Các đảng viên trong toàn Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã tham gia đóng góp hơn 45.200 ý kiến vào Dự thảo các văn kiện, Dự thảo báo cáo một số vấn đề về bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng trình Đại hội XI của Đảng.
Các ý kiến đóng góp đều nhận xét, Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XI của Đảng gồm Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 2011-2020; Báo cáo chính trị, đều được chuẩn bị kỹ, bố cục chặt chẽ, diễn đạt ngắn gọn, đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc, dễ hiểu, phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Các vấn đề nêu trong Dự thảo các Văn kiện thể hiện được yêu cầu và tính chiến đấu cao, cơ bản sát tình hình.
Về Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, phần đánh giá tổng quát quá trình cách mạng Việt Nam, một số ý kiến còn băn khoăn về nhận định "đất nước ta đã thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu", nhận định trong dự thảo Cương lĩnh như vậy đã thực sự chính xác, khách quan chưa hay đất nước còn đang trong thời kỳ từng bước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
Cũng có ý kiến cho rằng, Dự thảo cương lĩnh chưa đánh giá hết những khó khăn khách quan, chủ quan cũng như thách thức trong Đảng, như bệnh quan liêu, sự thoái hoá, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên; mất đoàn kết trong Đảng; nạn tham nhũng, cải cách hành chính còn chậm... cũng là một trong những nguy cơ chính kìm hãm sự phát triển đất nước.
Hay như trong phần những định hướng về phát triển kinh tế, văn hóa, một số ý kiến cho rằng, khi nêu về hội nhập kinh tế quốc tế, Cương lĩnh chỉ nêu "tích cực hội nhập kinh tế quốc tế", điều này còn rất chung chung, chưa rõ ràng trong khi Việt Nam đã và đang mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trong khu vực và một số nước trên thế giới.
Góp ý về chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 2010-2020, một số ý kiến đề nghị phần hạn chế cần bổ sung thêm quản lý điều hành về kinh tế vĩ mô còn kém; hệ thống pháp luật và chế tài xử lý còn thiếu; chưa tập trung nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, chưa coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp.
Còn trong phần mục tiêu tổng quát, một số ý kiến đề nghị cần làm rõ tiêu chí về "nước công nghiệp"; một số chỉ tiêu như GDP tăng bình quân 7-8%/năm; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 3.000-3.200 USD/năm; tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt 70%; trên 80% cơ sở sản xuất kinh doanh hiện có đạt tiêu chuẩn môi trường; hầu hết dân cư thành thị và nông thôn được sử dụng nước sạch là hợp vệ sinh... là cao, khó thực hiện được. Nên đặt ra chỉ tiêu cho từng khu vực, thành thị và nông thôn.
Những nội dung về đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế trong chiến lược phát triển cần nêu cụ thể và rõ hơn. Sớm hoàn thiện cơ chế giám sát và phản biện; cơ chế xử lý trách nhiệm cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trực tiếp sai phạm hoặc để xảy ra sai phạm trong cơ quan, đơn vị.
Nhiều ý kiến cho rằng, các khuyết điểm, yếu kém trong báo cáo đã được đề cập khá sâu sắc, mạnh dạn nhìn thẳng vào sự thật. Tuy nhiên, những hạn chế, yếu kém như tình trạng học sinh đánh nhau, phạm tội, vi phạm đạo đức, mắc các tệ nạn tăng cao; việc đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu, chất lượng chuyển biến chậm; môi trường ngày càng ô nhiễm; khoảng cách giàu nghèo ngày một lớn; tình trạng tham nhũng, lãng phí thất thoát... không những chưa giảm mà còn có xu hướng gia tăng cả về quy mô, mức độ, tính phức tạp, nhưng các giải pháp đề ra trong Dự thảo thiếu tính đột phá, kiên quyết, chưa đi vào gốc của vấn đề. Đề nghị Nhà nước cần có chế tài đủ mạnh để xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, lãng phí.
Đầu tư thích đáng cho công tác cải cách thủ tục hành chính trước mắt và lâu dài. Cần phải giải quyết triệt để bệnh thành tích trên các lĩnh vực; quan tâm, tăng cường tiềm lực quốc phòng tương ứng với phát triển kinh tế, xã hội đất nước.
Tham gia vào Dự thảo báo cáo một số vấn đề về bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng, các ý kiến tham gia của đảng viên đều nhất trí cao về những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung, thể hiện quan điểm nhất quán, kiên định các nguyên tắc cơ bản về Đảng và xây dựng Đảng trên cơ sở chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Những nội dung Dự thảo đưa ra lấy ý kiến được chuẩn bị kỹ, nhiều nội dung được nghiên cứu, tổng kết từ thực tiễn, đúc rút qua chỉ đạo thí điểm./.
