Thủ tướng Australia Julia Gillard ngày 15/10 cho biết sẽ hội đàm với giới chức lãnh đạo ấn Độ về việc xuất khẩu urani cho New Delhi, vì mục đích dân sự. Bà Gillard hiện đang ở ấn Độ trong chuyến thăm chính thức từ ngày 15-17/10.
Phát biểu sau khi tới thủ đô New Delhi, Thủ tướng Australia cho biết sẽ thảo luận với các quan chức ấn Độ về việc cân nhắc xóa bỏ lệnh cấm xuất khẩu urani cho nước này trong thời gian tới, do đây là một rào cản trong mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Australia và ấn Độ, một trong những nền kinh tế hàng đầu châu á hiện nay.
Theo bà Gillard, bất cứ thỏa thuận nào đạt được giữa hai bên đều được đảm bảo rằng nguồn nguyên liệu hạt nhân urani được sử dụng vào mục đích hòa bình, an toàn và được đặt dưới sự giám sát của Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).
Việc xuất khẩu urani cho ấn Độ sẽ giúp các công ty khai thác mỏ của Australia như BHP Billiton Ltd. và Rio Tinto Group tăng thu nhập và tăng sản lượng. Trong khi đó, đối với ấn Độ, việc xây dựng các nhà máy hạt nhân là giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu điện vốn kìm hãm đà tăng trưởng kinh tế của nước này.
Là một trong những nền kinh tế lớn tại khu vực châu á với dân số ngày càng tăng, Chính phủ ấn Độ đã có kế hoạch chi khoảng 175 tỷ USD trong hai thập niên tới để giải quyết tình trạng thiếu điện gây ảnh hưởng đến kinh tế. New Delhi đặt mục tiêu đến năm 2030, điện hạt nhân sẽ chiếm 8% tổng sản lượng điện của ấn Độ so với tỷ lệ 2,3% hiện nay.
Australia, nhà cung cấp urani lớn thứ ba thế giới, đã xuất khẩu nhiên liệu hạt nhân sang Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) và Mỹ song vẫn chưa bán urani cho ấn Độ với lý do nước này chưa ký Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, ấn Độ đã ký các hiệp định hạt nhân dân sự với một số nước, trong đó có Mỹ, Pháp và Nga, sau khi nhóm các nước cung cấp hạt nhân gồm 46 thành viên bãi bỏ lệnh cấm cung cấp urani cho ấn Độ vào tháng 9/2008. Chính phủ của bà Gillard dự kiến sẽ thương lượng một thỏa thuận xuất khẩu urani cho ấn Độ, song có thể phải mất vài năm để đạt được thỏa thuận này.
Ấn Độ là thị trường xuất khẩu lớn thứ tư của Australia với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2011 đạt 21 tỷ USD. Năm 2009, hai nước đã nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên thành "đối tác chiến lược" với mục tiêu mở rộng hợp tác sang cả lĩnh vực an ninh./.
Phát biểu sau khi tới thủ đô New Delhi, Thủ tướng Australia cho biết sẽ thảo luận với các quan chức ấn Độ về việc cân nhắc xóa bỏ lệnh cấm xuất khẩu urani cho nước này trong thời gian tới, do đây là một rào cản trong mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Australia và ấn Độ, một trong những nền kinh tế hàng đầu châu á hiện nay.
Theo bà Gillard, bất cứ thỏa thuận nào đạt được giữa hai bên đều được đảm bảo rằng nguồn nguyên liệu hạt nhân urani được sử dụng vào mục đích hòa bình, an toàn và được đặt dưới sự giám sát của Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).
Việc xuất khẩu urani cho ấn Độ sẽ giúp các công ty khai thác mỏ của Australia như BHP Billiton Ltd. và Rio Tinto Group tăng thu nhập và tăng sản lượng. Trong khi đó, đối với ấn Độ, việc xây dựng các nhà máy hạt nhân là giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu điện vốn kìm hãm đà tăng trưởng kinh tế của nước này.
Là một trong những nền kinh tế lớn tại khu vực châu á với dân số ngày càng tăng, Chính phủ ấn Độ đã có kế hoạch chi khoảng 175 tỷ USD trong hai thập niên tới để giải quyết tình trạng thiếu điện gây ảnh hưởng đến kinh tế. New Delhi đặt mục tiêu đến năm 2030, điện hạt nhân sẽ chiếm 8% tổng sản lượng điện của ấn Độ so với tỷ lệ 2,3% hiện nay.
Australia, nhà cung cấp urani lớn thứ ba thế giới, đã xuất khẩu nhiên liệu hạt nhân sang Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) và Mỹ song vẫn chưa bán urani cho ấn Độ với lý do nước này chưa ký Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, ấn Độ đã ký các hiệp định hạt nhân dân sự với một số nước, trong đó có Mỹ, Pháp và Nga, sau khi nhóm các nước cung cấp hạt nhân gồm 46 thành viên bãi bỏ lệnh cấm cung cấp urani cho ấn Độ vào tháng 9/2008. Chính phủ của bà Gillard dự kiến sẽ thương lượng một thỏa thuận xuất khẩu urani cho ấn Độ, song có thể phải mất vài năm để đạt được thỏa thuận này.
Ấn Độ là thị trường xuất khẩu lớn thứ tư của Australia với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2011 đạt 21 tỷ USD. Năm 2009, hai nước đã nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên thành "đối tác chiến lược" với mục tiêu mở rộng hợp tác sang cả lĩnh vực an ninh./.
(TTXVN)