Chiều 2/6, thảo luận tại tổ về Dự án Luật Khoáng sản (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm tới những quy định về quyền lợi của nhân dân địa phương nơi có tài nguyên khoáng sản được khai thác.
Các đại biểu đều nhất trí với thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, thực tế hiện nay ở những địa phương có khoáng sản được khai thác, môi trường bị ô nhiễm, cơ sở hạ tầng giao thông bị xuống cấp, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Các nguồn thu từ hoạt động khai thác khoáng sản được cân đối theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước nên không có khoản kinh phí riêng hỗ trợ cho địa phương nơi có khoáng sản; phí môi trường thu từ hoạt động khai thác khoáng sản còn thấp.
Tuy nhiên, những quy định tại Dự thảo Luật về vấn đề này còn chung chung, thiếu tính khả thi. Vì vậy, cần thiết có quy định phân chia, điều tiết nguồn thu từ hoạt động khoáng sản để đầu tư trở lại cho địa phương có khoáng sản được khai thác như quy định của Dự thảo Luật.
Đại biểu Ly Kiều Vân (Quảng Trị) cho rằng quy định về quyền lợi của người dân ở địa phương có khoáng sản được khai thác rất khó thực hiện, thiếu chặt chẽ, chưa có tính ràng buộc nên hiệu lực sẽ không cao.
Mặt khác, Dự thảo quy định việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho các tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất bị thu hồi để thực hiện dự án khai thác khoáng sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, trong khi pháp luật đất đai còn có những hạn chế, đang cần sớm được sửa đổi.
Đại biểu Bế Xuân Trường (Bắc Kạn) nêu thực trạng là hầu hết ở những địa phương có mỏ kim loại quý, người dân không giàu lên và phải hứng chịu nhiều hệ lụy trong khi người được lợi là chủ khai thác còn Nhà nước thì thất thu.
Theo đại biểu Điểu Điều (Bình Phước), tài nguyên khoáng sản là một trong những nguồn lực kinh tế của Việt Nam nhưng có hạn và không thể tái tạo. Việc khai thác những năm qua ở các địa phương còn tồn tại nhiều vấn đề, cần sửa đổi Luật Khoáng sản như thế nào để bảo đảm tính công bằng xã hội trong quản lý, khai thác.
Đại biểu này cho rằng không chỉ quan tâm đến quyền lợi của nhân dân ở những nơi có khoáng sản khai thác mà còn phải bảo đảm quyền lợi của những vùng lân cận, cũng chịu ảnh hưởng, tác động xấu từ việc khai thác. Khai thác khoáng sản nếu không được quản lý chặt chẽ, dễ kéo theo những hậu quả khôn lường về môi trường, xã hội, gây thất thoát, lãng phí, làm mất lòng tin của người dân.
Các đại biểu Phương Thị Thanh (Bắc Kạn), Chu Lê Chinh (Lai Châu) đều đề nghị bỏ cụm từ “khuyến khích” trong khoản 3, Điều 7 “Khuyến khích tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản hỗ trợ đầu tư nâng cấp, duy tu xây dựng cơ sở hạ tầng; hỗ trợ xây dựng các công trình phúc lợi cho nhân dân địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản.”
Thay vào đó, cần có một chế tài ràng buộc để các doanh nghiệp có trách nhiệm đối với địa phương chứ không phải việc làm mang tính hình thức, làm cũng được, không làm cũng được.
Đại biểu Chu Lê Chinh (Lai Châu) cho rằng khai thác khoáng sản tràn lan, tự phát; cấp phép kheo theo quy định, tình trạng khai thác chui dẫn đến thất thoát lớn, kéo theo các vấn đề xã hội phức tạp, giao thông, cơ sở hạ tầng bị ảnh hưởng. Có một nghịch lý là nơi nào có khoáng sản thì kinh tế lại chậm phát triển, đời sống người dân chưa được bảo đảm.
Một nội dung được nhiều đại biểu góp ý là những bất cập trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản thời gian qua, nhất là việc phân công, phân cấp trong quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản chưa hợp lý, nạn khai thác, tiêu thụ khoáng sản trái phép, xuất khẩu khoáng sản thô.
Các đại biểu đồng tình rằng, do chưa có quy định chặt chẽ về điều kiện cấp giấy phép hoạt động khoáng sản, điều kiện chuyển nhượng quyền hoạt động khoáng sản nên chưa xóa bỏ được cơ chế "xin-cho," chưa ngăn chặn được tình trạng đầu cơ trong hoạt động khoáng sản; thiếu các quy định để tăng thu cho ngân sách nhà nước.
Theo đại biểu Bế Xuân Trường (Bắc Kạn), nhiều khâu trong quản lý khai thác khoáng sản dễ bị lợi dụng lách luật nếu không quy định chặt chẽ, nhất là cấp giấy phép thăm dò.
Đại biểu Chu Lê Chinh (Lai Châu), Lê Việt Trường (An Giang) nêu nhận xét Dự thảo Luật Khoáng sản (sửa đổi) tạo cảm giác mở cơ chế quá “thoáng” với những quy định “lỏng lẻo,” nhất là về điều kiện cấp phép thăm dò khoáng sản; về phân cấp thẩm quyền cấp phép tới cả cấp huyện, rất có thể sẽ phát sinh việc khai thác tràn lan.
Theo các đại biểu này, cấp phép thăm dò khoáng sản nên tập trung đầu mối chứ không nên phân cấp tràn lan, việc cấp phép cần căn cứ trên quy hoạch.
Các đại biểu đều đồng tình quan điểm vừa khai thác vừa bảo vệ mới bảo đảm hiệu quả lâu dài trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản./.
