Sau vụ Petrotimes “dọa kiện” trang thông tin điện tử tổng hợp baomoi.com, ban quản trị baomoi.com đã lên tiếng xin lỗi Petrotimes cũng như chính thức ra bố cáo về vấn đề “nóng” này.
Nội dung bố cáo được đăng công khai trên trang chủ baomoi.com với nội dung: “Baomoi.com chính thức gửi lời xin lỗi chân thành nhất tới các cơ quan báo chí đã bị chúng tôi khai thác thông tin mà chưa được sự đồng ý. Chúng tôi rất lấy làm tiếc về những việc đã xảy ra và cam kết sẽ làm hết khả năng để sửa sai.” Tuy nhiên, vi phạm bản quyền không chỉ là vấn đề giữa Baomoi.com và Petrotimes mà dường như đang là một hiện tượng lan tràn trong số các báo điện tử và trang tin điện tử ở Việt Nam. Nghiêm trọng hơn, nhiều cơ quan báo chí cũng là những đơn vị vi phạm bản quyền báo chí. Để độc giả hiểu hơn về câu chuyện bản quyền báo chí và cách xử lý thế nào với loại sai phạm này, phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Ngọc Hoan, Phó Cục trưởng Phụ trách Cục Bản quyền tác giả, (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
[Petrotimes: “Nếu Baomoi có thiện chí thì sẽ bàn bạc”]
Cần các biện pháp đồng bộ…- Thưa ông, có một thực tế là hiện nay các báo mạng “thuổng” tin, bài của nhau vô tội vạ, dẫn đến nhiều tờ báo đăng lại trùng lặp nhiều thông tin. Theo Luật Sở hữu trí tuệ, đây là hành vi vi phạm bản quyền tác giả, không chỉ gây bức xúc cho chính những người trực tiếp sản xuất ra các tác phẩm báo chí mà còn cho cả độc giả. Vậy quan điểm của ông ra sao trước thực trạng vi phạm bản quyền báo chí này?Ông Vũ Ngọc Hoan: Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định rõ trong Điều 20 về quyền tài sản của chủ sở hữu quyền tác giả, trong đó có quyền sao chép tác phẩm (việc lưu trữ tác phẩm dưới hình thức điện tử cũng là hành vi sao chép tác phẩm), quyền phân phối tác phẩm và quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác. Điều đó có nghĩa là, nếu người khác sử dụng các quyền này, đều phải được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả, và phải trả tiền bản quyền (trừ các tác phẩm đã hết thời hạn bảo hộ; các trường hợp ngoại lệ được quy định tại Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ và các trường hợp đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả như tin tức thời sự thuần túy đưa tin hoặc các văn bản quy phạm pháp luật,…). Vi phạm quyền tác giả và các quyền liên quan trên môi trường số và Internet đang ở mức đáng quan ngại trên phạm vi toàn cầu. Ở nước ta, vi phạm bản quyền trên Internet đang diễn ra rất phổ biến. Mọi loại hình tác phẩm đều có thể bị sao chép và khai thác, sử dụng bất hợp pháp trên môi trường này. Tác phẩm báo chí cũng là một loại hình tác phẩm bị xâm phạm quyền tác giả một cách phổ biến. Hành vi vi phạm này đã xâm hại đến quyền tài sản của chủ sở hữu quyền tác giả, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của chủ thể quyền tác giả cũng như lợi ích công cộng. Xa hơn nữa, hành vi xâm phạm này làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội và tiến trình hội nhập quốc tế về kinh tế, thương mại của đất nước ta.
