Đài truyền hình nhà nước Tunisia ngày 5/6 cho biết khoảng 11 người thiệt mạng và hơn 100 người khác bị thương trong các cuộc đụng độ xảy ra trong hai ngày qua giữa các nhóm đối lập tại thị trấn mỏ Metlaoui, cách thủ đô Tunis khoảng 400km về phía Tây Nam.
Đụng độ xảy ra sau khi trong thị trấn lan truyền tin nói rằng chỉ có một số bộ lạc được bố trí công việc tại khu mỏ Gasfa gần thị trấn.
Những người tham gia bạo động đã dùng bom tự chế, súng và gậy sắt để cướp phá và đốt cháy các cửa hàng ở thị trấn Metlaoui.
Chính phủ đã triển khai lực lượng đến Metlaoui để ổn định tình hình. Một nhân chứng tại thị trấn xác nhận lực lượng an ninh đã bắt giữ hàng chục người tham gia bạo động, tịch thu nhiều súng và dao.
Ngoài các biện pháp trên, nhà chức trách cũng đã quyết định kéo dài lệnh giới nghiêm vào ban đêm tại Metlaoui từ 4 giờ chiều đến 6 giờ sáng.
Tunisia là quốc gia đầu tiên tại khối Trung Đông-Bắc Phi bùng nổ làn sóng biểu tình chống chính phù, buộc nhà lãnh đạo quốc gia này vào thời điểm đó là ông Ben Ali phải từ chức hồi tháng 1/2011.
Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, bất chấp việc ông Ben Ali đã từ chức theo yêu sách của người biểu tình, giới lãnh đạo mới của Tunisia vẫn phải đối mặt với thách thức ổn định tình hình vì bạo động vẫn xảy ra liên tiếp tại nhiều nơi ở quốc gia này./.
Đụng độ xảy ra sau khi trong thị trấn lan truyền tin nói rằng chỉ có một số bộ lạc được bố trí công việc tại khu mỏ Gasfa gần thị trấn.
Những người tham gia bạo động đã dùng bom tự chế, súng và gậy sắt để cướp phá và đốt cháy các cửa hàng ở thị trấn Metlaoui.
Chính phủ đã triển khai lực lượng đến Metlaoui để ổn định tình hình. Một nhân chứng tại thị trấn xác nhận lực lượng an ninh đã bắt giữ hàng chục người tham gia bạo động, tịch thu nhiều súng và dao.
Ngoài các biện pháp trên, nhà chức trách cũng đã quyết định kéo dài lệnh giới nghiêm vào ban đêm tại Metlaoui từ 4 giờ chiều đến 6 giờ sáng.
Tunisia là quốc gia đầu tiên tại khối Trung Đông-Bắc Phi bùng nổ làn sóng biểu tình chống chính phù, buộc nhà lãnh đạo quốc gia này vào thời điểm đó là ông Ben Ali phải từ chức hồi tháng 1/2011.
Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, bất chấp việc ông Ben Ali đã từ chức theo yêu sách của người biểu tình, giới lãnh đạo mới của Tunisia vẫn phải đối mặt với thách thức ổn định tình hình vì bạo động vẫn xảy ra liên tiếp tại nhiều nơi ở quốc gia này./.
(TTXVN/Vietnam+)