2010, sản lượng vàng của Australia tăng khoảng 38 tấn (17%), lên 266 tấn (8,5 triệu ounce).
Đây là mức hàng năm cao nhất của Australia kể từ năm 2003, với giá trị tương đương 11,76 tỷ AUD, đồng thời giúp quốc gia này củng cố vị nước sản xuất vàng lớn thứ hai thế giới, sau Trung Quốc.
Theo Surbiton, bất chấp tình trạng thời tiết xấu, trong quý 4/2010, sản xuất vàng của Australia vẫn được duy trì, với sản lượng 70 tấn, tăng 2 tấn (3%) so với quý trước và 7 tấn (12%) so với cùng kỳ năm 2009.
Trong các mỏ vàng tại Australia, mỏ vàng Boddington, nằm ở phía Đông Nam thành phố Perth, có sản lượng khai thác lớn nhất nước này trong ba tháng cuối năm 2010.
Giám đốc Surbiton, Sandra Close, khẳng định "xứ sở chuột túi" vẫn cần tiếp tục công tác thăm dò khai thác vàng để củng cố vị trí của mình.
Cuộc khảo sát trên còn cho biết năm ngoái, sản lượng vàng của Mỹ ở mức 240 triệu tấn. Trong khi đó, sản lượng vàng của Nam Phi, quốc gia từng đứng đầu trong lĩnh vực này, chỉ đạt khoảng 200 tấn. Năm 1970, Nam Phi sản xuất hơn 1.000 tấn vàng./.
Đây là mức hàng năm cao nhất của Australia kể từ năm 2003, với giá trị tương đương 11,76 tỷ AUD, đồng thời giúp quốc gia này củng cố vị nước sản xuất vàng lớn thứ hai thế giới, sau Trung Quốc.
Theo Surbiton, bất chấp tình trạng thời tiết xấu, trong quý 4/2010, sản xuất vàng của Australia vẫn được duy trì, với sản lượng 70 tấn, tăng 2 tấn (3%) so với quý trước và 7 tấn (12%) so với cùng kỳ năm 2009.
Trong các mỏ vàng tại Australia, mỏ vàng Boddington, nằm ở phía Đông Nam thành phố Perth, có sản lượng khai thác lớn nhất nước này trong ba tháng cuối năm 2010.
Giám đốc Surbiton, Sandra Close, khẳng định "xứ sở chuột túi" vẫn cần tiếp tục công tác thăm dò khai thác vàng để củng cố vị trí của mình.
Cuộc khảo sát trên còn cho biết năm ngoái, sản lượng vàng của Mỹ ở mức 240 triệu tấn. Trong khi đó, sản lượng vàng của Nam Phi, quốc gia từng đứng đầu trong lĩnh vực này, chỉ đạt khoảng 200 tấn. Năm 1970, Nam Phi sản xuất hơn 1.000 tấn vàng./.
Ngọc Quang (TTXVN/Vietnam+)