Các đại biểu đều nhất trí với thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, thực tế hiện nay ở những địa phương có khoáng sản được khai thác, môi trường bị ô nhiễm, cơ sở hạ tầng giao thông bị xuống cấp, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Các nguồn thu từ hoạt động khai thác khoáng sản được cân đối theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước nên không có khoản kinh phí riêng hỗ trợ cho địa phương nơi có khoáng sản; phí môi trường thu từ hoạt động khai thác khoáng sản còn thấp.
Tuy nhiên, những quy định tại Dự thảo Luật về vấn đề này còn chung chung, thiếu tính khả thi. Vì vậy, cần thiết có quy định phân chia, điều tiết nguồn thu từ hoạt động khoáng sản để đầu tư trở lại cho địa phương có khoáng sản được khai thác như quy định của Dự thảo Luật.
Đại biểu Ly Kiều Vân (Quảng Trị) cho rằng quy định về quyền lợi của người dân ở địa phương có khoáng sản được khai thác rất khó thực hiện, thiếu chặt chẽ, chưa có tính ràng buộc nên hiệu lực sẽ không cao.
Mặt khác, Dự thảo quy định việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho các tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất bị thu hồi để thực hiện dự án khai thác khoáng sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, trong khi pháp luật đất đai còn có những hạn chế, đang cần sớm được sửa đổi.
Đại biểu Bế Xuân Trường (Bắc Kạn) nêu thực trạng là hầu hết ở những địa phương có mỏ kim loại quý, người dân không giàu lên và phải hứng chịu nhiều hệ lụy trong khi người được lợi là chủ khai thác còn Nhà nước thì thất thu.
Theo đại biểu Điểu Điều (Bình Phước), tài nguyên khoáng sản là một trong những nguồn lực kinh tế của Việt Nam nhưng có hạn và không thể tái tạo. Việc khai thác những năm qua ở các địa phương còn tồn tại nhiều vấn đề, cần sửa đổi Luật Khoáng sản như thế nào để bảo đảm tính công bằng xã hội trong quản lý, khai thác.
Đại biểu này cho rằng không chỉ quan tâm đến quyền lợi của nhân dân ở những nơi có khoáng sản khai thác mà còn phải bảo đảm quyền lợi của những vùng lân cận, cũng chịu ảnh hưởng, tác động xấu từ việc khai thác. Khai thác khoáng sản nếu không được quản lý chặt chẽ, dễ kéo theo những hậu quả khôn lường về môi trường, xã hội, gây thất thoát, lãng phí, làm mất lòng tin của người dân.
Các đại biểu Phương Thị Thanh (Bắc Kạn), Chu Lê Chinh (Lai Châu) đều đề nghị bỏ cụm từ “khuyến khích” trong khoản 3, Điều 7 “Khuyến khích tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản hỗ trợ đầu tư nâng cấp, duy tu xây dựng cơ sở hạ tầng; hỗ trợ xây dựng các công trình phúc lợi cho nhân dân địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản.”
Thay vào đó, cần có một chế tài ràng buộc để các doanh nghiệp có trách nhiệm đối với địa phương chứ không phải việc làm mang tính hình thức, làm cũng được, không làm cũng được.
Đại biểu Chu Lê Chinh (Lai Châu) cho rằng khai thác khoáng sản tràn lan, tự phát; cấp phép kheo theo quy định, tình trạng khai thác chui dẫn đến thất thoát lớn, kéo theo các vấn đề xã hội phức tạp, giao thông, cơ sở hạ tầng bị ảnh hưởng. Có một nghịch lý là nơi nào có khoáng sản thì kinh tế lại chậm phát triển, đời sống người dân chưa được bảo đảm.
Một nội dung được nhiều đại biểu góp ý là những bất cập trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản thời gian qua, nhất là việc phân công, phân cấp trong quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản chưa hợp lý, nạn khai thác, tiêu thụ khoáng sản trái phép, xuất khẩu khoáng sản thô.
Các đại biểu đồng tình rằng, do chưa có quy định chặt chẽ về điều kiện cấp giấy phép hoạt động khoáng sản, điều kiện chuyển nhượng quyền hoạt động khoáng sản nên chưa xóa bỏ được cơ chế "xin-cho," chưa ngăn chặn được tình trạng đầu cơ trong hoạt động khoáng sản; thiếu các quy định để tăng thu cho ngân sách nhà nước.
Theo đại biểu Bế Xuân Trường (Bắc Kạn), nhiều khâu trong quản lý khai thác khoáng sản dễ bị lợi dụng lách luật nếu không quy định chặt chẽ, nhất là cấp giấy phép thăm dò.
Đại biểu Chu Lê Chinh (Lai Châu), Lê Việt Trường (An Giang) nêu nhận xét Dự thảo Luật Khoáng sản (sửa đổi) tạo cảm giác mở cơ chế quá “thoáng” với những quy định “lỏng lẻo,” nhất là về điều kiện cấp phép thăm dò khoáng sản; về phân cấp thẩm quyền cấp phép tới cả cấp huyện, rất có thể sẽ phát sinh việc khai thác tràn lan.
Theo các đại biểu này, cấp phép thăm dò khoáng sản nên tập trung đầu mối chứ không nên phân cấp tràn lan, việc cấp phép cần căn cứ trên quy hoạch.
Các đại biểu đều đồng tình quan điểm vừa khai thác vừa bảo vệ mới bảo đảm hiệu quả lâu dài trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản./.
Thanh Hòa (TTXVN/Vietnam+)