Quyền con người là một giá trị tổng hợp cả về vật chất lẫn tinh thần. Ở hàm nghĩa bao quát nhất, đó là quyền của các cộng đồng, dân tộc, quốc gia, trong đó có quyền chiến đấu giành độc lập cho đất nước, quyền tự quyết, quyền phát triển, quyền bình đẳng...
Bảo đảm quyền con người trước hết thuộc trách nhiệm của mỗi quốc gia và không một ai, dù với tư cách gì, được phép lợi dụng vấn đề nhân quyền như một công cụ chính trị gây sức ép trong quan hệ quốc tế. Vì thế, chẳng có gì ngạc nhiên khi cái gọi là “Báo cáo tình hình nhân quyền năm 2009” của Bộ Ngoại giao Mỹ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ trong dư luận các nước.
Điều khôi hài là Bộ Ngoại giao Mỹ năm nào cũng tái diễn diễn việc công bố báo cáo tình hình nhân quyền trên thế giới.
Hàng loạt nước ở khắp các châu lục tiếp tục nằm trong “tầm ngắm” của Washington, từ Trung Quốc, Nga đến Iran, Cuba, Thụy Sĩ, Hungary, Romania...
Phần nội dung tường trình về Việt Nam cũng chẳng có gì mới. Vẫn là những đánh giá không khách quan dựa trên những thông tin sai sự thật về tình hình thực tế ở Việt Nam, bộc lộ lối tư duy áp đặt từng được sử dụng nhiều lần trong các báo cáo trước.
Dù thừa nhận những đổi thay tích cực ở Việt Nam song báo cáo vẫn chưa vượt qua được thiên kiến và cách nhìn sai lệch.
Chính sách nhất quán của Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền con người, coi con người là mục tiêu và trung tâm của sự phát triển. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc bảo đảm quyền con người trên tất cả các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, và được cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Hẳn chúng ta còn nhớ tại cuộc họp ở Geneva (Thụy Sĩ) trung tuần tháng 5/2009, nhóm công tác đặc biệt của Hội đồng nhân quyền theo cơ chế kiểm điểm định kỳ của Liên hợp quốc đã đánh giá cao những thành tựu nhiều mặt của Việt Nam, đặc biệt trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc.
Báo chí cũng ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Nhà nước Việt Nam luôn tạo điều kiện để báo chí phát triển bằng cách tạo dựng khuôn khổ pháp lý đầy đủ và chính sách thuận lợi nhằm bảo đảm tự do báo chí và tự do ngôn luận.
Bằng chứng là Nhà nước Việt Nam đã và đang sửa đổi Luật Báo chí và ban hành thêm nhiều quy định mới, vừa đáp ứng những điều kiện đặc thù về văn hóa, lịch sử của xã hội Việt Nam, vừa phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế.
Chủ trương nhất quán của Nhà nước Việt Nam là đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo, tạo mọi điều kiện để mọi dân tộc, mọi tôn giáo được phát triển đồng đều. Đó chính là lý do vì sao sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam lại phát triển nhanh và mạnh như vậy trong nhiều năm trở lại đây.
Vì thế, khi đưa ra nhận xét rằng “Chính quyền Việt Nam vẫn hạn chế quyền tự do của các giáo hội Phật giáo,” chắc hẳn họ đã cố tình quên một sự kiện lớn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngay trong những ngày đầu tháng Ba này. Đó là đại lễ cung nghinh Ngọc Xá lợi Phật từ Ấn Độ về chùa Bái Đính - ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á sau khi được hoàn tất xây dựng.
Lễ cung nghinh Ngọc Xá lợi Phật đã được chính quyền tổ chức đặc biệt trang trọng với sự tham dự của hơn 15.000 người.
Sự có mặt của đông đảo phật tử trong một lễ hội như vậy là lời khẳng định rằng Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc, là bằng chứng thể hiện niềm tin của người dân đối với chính sách tôn giáo của Chính phủ Việt Nam.
Rõ ràng, những gì nêu trong Báo cáo nhân quyền năm 2009 của Bộ Ngoại giao Mỹ hoàn toàn không đúng với thực tế ở Việt Nam cũng như không đại diện cho suy nghĩ của đông đảo người dân Mỹ.
Ở Việt Nam không có tù nhân tôn giáo hay tù nhân chính trị. Những nhân vật mà bản báo cáo tung hô là “những nhà hoạt động đấu tranh vì nhân quyền và dân chủ," nực cười thay, lại là những kẻ vi phạm luật pháp Việt Nam.
Những biện pháp mà Nhà nước Việt Nam thực hiện trong thời gian qua là nhằm duy trì ổn định chính trị-xã hội để bảo đảm sự phát triển. Những hành vi vi phạm pháp luật, đe dọa lợi ích căn bản của đất nước đều phải bị trừng trị theo pháp luật.
Sự thật hiển nhiên ở Việt Nam chính là câu trả lời đanh thép nhất cho các nhà chức trách Mỹ. Nền dân chủ ở Việt Nam phải do chính nhân dân Việt Nam xây dựng, để bảo vệ lợi ích của người dân Việt Nam.
Tiếc rằng, trong một thế giới mà việc tôn trọng chủ quyền độc lập và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau đã trở thành những nguyên tắc cơ bản nhất thì Bộ Ngoại giao Mỹ lại cho công bố bản báo cáo với những nội dung thiếu khách quan, thiếu công bằng và phiến diện.
Với tinh thần hòa hiếu, Việt Nam luôn sẵn sàng hợp tác và đối thoại với các nước và các tổ chức quốc tế, trong đó có Mỹ. Chỉ có đối thoại để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau về những khác biệt, kể cả vấn đề quyền con người, mới thực sự có lợi trong bối cảnh có nhiều cơ hội hợp tác mới đang mở ra trong quan hệ giữa hai nước./.
