Ngày 22/2, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu và Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang khởi công xây dựng nhà máy xay xát lúa gạo tại ấp Ninh Thạnh I, xã Ninh Hòa, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu.
Nhà máy được xây dựng trên diện tích hơn 17ha, với kinh phí 200 tỷ đồng, do công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang làm chủ đầu tư, với công suất chế biến 100.000 tấn gạo/năm.
Theo thiết kế, đây là nhà máy xay xát lúa gạo có quy mô, công suất chế biến lớn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, công nghệ cao, dây chuyền sản xuất tiên tiến, cho ra sản phẩm đẹp, chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn chế biến lúa gạo cho xuất khẩu.
Dự kiến, sau 7 tháng xây dựng nhà máy sẽ đi vào hoạt động giai đoạn I.
Việc chọn đặt nhà máy tại huyện nghèo Hồng Dân đáp ứng được nguyện vọng của người trồng lúa trong khu vực. Đây là vùng sâu vùng xa của tỉnh Bạc Liêu nhưng có diện tích trồng lúa khá lớn, sản xuất từ 2-3 vụ/năm.
Đặc biệt, nhà máy nằm ngay trên tuyến sông và đường bộ Quản lộ phụng Hiệp, rất thuận tiện cho việc thu mua cũng như tiêu thụ nguồn nguyên liệu lúa không chỉ trong tỉnh mà ở các địa phương lân cận như Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau…
Ngoài xây dựng nhà máy, công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang còn đầu tư cho nông dân sản xuất 240ha lúa giống BN1 (lá 7 núi ) tại các xã Ninh Hòa, Vĩnh Lộc và Lộc Ninh và hơn 1.000ha lúa giống OM tại các xã Ninh Hòa, Ninh Quới, Ninh Quới A của huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu và thị trấn Ngã Năm, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng.
Phương thức đầu tư là ứng toàn bộ giống, phân bón, thuốc trừ sâu, phương tiện máy móc sau thu hoạch theo nhu cầu thực tế của nông dân và bao tiêu toàn bộ sản lượng lúa do nông dân sản xuất./.
Nhà máy được xây dựng trên diện tích hơn 17ha, với kinh phí 200 tỷ đồng, do công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang làm chủ đầu tư, với công suất chế biến 100.000 tấn gạo/năm.
Theo thiết kế, đây là nhà máy xay xát lúa gạo có quy mô, công suất chế biến lớn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, công nghệ cao, dây chuyền sản xuất tiên tiến, cho ra sản phẩm đẹp, chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn chế biến lúa gạo cho xuất khẩu.
Dự kiến, sau 7 tháng xây dựng nhà máy sẽ đi vào hoạt động giai đoạn I.
Việc chọn đặt nhà máy tại huyện nghèo Hồng Dân đáp ứng được nguyện vọng của người trồng lúa trong khu vực. Đây là vùng sâu vùng xa của tỉnh Bạc Liêu nhưng có diện tích trồng lúa khá lớn, sản xuất từ 2-3 vụ/năm.
Đặc biệt, nhà máy nằm ngay trên tuyến sông và đường bộ Quản lộ phụng Hiệp, rất thuận tiện cho việc thu mua cũng như tiêu thụ nguồn nguyên liệu lúa không chỉ trong tỉnh mà ở các địa phương lân cận như Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau…
Ngoài xây dựng nhà máy, công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang còn đầu tư cho nông dân sản xuất 240ha lúa giống BN1 (lá 7 núi ) tại các xã Ninh Hòa, Vĩnh Lộc và Lộc Ninh và hơn 1.000ha lúa giống OM tại các xã Ninh Hòa, Ninh Quới, Ninh Quới A của huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu và thị trấn Ngã Năm, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng.
Phương thức đầu tư là ứng toàn bộ giống, phân bón, thuốc trừ sâu, phương tiện máy móc sau thu hoạch theo nhu cầu thực tế của nông dân và bao tiêu toàn bộ sản lượng lúa do nông dân sản xuất./.
Huỳnh Sử (TTXVN)