Để Bắc Kạn giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo và phát triển nhanh, bền vững, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ thế mạnh tiềm năng của tỉnh là có diện tích rừng tự nhiên vào loại lớn nhất trong các tỉnh vùng Đông Bắc. Do vậy, Bắc Kạn cần tập trung rà soát lại quy hoạch để phát triển nghề rừng, đồng thời khảo sát tài nguyên, khoáng sản, đánh giá trữ lượng để từ đó rà soát, xây dựng quy hoạch, khai thác khoáng sản phù hợp.
Ngày 20/6, làm việc với lãnh đạo chủ chốt tại tỉnh Bắc Kạn về tình hình kinh tế-xã hội và công tác chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp của tỉnh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương và đánh giá cao nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn kể từ khi tái lập tỉnh đến nay đã đạt được kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực.
Là tỉnh miền núi có địa hình phức tạp, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 80%, hạ tầng khó khăn nhưng Bắc Kạn liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực (nông-lâm nghiệp tăng 7,78%, công nghiệp-xây dựng tăng 8,9%, dịch vụ tăng 16,5%) gắn liền là đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng được triển khai đồng bộ, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh... là kết quả đáng trân trọng.
Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng Bắc Kạn còn là một tỉnh nghèo, điểm xuất phát thấp, quy mô kinh tế nhỏ, tỷ lệ hộ nghèo vẫn ở mức cao (1/4 dân số), GDP bình quân đầu người chỉ bằng 1/3 so với cả nước, cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, nhất là giao thông, thủy lợi, hệ thống trụ sở làm việc. Nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh mới chỉ đáp ứng được khoảng 10% tổng chi ngân sách. Tỷ lệ dạy nghề còn rất thấp, mới được 9%... Đây chính là những vấn đề Bắc Kạn cần đặc biệt lưu ý để có kế hoạch phát triển hợp lý trong giai đoạn tới.
Bên cạnh đó, Thủ tướng đề nghị song song với việc tổ chức tốt Đại hội Đảng các cấp năm 2010, Bắc Kạn phải phấn đấu quyết liệt để đạt và vượt các mục tiêu đề ra, trong đó phấn đấu tăng trưởng GDP phải đạt trên 13%, tỷ lệ hộ nghèo giảm 5%/năm, giải ngân có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển...
Việc chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp phải đưa ra các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội cụ thể để phấn đấu đạt bằng được. Chẳng hạn, tong nhiệm kỳ tới, Bắc Kạn phải hoàn thành bệnh viện 500 gường, tỷ lệ hộ nghèo giảm dưới 10%, trồng bao nhiêu nghìn ha rừng...
Trước tình trạng giải ngân vốn đầu tư của tỉnh còn thấp, Thủ tướng lưu ý Bắc Kạn rà soát lại các dự án để tập trung chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Thủ tướng chỉ đạo Bắc Kạn cần đưa nhanh khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi, nhất là những giống cây con có năng suất cao như lúa, ngô và chăn nuôi bò, lợn, gà, đồng thời đưa giống cây lâm nghiệp vào trồng mới 60.000ha rừng gắn với xây dựng nhà máy chế biến gỗ. Tập trung xây dựng mô hình kinh tế hộ gia đình, từ đó có các chính sách hỗ trợ về tín dụng, đào tạo... để thoát nghèo và làm giàu trên diện tích đất được nhà nước giao khoán.
Thủ tướng cũng chỉ đạo tỉnh cần tập trung chỉ đạo quyết liệt triển khai có hiệu quả các dự án hạ tầng về giao thông, giáo dục, y tế và làm tốt công tác cải cách hành chính nhằm thu hút đầu tư.
Thủ tướng và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương khẳng định sẽ hỗ trợ tối đa với Đảng bộ, chính quyền tỉnh để giúp đồng bào các dân tộc Bắc Kạn thoát nghèo nhanh, bền vững, phát triển nông lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trên cơ sở phát huy mạnh mẽ tiềm năng, lợi thế của địa phương. Theo đó, Trung ương sẽ hỗ trợ vốn đầu tư cho khu công nghiệp Thanh Bình, đầu tư xây dựng trường trung cấp y tế, quy hoạch phát triển khu du lịch Hồ Ba Bể và một số dự án hạ tầng...
Bắc Kạn là một trong những tỉnh khó khăn nhất cả nước, sau 13 năm tái lập tỉnh, nhất là những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của Bắc Kạn chuyển dịch theo hướng tích cực; GDP trên địa bàn liên tục tăng cao, hơn 11%.
Nhìn chung lương thực cho đồng bào các dân tộc được đảm bảo, với mức bình quân đầu người đạt trên 522 kg/người/năm; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội có nhiều tiến bộ, 100% số xã có đường ôtô, điện thoại đến trung tâm xã. Đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể.
Thu nhập bình quân đầu người của Bắc Kạn từ mức 1 triệu đồng/người/năm khi tái lập tỉnh (1997), đến năm 2009 đã tăng lên hơn 8 triệu đồng. Văn hóa, y tế, giáo dục có bước phát triển, an ninh quốc phòng được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, từ gần 60% (năm 2005) còn hơn 25% (năm 2009)...
Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn công tác của Chính phủ đã thị sát việc xây dựng khu công nghiệp Thanh Bình của tỉnh Bắc Kạn./.
Ngày 20/6, làm việc với lãnh đạo chủ chốt tại tỉnh Bắc Kạn về tình hình kinh tế-xã hội và công tác chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp của tỉnh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương và đánh giá cao nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn kể từ khi tái lập tỉnh đến nay đã đạt được kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực.
Là tỉnh miền núi có địa hình phức tạp, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 80%, hạ tầng khó khăn nhưng Bắc Kạn liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực (nông-lâm nghiệp tăng 7,78%, công nghiệp-xây dựng tăng 8,9%, dịch vụ tăng 16,5%) gắn liền là đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng được triển khai đồng bộ, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh... là kết quả đáng trân trọng.
Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng Bắc Kạn còn là một tỉnh nghèo, điểm xuất phát thấp, quy mô kinh tế nhỏ, tỷ lệ hộ nghèo vẫn ở mức cao (1/4 dân số), GDP bình quân đầu người chỉ bằng 1/3 so với cả nước, cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, nhất là giao thông, thủy lợi, hệ thống trụ sở làm việc. Nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh mới chỉ đáp ứng được khoảng 10% tổng chi ngân sách. Tỷ lệ dạy nghề còn rất thấp, mới được 9%... Đây chính là những vấn đề Bắc Kạn cần đặc biệt lưu ý để có kế hoạch phát triển hợp lý trong giai đoạn tới.
Bên cạnh đó, Thủ tướng đề nghị song song với việc tổ chức tốt Đại hội Đảng các cấp năm 2010, Bắc Kạn phải phấn đấu quyết liệt để đạt và vượt các mục tiêu đề ra, trong đó phấn đấu tăng trưởng GDP phải đạt trên 13%, tỷ lệ hộ nghèo giảm 5%/năm, giải ngân có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển...
Việc chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp phải đưa ra các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội cụ thể để phấn đấu đạt bằng được. Chẳng hạn, tong nhiệm kỳ tới, Bắc Kạn phải hoàn thành bệnh viện 500 gường, tỷ lệ hộ nghèo giảm dưới 10%, trồng bao nhiêu nghìn ha rừng...
Trước tình trạng giải ngân vốn đầu tư của tỉnh còn thấp, Thủ tướng lưu ý Bắc Kạn rà soát lại các dự án để tập trung chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Thủ tướng chỉ đạo Bắc Kạn cần đưa nhanh khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi, nhất là những giống cây con có năng suất cao như lúa, ngô và chăn nuôi bò, lợn, gà, đồng thời đưa giống cây lâm nghiệp vào trồng mới 60.000ha rừng gắn với xây dựng nhà máy chế biến gỗ. Tập trung xây dựng mô hình kinh tế hộ gia đình, từ đó có các chính sách hỗ trợ về tín dụng, đào tạo... để thoát nghèo và làm giàu trên diện tích đất được nhà nước giao khoán.
Thủ tướng cũng chỉ đạo tỉnh cần tập trung chỉ đạo quyết liệt triển khai có hiệu quả các dự án hạ tầng về giao thông, giáo dục, y tế và làm tốt công tác cải cách hành chính nhằm thu hút đầu tư.
Thủ tướng và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương khẳng định sẽ hỗ trợ tối đa với Đảng bộ, chính quyền tỉnh để giúp đồng bào các dân tộc Bắc Kạn thoát nghèo nhanh, bền vững, phát triển nông lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trên cơ sở phát huy mạnh mẽ tiềm năng, lợi thế của địa phương. Theo đó, Trung ương sẽ hỗ trợ vốn đầu tư cho khu công nghiệp Thanh Bình, đầu tư xây dựng trường trung cấp y tế, quy hoạch phát triển khu du lịch Hồ Ba Bể và một số dự án hạ tầng...
Bắc Kạn là một trong những tỉnh khó khăn nhất cả nước, sau 13 năm tái lập tỉnh, nhất là những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của Bắc Kạn chuyển dịch theo hướng tích cực; GDP trên địa bàn liên tục tăng cao, hơn 11%.
Nhìn chung lương thực cho đồng bào các dân tộc được đảm bảo, với mức bình quân đầu người đạt trên 522 kg/người/năm; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội có nhiều tiến bộ, 100% số xã có đường ôtô, điện thoại đến trung tâm xã. Đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể.
Thu nhập bình quân đầu người của Bắc Kạn từ mức 1 triệu đồng/người/năm khi tái lập tỉnh (1997), đến năm 2009 đã tăng lên hơn 8 triệu đồng. Văn hóa, y tế, giáo dục có bước phát triển, an ninh quốc phòng được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, từ gần 60% (năm 2005) còn hơn 25% (năm 2009)...
Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn công tác của Chính phủ đã thị sát việc xây dựng khu công nghiệp Thanh Bình của tỉnh Bắc Kạn./.
Thiện Thuật-Nguyễn Trình (Vietnam+)