Các ý kiến đóng góp đều nhận xét, Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XI của Đảng gồm Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 2011-2020; Báo cáo chính trị, đều được chuẩn bị kỹ, bố cục chặt chẽ, diễn đạt ngắn gọn, đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc, dễ hiểu, phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Các vấn đề nêu trong Dự thảo các Văn kiện thể hiện được yêu cầu và tính chiến đấu cao, cơ bản sát tình hình.
Về Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, phần đánh giá tổng quát quá trình cách mạng Việt Nam, một số ý kiến còn băn khoăn về nhận định "đất nước ta đã thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu", nhận định trong dự thảo Cương lĩnh như vậy đã thực sự chính xác, khách quan chưa hay đất nước còn đang trong thời kỳ từng bước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
Cũng có ý kiến cho rằng, Dự thảo cương lĩnh chưa đánh giá hết những khó khăn khách quan, chủ quan cũng như thách thức trong Đảng, như bệnh quan liêu, sự thoái hoá, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên; mất đoàn kết trong Đảng; nạn tham nhũng, cải cách hành chính còn chậm... cũng là một trong những nguy cơ chính kìm hãm sự phát triển đất nước.
Hay như trong phần những định hướng về phát triển kinh tế, văn hóa, một số ý kiến cho rằng, khi nêu về hội nhập kinh tế quốc tế, Cương lĩnh chỉ nêu "tích cực hội nhập kinh tế quốc tế", điều này còn rất chung chung, chưa rõ ràng trong khi Việt Nam đã và đang mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trong khu vực và một số nước trên thế giới.
Góp ý về chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 2010-2020, một số ý kiến đề nghị phần hạn chế cần bổ sung thêm quản lý điều hành về kinh tế vĩ mô còn kém; hệ thống pháp luật và chế tài xử lý còn thiếu; chưa tập trung nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, chưa coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp.
Còn trong phần mục tiêu tổng quát, một số ý kiến đề nghị cần làm rõ tiêu chí về "nước công nghiệp"; một số chỉ tiêu như GDP tăng bình quân 7-8%/năm; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 3.000-3.200 USD/năm; tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt 70%; trên 80% cơ sở sản xuất kinh doanh hiện có đạt tiêu chuẩn môi trường; hầu hết dân cư thành thị và nông thôn được sử dụng nước sạch là hợp vệ sinh... là cao, khó thực hiện được. Nên đặt ra chỉ tiêu cho từng khu vực, thành thị và nông thôn.
Những nội dung về đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế trong chiến lược phát triển cần nêu cụ thể và rõ hơn. Sớm hoàn thiện cơ chế giám sát và phản biện; cơ chế xử lý trách nhiệm cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trực tiếp sai phạm hoặc để xảy ra sai phạm trong cơ quan, đơn vị.
Nhiều ý kiến cho rằng, các khuyết điểm, yếu kém trong báo cáo đã được đề cập khá sâu sắc, mạnh dạn nhìn thẳng vào sự thật. Tuy nhiên, những hạn chế, yếu kém như tình trạng học sinh đánh nhau, phạm tội, vi phạm đạo đức, mắc các tệ nạn tăng cao; việc đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu, chất lượng chuyển biến chậm; môi trường ngày càng ô nhiễm; khoảng cách giàu nghèo ngày một lớn; tình trạng tham nhũng, lãng phí thất thoát... không những chưa giảm mà còn có xu hướng gia tăng cả về quy mô, mức độ, tính phức tạp, nhưng các giải pháp đề ra trong Dự thảo thiếu tính đột phá, kiên quyết, chưa đi vào gốc của vấn đề. Đề nghị Nhà nước cần có chế tài đủ mạnh để xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, lãng phí.
Đầu tư thích đáng cho công tác cải cách thủ tục hành chính trước mắt và lâu dài. Cần phải giải quyết triệt để bệnh thành tích trên các lĩnh vực; quan tâm, tăng cường tiềm lực quốc phòng tương ứng với phát triển kinh tế, xã hội đất nước.
Tham gia vào Dự thảo báo cáo một số vấn đề về bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng, các ý kiến tham gia của đảng viên đều nhất trí cao về những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung, thể hiện quan điểm nhất quán, kiên định các nguyên tắc cơ bản về Đảng và xây dựng Đảng trên cơ sở chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Những nội dung Dự thảo đưa ra lấy ý kiến được chuẩn bị kỹ, nhiều nội dung được nghiên cứu, tổng kết từ thực tiễn, đúc rút qua chỉ đạo thí điểm./.
Đoàn Minh Huệ (TTXVN/Vietnam+)