Bảo đảm quyền con người trước hết thuộc trách nhiệm của mỗi quốc gia và không một ai, dù với tư cách gì, được phép lợi dụng vấn đề nhân quyền như một công cụ chính trị gây sức ép trong quan hệ quốc tế. Vì thế, chẳng có gì ngạc nhiên khi cái gọi là “Báo cáo tình hình nhân quyền năm 2009” của Bộ Ngoại giao Mỹ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ trong dư luận các nước.
Điều khôi hài là Bộ Ngoại giao Mỹ năm nào cũng tái diễn diễn việc công bố báo cáo tình hình nhân quyền trên thế giới.
Hàng loạt nước ở khắp các châu lục tiếp tục nằm trong “tầm ngắm” của Washington, từ Trung Quốc, Nga đến Iran, Cuba, Thụy Sĩ, Hungary, Romania...
Phần nội dung tường trình về Việt Nam cũng chẳng có gì mới. Vẫn là những đánh giá không khách quan dựa trên những thông tin sai sự thật về tình hình thực tế ở Việt Nam, bộc lộ lối tư duy áp đặt từng được sử dụng nhiều lần trong các báo cáo trước.
Dù thừa nhận những đổi thay tích cực ở Việt Nam song báo cáo vẫn chưa vượt qua được thiên kiến và cách nhìn sai lệch.
Chính sách nhất quán của Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền con người, coi con người là mục tiêu và trung tâm của sự phát triển. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc bảo đảm quyền con người trên tất cả các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, và được cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Hẳn chúng ta còn nhớ tại cuộc họp ở Geneva (Thụy Sĩ) trung tuần tháng 5/2009, nhóm công tác đặc biệt của Hội đồng nhân quyền theo cơ chế kiểm điểm định kỳ của Liên hợp quốc đã đánh giá cao những thành tựu nhiều mặt của Việt Nam, đặc biệt trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc.
Báo chí cũng ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Nhà nước Việt Nam luôn tạo điều kiện để báo chí phát triển bằng cách tạo dựng khuôn khổ pháp lý đầy đủ và chính sách thuận lợi nhằm bảo đảm tự do báo chí và tự do ngôn luận.
Bằng chứng là Nhà nước Việt Nam đã và đang sửa đổi Luật Báo chí và ban hành thêm nhiều quy định mới, vừa đáp ứng những điều kiện đặc thù về văn hóa, lịch sử của xã hội Việt Nam, vừa phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế.
Chủ trương nhất quán của Nhà nước Việt Nam là đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo, tạo mọi điều kiện để mọi dân tộc, mọi tôn giáo được phát triển đồng đều. Đó chính là lý do vì sao sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam lại phát triển nhanh và mạnh như vậy trong nhiều năm trở lại đây.
Vì thế, khi đưa ra nhận xét rằng “Chính quyền Việt Nam vẫn hạn chế quyền tự do của các giáo hội Phật giáo,” chắc hẳn họ đã cố tình quên một sự kiện lớn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngay trong những ngày đầu tháng Ba này. Đó là đại lễ cung nghinh Ngọc Xá lợi Phật từ Ấn Độ về chùa Bái Đính - ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á sau khi được hoàn tất xây dựng.
Lễ cung nghinh Ngọc Xá lợi Phật đã được chính quyền tổ chức đặc biệt trang trọng với sự tham dự của hơn 15.000 người.
Sự có mặt của đông đảo phật tử trong một lễ hội như vậy là lời khẳng định rằng Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc, là bằng chứng thể hiện niềm tin của người dân đối với chính sách tôn giáo của Chính phủ Việt Nam.
Rõ ràng, những gì nêu trong Báo cáo nhân quyền năm 2009 của Bộ Ngoại giao Mỹ hoàn toàn không đúng với thực tế ở Việt Nam cũng như không đại diện cho suy nghĩ của đông đảo người dân Mỹ.
Ở Việt Nam không có tù nhân tôn giáo hay tù nhân chính trị. Những nhân vật mà bản báo cáo tung hô là “những nhà hoạt động đấu tranh vì nhân quyền và dân chủ," nực cười thay, lại là những kẻ vi phạm luật pháp Việt Nam.
Những biện pháp mà Nhà nước Việt Nam thực hiện trong thời gian qua là nhằm duy trì ổn định chính trị-xã hội để bảo đảm sự phát triển. Những hành vi vi phạm pháp luật, đe dọa lợi ích căn bản của đất nước đều phải bị trừng trị theo pháp luật.
Sự thật hiển nhiên ở Việt Nam chính là câu trả lời đanh thép nhất cho các nhà chức trách Mỹ. Nền dân chủ ở Việt Nam phải do chính nhân dân Việt Nam xây dựng, để bảo vệ lợi ích của người dân Việt Nam.
Tiếc rằng, trong một thế giới mà việc tôn trọng chủ quyền độc lập và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau đã trở thành những nguyên tắc cơ bản nhất thì Bộ Ngoại giao Mỹ lại cho công bố bản báo cáo với những nội dung thiếu khách quan, thiếu công bằng và phiến diện.
Với tinh thần hòa hiếu, Việt Nam luôn sẵn sàng hợp tác và đối thoại với các nước và các tổ chức quốc tế, trong đó có Mỹ. Chỉ có đối thoại để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau về những khác biệt, kể cả vấn đề quyền con người, mới thực sự có lợi trong bối cảnh có nhiều cơ hội hợp tác mới đang mở ra trong quan hệ giữa hai nước./.
Quỳnh Mai (Vietnam+)