Bánh tét Trà Cuôn, xã Kim Hòa, huyện Cầu Ngang hiện đã trở thành đặc sản khá nổi tiếng ở Trà Vinh, được nhiều người trong và ngoài tỉnh biết đến, coi đó là quà quí để tặng người thân, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán.
Bánh tét là món ăn dân dã, nguyên liệu chế biến từ gạo nếp, lá chuối, thịt, mỡ.
Bánh tét Trà Cuôn đã có mặt ở khắp các chợ đầu mối ở các huyện, thị trong tỉnh Trà Vinh và một số tỉnh, thành trong khu vực.
Tại ngã ba Trà Cuôn đã hình thành một phiên chợ, hiện có 14 sạp chuyên bán bánh tét mang “thương hiệu” Trà Cuôn hoạt động từ sáng sớm đến 21 giờ đêm; nhiều du khách trong, ngòai tỉnh mỗi khi có dịp đi ngang qua đây thường ghé mua bánh tét mang về làm quà tặng người thân hoặc sử dụng trong gia đình.
Bà Thạch Thị Lết, người có công khởi nghiệp làng nghề này cho biết: Trước đây, gia đình bà sống bằng nghề làm bún lại đông con nên không đủ sống, vào khoảng năm 1972 bà chuyển sang làm bánh tét để cho các con bán dạo kiếm sống qua ngày, bánh tét bà gói hợp khẩu vị nhiều người nên khách mua ngày một nhiều.
Kể từ khi quốc lộ 53 được nhà nước đầu tư tráng nhựa, kinh tế các huyện vùng ven biển không ngừng phát triển, đặc biệt là khu du lịch biển Ba Động hình thành…du khách đi qua ngã ba Trà Cuôn ngày một đông.
Lúc đầu chỉ có một vài hộ có “sáng kiến” tận dụng mặt tiền nhà và liên hệ với bà mở sạp bán bánh tét, thấy du khách đến mua ngày nhiều nên có nhiều hộ bắt chước làm theo.
Chị Mai Hoàng Lý (Hai Lý) là một trong 3 người con nối nghiệp mẹ (bà Thạch Thị Lết) hiện là chủ cơ sở bánh tét Trà Cuôn có tầm cỡ ở đây cho biết: Để quảng bá, gây dựng thương hiệu bánh tét Trà Cuôn, thời gian qua được sự hỗ trợ các ngành, các cấp ở địa phương, cơ sở của chị đã trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại Festival lúa gạo Việt Nam, các kỳ hội chợ thương mại trong và ngoài tỉnh, chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, hội chợ Du lịch-Thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh…
Từ đó, sản phẩm bánh tét Trà Cuôn của cơ sở chị được được nhiều người trong và ngoài tỉnh biết đến, đặt mua với số lượng lớn.
Riêng sạp bán bánh tét (Hai Lý) của chị đặt tại ngã ba Trà Cuôn, bình quân mỗi ngày bán được từ 300-400 đòn; hàng năm vào những ngày cận Tết Nguyên đán, cơ sở của chị cho ra lò khoảng 2.000-3.000 đòn để cung cấp theo đặt hàng của các đại lý, cơ quan, đơn vị…trong và ngoài tỉnh.
Theo chị Lý, kinh nghiệm để gói bánh tét ngon bắt buộc phải sử dụng loại nếp sáp lúa mùa, người gói phải trải qua nhiều công đoạn như: Nếp phải vo sạch và để ráo, sau đó trộn đều với nước ép rau ngót (loại rau dùng để nấu canh có màu xanh đậm) để tạo màu và tạo mùi.
Đặc biệt, để bánh tét có hương vị đặc trưng, các nguyên liệu làm nhân bánh: đậu xanh, thịt, mỡ, (trừ lòng đỏ trứng vịt muối) đều có tẩm ướp gia vị theo kinh nghiệm mỗi người.
Riêng khâu gói bánh, nấu bánh đòi hỏi phải làm đúng kỹ thuật, cột dây vừa đủ chặt, đun lửa phải đều trong nhiều giờ liền…Đây là một trong những “bí quyết” bánh tét Trà Cuôn để cả tuần vẫn không bị hỏng.
Bí thư Đảng ủy xã Kim Hòa, Huỳnh Hữu Công, phấn khởi cho biết: Làng nghề bánh tét Trà Cuôn đóng vai trò đang trọng trong việc đảm bảo anh sinh xã hội, phát triển nông thôn.
Trong số 375 hộ dân sinh sống tại ấp Trà Cuôn hiện có 124 hộ trực tiếp tham gia các công đoạn từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm bánh tét Trà Cuôn.
Riêng các đoạn gói bánh, hiện có 124 lao động tham gia tại các cơ sở sản xuất, với mức lương ổn định 1.200.000 đồng/người/tháng…
Ủy ban Nhân dân huyện Cầu Ngang hiện đang phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng Đề án “Phát triển làng nghề bánh tét Trà Cuôn.”
Theo đó, tăng cường trang bị các kỹ năng cần thiết cho các doanh nghiệp, hộ cá thể sản xuất, kinh doanh; qui hoạch và xây dựng vùng nguyên liệu; hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn làng nghề; tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ…
Riêng xã Kim Hòa đã tiến hành qui hoạch 50ha trồng giống nếp sáp, thành lập 7 tổ sản xuất để thống nhất về chất lượng, trọng lượng bánh tét Trà Cuôn.
Đặc biệt, Tổ chức GTZ của Đức mời tiến sĩ Phan Thị Giác Tâm, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh tham gia hướng dẫn cho cho các cơ sở sản xuất bánh tét Trà Cuôn nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm.../.
