Hiện nay, hệ thống đô thị quốc gia đang phát triển nhanh với mạng lưới lên tới 752 đô thị. Ngoài hai đô thị đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, cả nước có 9 đô thị loại I, 12 đô thị loại II, 45 đô thị loại III , 41 đô thị loại IV, nhiều nhất là đô thị loại V (643 đô thị) chiếm tới 86%.
Những con số này đã cho thấy sự phân bố mất cân đối giữa các loại đô thị, đặc biệt là giữa đô thị loại IV và V.
Theo đại diện Bộ Xây dựng, báo cáo tình hình phát triển đô thị giai đoạn đến 2015 và 2025 nhằm thực hiện điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 do các địa phương tập hợp về vẫn còn nhiều số liệu chưa chuẩn xác.
Có địa phương sau 15 năm không có tăng trưởng về số lượng đô thị như Điện Biên, Hải Dương, Hòa Bình, Hà Giang, Thái Nguyên, Quảng Ninh...
Trong khi đó, ở một số nơi, số lượng đô thị lại tăng đột biến như Vĩnh Phúc, Bình Thuận, Bến Tre, Tiền Giang, Bình Định...
Các chuyên gia cho rằng, các số liệu này chủ yếu dựa vào quy hoạch xây dựng vùng, tỉnh, do đó cần phải rà soát lại các đồ án quy hoạch xây dựng vùng, tỉnh đã được phê duyệt.
Hiện một số thành phố trực thuộc Trung ương chưa sẵn sàng lập quy hoạch phân khu và quy hoạch chuyên ngành (giao thông, cấp thoát nước, quản lý chất thải rắn, cây xanh...) nên thời gian tới cần ban hành hướng dẫn về hai loại quy hoạch mới này.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, cũng cần chú ý triển khai lập quy hoạch phân khu và các loại quy hoạch chuyên ngành ngay sau khi quy hoạch chung được phê duyệt để nâng cao chất lượng đô thị; các cơ quan chức năng cần sớm phối hợp, nghiên cứu soạn thảo Luật Đô thị.
Phó giáo sư, Tiến sỹ Lưu Đức Hải - Cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) cho rằng: Trong công tác nâng loại đô thị, các địa phương cần giảm bớt sự mất cân đối trong hệ thống đô thị, nhất là chú ý xây dựng đồng bộ để các đô thị nhỏ (loại V) sớm đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV.
Ông Hải cũng nêu ra một số mô hình cần được bàn luận thêm trong phát triển đô thị. Cụ thể, tại văn bản số 229/VP-CP ngày 24/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới cấp huyện, cấp xã xuất hiện khuynh hướng chuyển toàn huyện thành thị xã (thị xã Chí Linh, Hương Thủy...), chuyển cả tỉnh thành đô thị lớn (Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên Huế...).
Ở các thành phố trực thuộc Trung ương thì trong thành phố có đô thị vệ tinh cấp thị xã (Sơn Tây là đô thị loại III thuộc thành phố Hà Nội).
Trong khi đó, Hiến pháp lại chưa quy định trong thành phố trực thuộc Trung ương có thể có thành phố, thị xã, thị trấn. Vì vậy, cần sớm nghiên cứu hệ thống đô thị trong các thành phố loại đặc biệt trực thuộc Trung ương như mô hình thành phố trong thành phố./.
Những con số này đã cho thấy sự phân bố mất cân đối giữa các loại đô thị, đặc biệt là giữa đô thị loại IV và V.
Theo đại diện Bộ Xây dựng, báo cáo tình hình phát triển đô thị giai đoạn đến 2015 và 2025 nhằm thực hiện điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 do các địa phương tập hợp về vẫn còn nhiều số liệu chưa chuẩn xác.
Có địa phương sau 15 năm không có tăng trưởng về số lượng đô thị như Điện Biên, Hải Dương, Hòa Bình, Hà Giang, Thái Nguyên, Quảng Ninh...
Trong khi đó, ở một số nơi, số lượng đô thị lại tăng đột biến như Vĩnh Phúc, Bình Thuận, Bến Tre, Tiền Giang, Bình Định...
Các chuyên gia cho rằng, các số liệu này chủ yếu dựa vào quy hoạch xây dựng vùng, tỉnh, do đó cần phải rà soát lại các đồ án quy hoạch xây dựng vùng, tỉnh đã được phê duyệt.
Hiện một số thành phố trực thuộc Trung ương chưa sẵn sàng lập quy hoạch phân khu và quy hoạch chuyên ngành (giao thông, cấp thoát nước, quản lý chất thải rắn, cây xanh...) nên thời gian tới cần ban hành hướng dẫn về hai loại quy hoạch mới này.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, cũng cần chú ý triển khai lập quy hoạch phân khu và các loại quy hoạch chuyên ngành ngay sau khi quy hoạch chung được phê duyệt để nâng cao chất lượng đô thị; các cơ quan chức năng cần sớm phối hợp, nghiên cứu soạn thảo Luật Đô thị.
Phó giáo sư, Tiến sỹ Lưu Đức Hải - Cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) cho rằng: Trong công tác nâng loại đô thị, các địa phương cần giảm bớt sự mất cân đối trong hệ thống đô thị, nhất là chú ý xây dựng đồng bộ để các đô thị nhỏ (loại V) sớm đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV.
Ông Hải cũng nêu ra một số mô hình cần được bàn luận thêm trong phát triển đô thị. Cụ thể, tại văn bản số 229/VP-CP ngày 24/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới cấp huyện, cấp xã xuất hiện khuynh hướng chuyển toàn huyện thành thị xã (thị xã Chí Linh, Hương Thủy...), chuyển cả tỉnh thành đô thị lớn (Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên Huế...).
Ở các thành phố trực thuộc Trung ương thì trong thành phố có đô thị vệ tinh cấp thị xã (Sơn Tây là đô thị loại III thuộc thành phố Hà Nội).
Trong khi đó, Hiến pháp lại chưa quy định trong thành phố trực thuộc Trung ương có thể có thành phố, thị xã, thị trấn. Vì vậy, cần sớm nghiên cứu hệ thống đô thị trong các thành phố loại đặc biệt trực thuộc Trung ương như mô hình thành phố trong thành phố./.
Thu Hằng (TTXVN/Vietnam+)