Bà Rịa-Vũng Tàu với bờ biển dài 305km, diện tích vùng thềm lục địa 100.000km và có tuyến biên giới biển, đảo gồm 36 xã, phường, thị trấn thuộc 5 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố... có đủ đầy yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để phát triển mạnh mẽ các lĩnh vực liên quan đến khai thác và dịch vụ dầu khí, giao thông thủy, hệ thống cảng đa năng công suất lớn gắn với các khu công nghiệp hiện đại.
Nơi đây còn là “điểm hẹn” lý tưởng về du lịch biển của du khách trong và ngoài nước.
Ông Phạm Văn Nghiệp, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Bà Rịa-Vũng Tàu khẳng định tỉnh đã xây dựng được một nền kinh tế biển mạnh và đa dạng với nhiều ngành nghề như dầu khí, các khu công nghiệp ven biển, dịch vụ du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Riêng các dịch vụ liên quan đến hệ thống cảng biển có tác động tương hỗ với sự phát triển kinh tế ở địa phương.
Về dầu khí, Bà Rịa-Vũng Tàu là nơi có tiềm năng lớn của đất nước với các mỏ dầu thuộc bồn trũng Cửu Long, Nam Côn Sơn ở thềm lục địa. Sản lượng khai thác dầu thô khoảng 20 triệu tấn/năm, đạt giá trị xuất khẩu hơn 4 tỷ USD. Các dịch vụ dầu khí phát triển mạnh và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong doanh thu các ngành dịch vụ như vận tải dầu thô, bốc xếp, kho bãi, cung cấp hàng hóa, thiết bị, cung cấp các loại hóa chất, bảo hiểm... là những ngành dịch vụ có tốc độ phát triển rất cao, bình quân khoảng 28,5%/năm.
Những khu công nghiệp ven biển tiêu biểu là khu công nghiệp Đông Xuyên đã hoàn thành hệ thống kết cấu hạ tầng, đến nay đã lấp đầy 100% diện tích; Khu công nghiệp Phú Mỹ I đầu tư được 60% khối lượng và đã lấp đầy 95% diện tích.
Trong 5 năm qua, các khu công nghiệp trên địa bàn thu hút gần 21.000 lao động, nâng tổng số lao động làm việc tại khu vực này lên tới 31.150 người, trong đó lao động địa phương có 11.200 người, chiếm 36%. Trong giai đoạn vừa qua, tỉnh đã phê duyệt quy hoạch phát triển 30 cụm công nghiệp, đến nay đã có 6 cụm được thành lập và đang đầu tư hạ tầng để phát triển, khai thác; các cụm còn lại đều đã giao cho các chủ đầu tư và đang triển khai các thủ tục đầu tư.
Tận dụng lợi thế có bờ biển dài với nhiều bãi biển đẹp và nắng ấm quanh năm, Bà Rịa-Vũng Tàu đã và đang phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, giải trí cuối tuần, du lịch hội nghị, sinh thái, văn hóa, thể thao, vui chơi; đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản phẩm du lịch mới như lặn biển, đua thuyền, lướt ván... đáp ứng nhu cầu du lịch mạo hiểm của du khách.
Mặt khác, tỉnh cũng chú trọng đầu tư, tôn tạo các di tích lịch sử, các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống, nên đã hình thành được nhiều cụm du lịch tại Vũng Tàu, Long Hải, Phước Hải, Bình Châu, Hồ Cốc-Hồ Chàm và Côn Đảo, thu hút hàng trăm dự án mới, trong đó nhiều dự án có vốn đầu tư từ vài trăm triệu đến vài tỷ USD. Nhờ đó, hàng năm bình quân có 6 triệu lượt du khách đến với Bà Rịa - Vũng Tàu, trong đó có khoảng 260.000 lượt khách quốc tế.
