Sau khi bất ngờ đi xuống trên các thị trường châu Âu và Mỹ trong phiên ngày 12/1, giá dầu đã đảo chiều đi lên trên thị trường châu Á trong phiên cuối tuần ngày 13/1 trước nguy cơ ngành dầu mỏ Nigeria - nước sản xuất và xuất khẩu dầu thô lớn nhất châu Phi, phải chấm dứt hoạt động sản xuất do cuộc bãi công của các công nhân ngành dầu mỏ nước này lại bước vào một đợt căng thẳng mới.
Nigeria sản xuất hơn 2 triệu thùng dầu/ngày và là nhà cung cấp dầu thô chủ chốt của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
Trên sàn giao dịch điện tử Singapore vào sáng 13/1, giá dầu thô ngọt nhẹ New York giao tháng 2/2012 tăng 44 xu lên 99,54 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng tăng 4 xu lên 111,30 USD/thùng.
Sang phiên chiều, đà tăng càng mạnh lên khi giá dầu thô ngọt nhẹ New York giao tháng 2/2012 tăng thêm 87 xu lên 99,97 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng tăng mạnh, thêm 1,08 USD lên 112,34 USD/thùng.
Theo Victor Shum, chuyên gia phân tích cấp cao tại công ty tư vấn năng lượng quốc tế Purvin and Gertz có trụ sở tại Singapore thì những vấn đề về nguồn cung liên quan đến địa chính trị một lần nữa lại nổi lên là nhân tố then chốt quyết định tới giá dầu. Ông cho rằng, ngoài Iran, những lo ngại cấp bách hơn hiện lại đang dồn vào cuộc bãi công trên phạm vi toàn quốc của các công nhân ngành dầu mỏ Nigeria, đã bước sang ngày thứ 5 liên tiếp tính đến ngày 12/1.
Cũng trong ngày 12/1, các lãnh đạo công đoàn của Nigeria đã có các cuộc đàm phán đầu tiên với Tổng thống Nigeria Goodluck Jonathan, nhằm tìm ra các giải pháp để đi đến một thỏa thuận giữa hai bên. Tuy nhiên, các cuộc gặp này đã không đủ để kêu gọi các công nhân quay trở lại sản xuất và các công nhân trong ngành đã dọa là sẽ tiếp tục bãi công ít nhất là cũng đến hết tuần này.
Các lãnh đạo công đoàn và Tổng thống Nigeria Goodluck Jonathan sẽ ngồi lại với nhau một lần nữa vào ngày 14/1 với cảnh báo từ phía những người đình công là sẽ chấm dứt sản xuất vào nửa đêm hôm đó, nếu hai bên vẫn không đạt được thỏa thuận chung.
Cuộc bãi công và biểu tình quy mô lớn hiện tại ở Nigeria là hệ quả của việc Chính phủ nước này đã hủy bỏ trợ cấp nhiên liệu từ ngày 1/1/2012 với ước tính sẽ tiết kiệm được 6,21 tỷ USD trong năm nay để có thêm ngân sách cho chương trình giảm đói nghèo.
Trước đó, trong phiên giao dịch ngày 12/1 trên các thị trường châu Âu và Mỹ, giá dầu đã bất ngờ quay đầu giảm vào cuối phiên sau khi đã đi lên trong phần lớn thời gian của phiên. Lý do là do có những thông tin cho biết, lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu (EU) đối với Iran có thể sẽ không đi vào hiệu lực trong vòng trước 6 tháng tới, cùng việc một quan chức hàng đầu của quốc gia Hồi giáo này nói rằng Tehran sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán với các cường quốc kinh tế thế giới về chương trình hạt nhân gây nhiều tranh cãi của họ.
Thông tin trên đã khiến các nhà giao dịch đổ ra bán tháo dầu vào những phút cuối của phiên và giúp đẩy giá dầu đảo chiều đi xuống.
EU là khách hàng lớn thứ hai của dầu mỏ Iran, sau Trung Quốc, với lượng nhập khẩu khoảng 450.000 thùng dầu thô mỗi ngày.