Bánh tét là món ăn dân dã, nguyên liệu chế biến từ gạo nếp, lá chuối, thịt, mỡ.
Bánh tét Trà Cuôn đã có mặt ở khắp các chợ đầu mối ở các huyện, thị trong tỉnh Trà Vinh và một số tỉnh, thành trong khu vực.
Tại ngã ba Trà Cuôn đã hình thành một phiên chợ, hiện có 14 sạp chuyên bán bánh tét mang “thương hiệu” Trà Cuôn hoạt động từ sáng sớm đến 21 giờ đêm; nhiều du khách trong, ngòai tỉnh mỗi khi có dịp đi ngang qua đây thường ghé mua bánh tét mang về làm quà tặng người thân hoặc sử dụng trong gia đình.
Bà Thạch Thị Lết, người có công khởi nghiệp làng nghề này cho biết: Trước đây, gia đình bà sống bằng nghề làm bún lại đông con nên không đủ sống, vào khoảng năm 1972 bà chuyển sang làm bánh tét để cho các con bán dạo kiếm sống qua ngày, bánh tét bà gói hợp khẩu vị nhiều người nên khách mua ngày một nhiều.
Kể từ khi quốc lộ 53 được nhà nước đầu tư tráng nhựa, kinh tế các huyện vùng ven biển không ngừng phát triển, đặc biệt là khu du lịch biển Ba Động hình thành…du khách đi qua ngã ba Trà Cuôn ngày một đông.
Lúc đầu chỉ có một vài hộ có “sáng kiến” tận dụng mặt tiền nhà và liên hệ với bà mở sạp bán bánh tét, thấy du khách đến mua ngày nhiều nên có nhiều hộ bắt chước làm theo.
Chị Mai Hoàng Lý (Hai Lý) là một trong 3 người con nối nghiệp mẹ (bà Thạch Thị Lết) hiện là chủ cơ sở bánh tét Trà Cuôn có tầm cỡ ở đây cho biết: Để quảng bá, gây dựng thương hiệu bánh tét Trà Cuôn, thời gian qua được sự hỗ trợ các ngành, các cấp ở địa phương, cơ sở của chị đã trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại Festival lúa gạo Việt Nam, các kỳ hội chợ thương mại trong và ngoài tỉnh, chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, hội chợ Du lịch-Thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh…
Từ đó, sản phẩm bánh tét Trà Cuôn của cơ sở chị được được nhiều người trong và ngoài tỉnh biết đến, đặt mua với số lượng lớn.
Riêng sạp bán bánh tét (Hai Lý) của chị đặt tại ngã ba Trà Cuôn, bình quân mỗi ngày bán được từ 300-400 đòn; hàng năm vào những ngày cận Tết Nguyên đán, cơ sở của chị cho ra lò khoảng 2.000-3.000 đòn để cung cấp theo đặt hàng của các đại lý, cơ quan, đơn vị…trong và ngoài tỉnh.
Theo chị Lý, kinh nghiệm để gói bánh tét ngon bắt buộc phải sử dụng loại nếp sáp lúa mùa, người gói phải trải qua nhiều công đoạn như: Nếp phải vo sạch và để ráo, sau đó trộn đều với nước ép rau ngót (loại rau dùng để nấu canh có màu xanh đậm) để tạo màu và tạo mùi.
Đặc biệt, để bánh tét có hương vị đặc trưng, các nguyên liệu làm nhân bánh: đậu xanh, thịt, mỡ, (trừ lòng đỏ trứng vịt muối) đều có tẩm ướp gia vị theo kinh nghiệm mỗi người.
Riêng khâu gói bánh, nấu bánh đòi hỏi phải làm đúng kỹ thuật, cột dây vừa đủ chặt, đun lửa phải đều trong nhiều giờ liền…Đây là một trong những “bí quyết” bánh tét Trà Cuôn để cả tuần vẫn không bị hỏng.
Bí thư Đảng ủy xã Kim Hòa, Huỳnh Hữu Công, phấn khởi cho biết: Làng nghề bánh tét Trà Cuôn đóng vai trò đang trọng trong việc đảm bảo anh sinh xã hội, phát triển nông thôn.
Trong số 375 hộ dân sinh sống tại ấp Trà Cuôn hiện có 124 hộ trực tiếp tham gia các công đoạn từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm bánh tét Trà Cuôn.
Riêng các đoạn gói bánh, hiện có 124 lao động tham gia tại các cơ sở sản xuất, với mức lương ổn định 1.200.000 đồng/người/tháng…
Ủy ban Nhân dân huyện Cầu Ngang hiện đang phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng Đề án “Phát triển làng nghề bánh tét Trà Cuôn.”
Theo đó, tăng cường trang bị các kỹ năng cần thiết cho các doanh nghiệp, hộ cá thể sản xuất, kinh doanh; qui hoạch và xây dựng vùng nguyên liệu; hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn làng nghề; tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ…
Riêng xã Kim Hòa đã tiến hành qui hoạch 50ha trồng giống nếp sáp, thành lập 7 tổ sản xuất để thống nhất về chất lượng, trọng lượng bánh tét Trà Cuôn.
Đặc biệt, Tổ chức GTZ của Đức mời tiến sĩ Phan Thị Giác Tâm, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh tham gia hướng dẫn cho cho các cơ sở sản xuất bánh tét Trà Cuôn nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm.../.
Huy Hoàng (TTXVN/Vietnam+)