Bà Rịa-Vũng Tàu hiện đứng thứ 2 về sản lượng khai thác hải sản trong số 28 tỉnh, thành phố có biển của nước ta. Ngành khai thác hải sản của địa phương đang có sự dịch chuyển mạnh sang đánh bắt xa bờ; công tác bảo vệ các nguồn lợi hải sản được tăng cường nên đã ngăn chặn và hạn chế tối đa hình thức đánh bắt theo lối hủy diệt hệ sinh thái. Đồng thời, tỉnh cũng phát triển gần 8.000 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, sản lượng đạt bình quân 20.000 tấn/năm và có 172 doanh nghiệp chế biến thủy hải sản, 20 doanh nghiệp được cấp chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường EU với tổng giá trị xuất khẩu đạt 200 triệu USD/năm.
Nhờ định hướng đúng và nhạy bén trong quy hoạch phát triển cảng nước sâu, đến nay Bà Rịa-Vũng Tàu xây dựng và đưa vào khai thác 21/52 cảng công suất 45 triệu tấn/năm, có 9 cảng đang xây dựng và 22 cảng chuẩn bị đầu tư. Đặc biệt, việc phát triển các cảng nước sâu tại Thị Vải-Cái Mép có thể tiếp nhận được các tàu trọng tải lớn 50.000-80.000DWT, không những tạo lợi thế cho địa phương và khu vực phía Nam, mà còn có tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế của cả nước. Ngoài ra, sự hình thành các khu cảng tổng hợp, container tại đây còn có tác dụng giảm thiểu ách tắc giao thông đô thị và ô nhiễm môi trường tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tuy vậy, tình trạng suy thoái môi trường, suy giảm đa dạng sinh học và quá trình sạt lở, bồi tụ, nhiễm mặn đã và đang xảy ra tại một số khu vực ven biển Bà Rịa-Vũng Tàu do quá trình khai thác kinh tế biển, đảo gây ra. Do đó, việc tiếp cận cách quản lý tổng hợp vùng bờ do Tổ chức quản lý môi trường biển Đông Á (PEMSEA), Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đề ra, đang là nền tảng quan trọng để tỉnh triển khai thực hiện sâu rộng nhằm phát triển bền vững kinh tế biển trên địa bàn./.
Nơi đây còn là “điểm hẹn” lý tưởng về du lịch biển của du khách trong và ngoài nước.
Ông Phạm Văn Nghiệp, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Bà Rịa-Vũng Tàu khẳng định tỉnh đã xây dựng được một nền kinh tế biển mạnh và đa dạng với nhiều ngành nghề như dầu khí, các khu công nghiệp ven biển, dịch vụ du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Riêng các dịch vụ liên quan đến hệ thống cảng biển có tác động tương hỗ với sự phát triển kinh tế ở địa phương.
Về dầu khí, Bà Rịa-Vũng Tàu là nơi có tiềm năng lớn của đất nước với các mỏ dầu thuộc bồn trũng Cửu Long, Nam Côn Sơn ở thềm lục địa. Sản lượng khai thác dầu thô khoảng 20 triệu tấn/năm, đạt giá trị xuất khẩu hơn 4 tỷ USD. Các dịch vụ dầu khí phát triển mạnh và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong doanh thu các ngành dịch vụ như vận tải dầu thô, bốc xếp, kho bãi, cung cấp hàng hóa, thiết bị, cung cấp các loại hóa chất, bảo hiểm... là những ngành dịch vụ có tốc độ phát triển rất cao, bình quân khoảng 28,5%/năm.
Những khu công nghiệp ven biển tiêu biểu là khu công nghiệp Đông Xuyên đã hoàn thành hệ thống kết cấu hạ tầng, đến nay đã lấp đầy 100% diện tích; Khu công nghiệp Phú Mỹ I đầu tư được 60% khối lượng và đã lấp đầy 95% diện tích.