Tại thị trường New York, đóng cửa phiên ngày 12/1, giá dầu thô ngọt nhẹ New York giao tháng 2/2012 giảm 1,77 USD xuống 99,10 USD/thùng, trong khi tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng giảm 98 xu xuống 112,26 USD/thùng./.
Nigeria sản xuất hơn 2 triệu thùng dầu/ngày và là nhà cung cấp dầu thô chủ chốt của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
Trên sàn giao dịch điện tử Singapore vào sáng 13/1, giá dầu thô ngọt nhẹ New York giao tháng 2/2012 tăng 44 xu lên 99,54 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng tăng 4 xu lên 111,30 USD/thùng.
Sang phiên chiều, đà tăng càng mạnh lên khi giá dầu thô ngọt nhẹ New York giao tháng 2/2012 tăng thêm 87 xu lên 99,97 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng tăng mạnh, thêm 1,08 USD lên 112,34 USD/thùng.
Theo Victor Shum, chuyên gia phân tích cấp cao tại công ty tư vấn năng lượng quốc tế Purvin and Gertz có trụ sở tại Singapore thì những vấn đề về nguồn cung liên quan đến địa chính trị một lần nữa lại nổi lên là nhân tố then chốt quyết định tới giá dầu. Ông cho rằng, ngoài Iran, những lo ngại cấp bách hơn hiện lại đang dồn vào cuộc bãi công trên phạm vi toàn quốc của các công nhân ngành dầu mỏ Nigeria, đã bước sang ngày thứ 5 liên tiếp tính đến ngày 12/1.
Cũng trong ngày 12/1, các lãnh đạo công đoàn của Nigeria đã có các cuộc đàm phán đầu tiên với Tổng thống Nigeria Goodluck Jonathan, nhằm tìm ra các giải pháp để đi đến một thỏa thuận giữa hai bên. Tuy nhiên, các cuộc gặp này đã không đủ để kêu gọi các công nhân quay trở lại sản xuất và các công nhân trong ngành đã dọa là sẽ tiếp tục bãi công ít nhất là cũng đến hết tuần này.
Các lãnh đạo công đoàn và Tổng thống Nigeria Goodluck Jonathan sẽ ngồi lại với nhau một lần nữa vào ngày 14/1 với cảnh báo từ phía những người đình công là sẽ chấm dứt sản xuất vào nửa đêm hôm đó, nếu hai bên vẫn không đạt được thỏa thuận chung.
Cuộc bãi công và biểu tình quy mô lớn hiện tại ở Nigeria là hệ quả của việc Chính phủ nước này đã hủy bỏ trợ cấp nhiên liệu từ ngày 1/1/2012 với ước tính sẽ tiết kiệm được 6,21 tỷ USD trong năm nay để có thêm ngân sách cho chương trình giảm đói nghèo.
Trước đó, trong phiên giao dịch ngày 12/1 trên các thị trường châu Âu và Mỹ, giá dầu đã bất ngờ quay đầu giảm vào cuối phiên sau khi đã đi lên trong phần lớn thời gian của phiên. Lý do là do có những thông tin cho biết, lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu (EU) đối với Iran có thể sẽ không đi vào hiệu lực trong vòng trước 6 tháng tới, cùng việc một quan chức hàng đầu của quốc gia Hồi giáo này nói rằng Tehran sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán với các cường quốc kinh tế thế giới về chương trình hạt nhân gây nhiều tranh cãi của họ.
Thông tin trên đã khiến các nhà giao dịch đổ ra bán tháo dầu vào những phút cuối của phiên và giúp đẩy giá dầu đảo chiều đi xuống.
EU là khách hàng lớn thứ hai của dầu mỏ Iran, sau Trung Quốc, với lượng nhập khẩu khoảng 450.000 thùng dầu thô mỗi ngày.
Tại thị trường New York, đóng cửa phiên ngày 12/1, giá dầu thô ngọt nhẹ New York giao tháng 2/2012 giảm 1,77 USD xuống 99,10 USD/thùng, trong khi tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng giảm 98 xu xuống 112,26 USD/thùng./.
Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)