- Theo ông, chúng ta cần phải có ngay biện pháp gì để làm trong lành môi trường báo chí và lấy lại niềm tin cho những nhà báo chân chính luôn đam mê với nghiệp báo, để “chất xám” của họ không bị “đánh cắp” bừa bãi?Ông Vũ Ngọc Hoan: Hệ thống pháp luật của chúng ta về quyền tác giả và quyền liên quan đã tương đối đầy đủ và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Tuy nhiên, việc thực thi pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân, trước hết là do nhận thức về quyền tác giả, quyền liên quan của cả chủ thể quyền và người khai thác, sử dụng quyền còn chưa đầy đủ và đặc biệt là ý thức chấp hành pháp luật về quyền tác giả của người sử dụng, khai thác tác phẩm còn chưa nghiêm chỉnh. Để khắc phục tình trạng này, cần có các biện pháp đồng bộ như: tăng cường giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan để nâng cao nhận thức của mọi đối tượng đồng thời xử lý nghiêm minh những tổ chức và cá nhân vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan. Ngoài ra, cũng cần có các điều chỉnh và bổ sung các quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan trong môi trường số và Internet để đảm bảo công tác thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trong môi trường này hiệu quả hơn, khả thi hơn.
…Sau bài học baomoi.com
- Vài ngày qua, xảy ra sự việc Tổng biên tập báo Petrotimes “dọa kiện” trang tổng hợp thông tin điện tử baomoi.com vì đã sử dụng thông tin của Petrotimes tràn lan mà không hề xin phép hay có bất kỳ hình thức thỏa thuận nào. Vậy xin ông cho biết ý kiến về câu chuyện này?Ông Vũ Ngọc Hoan: Cho đến nay, Cục Bản quyền tác giả chưa nhận được bất kỳ một thông tin hay văn bản chính thức nào từ báo Năng lượng mới với tư cách chủ sở hữu quyền bị xâm phạm nên chúng tôi chưa có đầy đủ thông tin để có thể phát biểu quan điểm một cách chính thức. Tuy nhiên, theo các thông tin qua báo giới thì có thể nhận thấy hiện tượng baomoi.com đã đi quá giới hạn cho phép của một trang tìm kiếm trên mạng Internet khi khai thác, sử dụng tác phẩm báo chí được pháp luật bảo hộ của người khác mà chưa được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Theo ông, từ câu chuyện của baomoi.com chúng ta có thể rút ra được bài học gì?
Ông Vũ Ngọc Hoan: Theo tôi bài học ở đây là, khi dẫn tin bài của báo khác, cần tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan. Các báo và các trang thông tin điện tử cần nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan trước khi sử dụng hoặc khai thác các tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình của các chủ thể quyền khác và cần tuân thủ nguyên tắc đảm bảo lợi ích của chủ thể quyền cũng như lợi ích công cộng.
- Trân trọng cảm ơn ông về những chia sẻ!
[Petrotimes: “Nếu Baomoi có thiện chí thì sẽ bàn bạc”]
Cần các biện pháp đồng bộ…- Thưa ông, có một thực tế là hiện nay các báo mạng “thuổng” tin, bài của nhau vô tội vạ, dẫn đến nhiều tờ báo đăng lại trùng lặp nhiều thông tin. Theo Luật Sở hữu trí tuệ, đây là hành vi vi phạm bản quyền tác giả, không chỉ gây bức xúc cho chính những người trực tiếp sản xuất ra các tác phẩm báo chí mà còn cho cả độc giả. Vậy quan điểm của ông ra sao trước thực trạng vi phạm bản quyền báo chí này?Ông Vũ Ngọc Hoan: Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định rõ trong Điều 20 về quyền tài sản của chủ sở hữu quyền tác giả, trong đó có quyền sao chép tác phẩm (việc lưu trữ tác phẩm dưới hình thức điện tử cũng là hành vi sao chép tác phẩm), quyền phân phối tác phẩm và quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác. Điều đó có nghĩa là, nếu người khác sử dụng các quyền này, đều phải được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả, và phải trả tiền bản quyền (trừ các tác phẩm đã hết thời hạn bảo hộ; các trường hợp ngoại lệ được quy định tại Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ và các trường hợp đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả như tin tức thời sự thuần túy đưa tin hoặc các văn bản quy phạm pháp luật,…). Vi phạm quyền tác giả và các quyền liên quan trên môi trường số và Internet đang ở mức đáng quan ngại trên phạm vi toàn cầu. Ở nước ta, vi phạm bản quyền trên Internet đang diễn ra rất phổ biến. Mọi loại hình tác phẩm đều có thể bị sao chép và khai thác, sử dụng bất hợp pháp trên môi trường này. Tác phẩm báo chí cũng là một loại hình tác phẩm bị xâm phạm quyền tác giả một cách phổ biến. Hành vi vi phạm này đã xâm hại đến quyền tài sản của chủ sở hữu quyền tác giả, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của chủ thể quyền tác giả cũng như lợi ích công cộng. Xa hơn nữa, hành vi xâm phạm này làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội và tiến trình hội nhập quốc tế về kinh tế, thương mại của đất nước ta.
