Ngày 21/4, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Pascal Lamy cảnh báo thế giới cần tăng cường chứ không thể làm suy yếu hệ thống WTO, một trong những nhân tố hiệu quả nhất của quản trị toàn cầu trong khủng hoảng kinh tế và tài chính thế giới.
Ông Lamy nhấn mạnh 3 vấn đề chủ chốt cần thúc đẩy để tăng cường hệ thống WTO. Một là hệ thống WTO đang đứng trước nguy cơ không thể kết thúc Vòng đàm phán Doha về tự do thương mại như hy vọng vào cuối năm nay.
Theo ông, đã đến lúc chính phủ các nước phát triển cũng như đang phát triển phải tính đến hậu quả của việc WTO suy yếu vì chính hệ thống này đã giúp ngăn chặn chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trỗi dậy trong khủng hoảng kinh tế toàn cầu mới đây.
Hậu quả của sự thất bại của Vòng đàm phán Doha sẽ làm phương hại rất lớn đến các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước chậm phát triển nhất (LDC).
Hai là trong bối cảnh Hội nghị các nước LDC sắp khai mạc ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, thất bại của Vòng đàm phán Doha sẽ bỏ lỡ cơ hội hiếm có để cộng đồng quốc tế khẳng định cam kết giúp các nước LDC đạt được các mục tiêu phát triển, đảm bảo phục hồi và tăng trưởng kinh tế bền vững hơn, góp phần vào thịnh vượng kinh tế của những nước này.
Ba là vòng duyệt xét toàn cầu về viện trợ thúc đẩy buôn bán tại Geneva diễn ra từ ngày 18-19/7 tới là cơ hội để đánh giá tổng quan tiến triển trong mục tiêu tăng năng lực sản xuất của các nước đang phát triển.
Vòng duyệt xét này sẽ cho thấy hiệu quả của viện trợ thúc đẩy buôn bán ở mỗi nước đang phát triển, theo hướng hỗ trợ mở cửa chứ không phải đóng cửa các thị trường.
Tổng Giám đốc WTO khẳng định làm suy yếu hệ thống WTO không phục vụ mục tiêu chính trị cũng như kinh tế nào mà sẽ gây khó khăn hơn cho việc khởi động các cuộc thương lượng mới về buôn bán toàn cầu trong tương lai./.
Ông Lamy nhấn mạnh 3 vấn đề chủ chốt cần thúc đẩy để tăng cường hệ thống WTO. Một là hệ thống WTO đang đứng trước nguy cơ không thể kết thúc Vòng đàm phán Doha về tự do thương mại như hy vọng vào cuối năm nay.
Theo ông, đã đến lúc chính phủ các nước phát triển cũng như đang phát triển phải tính đến hậu quả của việc WTO suy yếu vì chính hệ thống này đã giúp ngăn chặn chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trỗi dậy trong khủng hoảng kinh tế toàn cầu mới đây.
Hậu quả của sự thất bại của Vòng đàm phán Doha sẽ làm phương hại rất lớn đến các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước chậm phát triển nhất (LDC).
Hai là trong bối cảnh Hội nghị các nước LDC sắp khai mạc ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, thất bại của Vòng đàm phán Doha sẽ bỏ lỡ cơ hội hiếm có để cộng đồng quốc tế khẳng định cam kết giúp các nước LDC đạt được các mục tiêu phát triển, đảm bảo phục hồi và tăng trưởng kinh tế bền vững hơn, góp phần vào thịnh vượng kinh tế của những nước này.
Ba là vòng duyệt xét toàn cầu về viện trợ thúc đẩy buôn bán tại Geneva diễn ra từ ngày 18-19/7 tới là cơ hội để đánh giá tổng quan tiến triển trong mục tiêu tăng năng lực sản xuất của các nước đang phát triển.
Vòng duyệt xét này sẽ cho thấy hiệu quả của viện trợ thúc đẩy buôn bán ở mỗi nước đang phát triển, theo hướng hỗ trợ mở cửa chứ không phải đóng cửa các thị trường.
Tổng Giám đốc WTO khẳng định làm suy yếu hệ thống WTO không phục vụ mục tiêu chính trị cũng như kinh tế nào mà sẽ gây khó khăn hơn cho việc khởi động các cuộc thương lượng mới về buôn bán toàn cầu trong tương lai./.
(TTXVN/Vietnam+)