Viện khoa học hàng đầu của Australia CSIRO ngày 23/2 cho biết đã phát triển một loại thuốc mới trong hệ thống phòng thí nghiệm, nhằm ngăn chặn sự lây lan của các chủng virus cúm khác nhau, bao gồm các chủng virus kháng thuốc.
Thành công trên chính là kết quả nghiên cứu miệt mài và sự hợp tác nhiệt tình của các nhà khoa học quốc tế đến từ Viện CSIRO, trường Đại học Columbia Anh và trường Đại học Bath.
Tiến sỹ Jenny McKimm-Breschkin, một nhà khoa học thuộc CSIRO đã phát triển thuốc chống cúm đầu tiên có tên Relenza.
Bà cho biết bằng việc hiểu biết chính xác cơ chế kháng thuốc của virus cúm, các nhà sản xuất dược phẩm sẽ tìm ra được những loại thuốc đặc trị có hiệu quả cao trong phòng và điều trị bệnh.
Thuốc điều trị cúm mới rất hiệu quả trong việc chống lại các chủng virut kháng thuốc hiện tại và hứa hẹn sẽ là thuốc đặc trị cho các chủng virút kháng thuốc trong tương lai.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cúm gia cầm đã cướp đi sinh mạng của khoảng 500.000 người mỗi năm, trong đó có tới 2.500 trường hợp tử vong xảy ra tại Australia.
Trong bối cảnh, hàng triệu gia cầm hiện tại đang lây nhiễm cúm trên toàn cầu, giới chức y tế lo ngại nguy cơ dịch bệnh này bùng phát và lây lan sang người gây nên đợt dịch mới.
Mặc dù loại thuốc mới được hy vọng sẽ tạo hiệu quả cao trong việc chống lại các chủng virus cúm trong tương lai, các nhà khoa học cho biết sẽ mất ít nhất bảy năm trước loại thuốc này được công khai xuất hiện trên thị trường, một khoảng thời gian khá dài./.
Thành công trên chính là kết quả nghiên cứu miệt mài và sự hợp tác nhiệt tình của các nhà khoa học quốc tế đến từ Viện CSIRO, trường Đại học Columbia Anh và trường Đại học Bath.
Tiến sỹ Jenny McKimm-Breschkin, một nhà khoa học thuộc CSIRO đã phát triển thuốc chống cúm đầu tiên có tên Relenza.
Bà cho biết bằng việc hiểu biết chính xác cơ chế kháng thuốc của virus cúm, các nhà sản xuất dược phẩm sẽ tìm ra được những loại thuốc đặc trị có hiệu quả cao trong phòng và điều trị bệnh.
Thuốc điều trị cúm mới rất hiệu quả trong việc chống lại các chủng virut kháng thuốc hiện tại và hứa hẹn sẽ là thuốc đặc trị cho các chủng virút kháng thuốc trong tương lai.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cúm gia cầm đã cướp đi sinh mạng của khoảng 500.000 người mỗi năm, trong đó có tới 2.500 trường hợp tử vong xảy ra tại Australia.
Trong bối cảnh, hàng triệu gia cầm hiện tại đang lây nhiễm cúm trên toàn cầu, giới chức y tế lo ngại nguy cơ dịch bệnh này bùng phát và lây lan sang người gây nên đợt dịch mới.
Mặc dù loại thuốc mới được hy vọng sẽ tạo hiệu quả cao trong việc chống lại các chủng virus cúm trong tương lai, các nhà khoa học cho biết sẽ mất ít nhất bảy năm trước loại thuốc này được công khai xuất hiện trên thị trường, một khoảng thời gian khá dài./.
Thạch Thảo (Vietnam+)