- Theo ông, chúng ta cần phải có ngay biện pháp gì để làm trong lành môi trường báo chí và lấy lại niềm tin cho những nhà báo chân chính luôn đam mê với nghiệp báo, để “chất xám” của họ không bị “đánh cắp” bừa bãi?Ông Vũ Ngọc Hoan: Hệ thống pháp luật của chúng ta về quyền tác giả và quyền liên quan đã tương đối đầy đủ và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Tuy nhiên, việc thực thi pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân, trước hết là do nhận thức về quyền tác giả, quyền liên quan của cả chủ thể quyền và người khai thác, sử dụng quyền còn chưa đầy đủ và đặc biệt là ý thức chấp hành pháp luật về quyền tác giả của người sử dụng, khai thác tác phẩm còn chưa nghiêm chỉnh. Để khắc phục tình trạng này, cần có các biện pháp đồng bộ như: tăng cường giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan để nâng cao nhận thức của mọi đối tượng đồng thời xử lý nghiêm minh những tổ chức và cá nhân vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan. Ngoài ra, cũng cần có các điều chỉnh và bổ sung các quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan trong môi trường số và Internet để đảm bảo công tác thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trong môi trường này hiệu quả hơn, khả thi hơn.
…Sau bài học baomoi.com
- Vài ngày qua, xảy ra sự việc Tổng biên tập báo Petrotimes “dọa kiện” trang tổng hợp thông tin điện tử baomoi.com vì đã sử dụng thông tin của Petrotimes tràn lan mà không hề xin phép hay có bất kỳ hình thức thỏa thuận nào. Vậy xin ông cho biết ý kiến về câu chuyện này?Ông Vũ Ngọc Hoan: Cho đến nay, Cục Bản quyền tác giả chưa nhận được bất kỳ một thông tin hay văn bản chính thức nào từ báo Năng lượng mới với tư cách chủ sở hữu quyền bị xâm phạm nên chúng tôi chưa có đầy đủ thông tin để có thể phát biểu quan điểm một cách chính thức. Tuy nhiên, theo các thông tin qua báo giới thì có thể nhận thấy hiện tượng baomoi.com đã đi quá giới hạn cho phép của một trang tìm kiếm trên mạng Internet khi khai thác, sử dụng tác phẩm báo chí được pháp luật bảo hộ của người khác mà chưa được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Theo ông, từ câu chuyện của baomoi.com chúng ta có thể rút ra được bài học gì?
Ông Vũ Ngọc Hoan: Theo tôi bài học ở đây là, khi dẫn tin bài của báo khác, cần tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan. Các báo và các trang thông tin điện tử cần nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan trước khi sử dụng hoặc khai thác các tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình của các chủ thể quyền khác và cần tuân thủ nguyên tắc đảm bảo lợi ích của chủ thể quyền cũng như lợi ích công cộng.
- Trân trọng cảm ơn ông về những chia sẻ!
Để khắc phục những sai phạm, ban quản trị baomoi.com cho biết “đã thay đổi hoàn toàn cách thức liên kết tin trên trang. Tương tự như Google News, độc giả khi click để đọc bài viết trên baomoi.com sẽ được dẫn thẳng vào trang báo gốc, qua đó góp phần tăng thêm số lượng truy cập từ baomoi.com vào các trang.” Qua thử nghiệm, cách làm mới này của baomoi.com đã ít nhiều nhận được sự ủng hộ cùng văn bản cho phép khai thác và sử dụng thông tin của nhiều đơn vị báo chí trên toàn quốc. Ngoài ra, baomoi.com cũng sẵn sàng gỡ bỏ các thông tin trên website nếu nhận được yêu cầu bằng văn bản của các đơn vị báo chí. |
ChiLê (Vietnam+)