Trong 5 năm qua, các khu công nghiệp trên địa bàn thu hút gần 21.000 lao động, nâng tổng số lao động làm việc tại khu vực này lên tới 31.150 người, trong đó lao động địa phương có 11.200 người, chiếm 36%. Trong giai đoạn vừa qua, tỉnh đã phê duyệt quy hoạch phát triển 30 cụm công nghiệp, đến nay đã có 6 cụm được thành lập và đang đầu tư hạ tầng để phát triển, khai thác; các cụm còn lại đều đã giao cho các chủ đầu tư và đang triển khai các thủ tục đầu tư.
Tận dụng lợi thế có bờ biển dài với nhiều bãi biển đẹp và nắng ấm quanh năm, Bà Rịa-Vũng Tàu đã và đang phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, giải trí cuối tuần, du lịch hội nghị, sinh thái, văn hóa, thể thao, vui chơi; đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản phẩm du lịch mới như lặn biển, đua thuyền, lướt ván... đáp ứng nhu cầu du lịch mạo hiểm của du khách.
Mặt khác, tỉnh cũng chú trọng đầu tư, tôn tạo các di tích lịch sử, các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống, nên đã hình thành được nhiều cụm du lịch tại Vũng Tàu, Long Hải, Phước Hải, Bình Châu, Hồ Cốc-Hồ Chàm và Côn Đảo, thu hút hàng trăm dự án mới, trong đó nhiều dự án có vốn đầu tư từ vài trăm triệu đến vài tỷ USD. Nhờ đó, hàng năm bình quân có 6 triệu lượt du khách đến với Bà Rịa - Vũng Tàu, trong đó có khoảng 260.000 lượt khách quốc tế.
Bà Rịa-Vũng Tàu hiện đứng thứ 2 về sản lượng khai thác hải sản trong số 28 tỉnh, thành phố có biển của nước ta. Ngành khai thác hải sản của địa phương đang có sự dịch chuyển mạnh sang đánh bắt xa bờ; công tác bảo vệ các nguồn lợi hải sản được tăng cường nên đã ngăn chặn và hạn chế tối đa hình thức đánh bắt theo lối hủy diệt hệ sinh thái. Đồng thời, tỉnh cũng phát triển gần 8.000 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, sản lượng đạt bình quân 20.000 tấn/năm và có 172 doanh nghiệp chế biến thủy hải sản, 20 doanh nghiệp được cấp chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường EU với tổng giá trị xuất khẩu đạt 200 triệu USD/năm.
Nhờ định hướng đúng và nhạy bén trong quy hoạch phát triển cảng nước sâu, đến nay Bà Rịa-Vũng Tàu xây dựng và đưa vào khai thác 21/52 cảng công suất 45 triệu tấn/năm, có 9 cảng đang xây dựng và 22 cảng chuẩn bị đầu tư. Đặc biệt, việc phát triển các cảng nước sâu tại Thị Vải-Cái Mép có thể tiếp nhận được các tàu trọng tải lớn 50.000-80.000DWT, không những tạo lợi thế cho địa phương và khu vực phía Nam, mà còn có tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế của cả nước. Ngoài ra, sự hình thành các khu cảng tổng hợp, container tại đây còn có tác dụng giảm thiểu ách tắc giao thông đô thị và ô nhiễm môi trường tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tuy vậy, tình trạng suy thoái môi trường, suy giảm đa dạng sinh học và quá trình sạt lở, bồi tụ, nhiễm mặn đã và đang xảy ra tại một số khu vực ven biển Bà Rịa-Vũng Tàu do quá trình khai thác kinh tế biển, đảo gây ra. Do đó, việc tiếp cận cách quản lý tổng hợp vùng bờ do Tổ chức quản lý môi trường biển Đông Á (PEMSEA), Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đề ra, đang là nền tảng quan trọng để tỉnh triển khai thực hiện sâu rộng nhằm phát triển bền vững kinh tế biển trên địa bàn./.
Văn Hào (TTXVN/Vietnam+)