Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh, tại Việt Nam, thực trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai hiện đang rất đáng báo động.
Thiếu máu là nghiêm trọng nhất ở khu vực Tây Bắc và Nam Trung Bộ. Đáng lưu tâm hơn là 400 phụ nữ độ tuổi mang thai tại thành phố được khảo sát thì phần lớn phụ nữ không nắm rõ về kiến thức dinh dưỡng trong thời gian thai kỳ cũng như tầm quan trọng của những dưỡng chất đó đối với sự phát triển của thai nhi và trẻ sơ sinh.
Phát biểu tại hội thảo “Dinh dưỡng thai kỳ và những ảnh hưởng lên nhận thức của trẻ” do Viện Dinh dưỡng Việt Nam phối hợp với Công ty Abbott Việt Nam tổ chức ngày 30/10, bác sĩ Diệp khuyến cáo, thiếu máu, thiết iốt, vitamin A và thiếu kẽm ở phụ nữ mang thai ở Việt Nam đang ở mức nặng. Vì thế, cần tăng cường truyền thông giáo dục kiến thức, thực hành phụ nữ mang thai, tuổi sinh đẻ; cần bổ sung viên sắt, acid folic, thực phẩm giàu vi chất cho phụ nữ mang thai, tuổi sinh đẻ.
Phụ nữ mang thai cần bổ sung thực phẩm giàu sắt (gan, thịt bò, ngũ cốc nguyên vỏ, trứng rau màu xanh đậm); thực phẩm giàu folic acid (đậu xanh, bơ đậu phộng, gan bò, măng tây); thực phẩm giàu vitamin C (trái cây, rau); thực phẩm giàu kẽm (nhuyễn thể, sữa bổ sung khoáng chất).
Theo một nghiên cứu toàn cầu cho biết, 42% phụ nữ mang thai bị thiếu máu do thiếu sắt và thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ là nguyên nhân gây ra 115.000 ca tử vong cho mẹ mỗi năm.
Đặc biệt, tiến sĩ Carol L. Cheatham, Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng trường Đại học Bắc California, Hoa Kỳ nhấn mạnh, đối với trẻ sơ sinh, nếu không được cung cấp đầy đủ trước và sau sinh các dưỡng chất như sắt, acid folic, choline và DHA sẽ có nguy cơ cao về chậm phát triển nhận thức.
Tiến sĩ Cheatham cho biết thêm, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ tức là chế độ ăn cân bằng với đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu trong thai kỳ và giai đoạn cho con bú có vai trò hết sức quan trọng đối với sức khỏe của bà mẹ và thai nhi. Việc cung cấp không đủ dưỡng chất dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như 3,5 triệu ca tử vong ở bà mẹ và trẻ em và 35% số ca bệnh ở trẻ dưới 5 tuổi./.
Thiếu máu là nghiêm trọng nhất ở khu vực Tây Bắc và Nam Trung Bộ. Đáng lưu tâm hơn là 400 phụ nữ độ tuổi mang thai tại thành phố được khảo sát thì phần lớn phụ nữ không nắm rõ về kiến thức dinh dưỡng trong thời gian thai kỳ cũng như tầm quan trọng của những dưỡng chất đó đối với sự phát triển của thai nhi và trẻ sơ sinh.
Phát biểu tại hội thảo “Dinh dưỡng thai kỳ và những ảnh hưởng lên nhận thức của trẻ” do Viện Dinh dưỡng Việt Nam phối hợp với Công ty Abbott Việt Nam tổ chức ngày 30/10, bác sĩ Diệp khuyến cáo, thiếu máu, thiết iốt, vitamin A và thiếu kẽm ở phụ nữ mang thai ở Việt Nam đang ở mức nặng. Vì thế, cần tăng cường truyền thông giáo dục kiến thức, thực hành phụ nữ mang thai, tuổi sinh đẻ; cần bổ sung viên sắt, acid folic, thực phẩm giàu vi chất cho phụ nữ mang thai, tuổi sinh đẻ.
Phụ nữ mang thai cần bổ sung thực phẩm giàu sắt (gan, thịt bò, ngũ cốc nguyên vỏ, trứng rau màu xanh đậm); thực phẩm giàu folic acid (đậu xanh, bơ đậu phộng, gan bò, măng tây); thực phẩm giàu vitamin C (trái cây, rau); thực phẩm giàu kẽm (nhuyễn thể, sữa bổ sung khoáng chất).
Theo một nghiên cứu toàn cầu cho biết, 42% phụ nữ mang thai bị thiếu máu do thiếu sắt và thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ là nguyên nhân gây ra 115.000 ca tử vong cho mẹ mỗi năm.
Đặc biệt, tiến sĩ Carol L. Cheatham, Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng trường Đại học Bắc California, Hoa Kỳ nhấn mạnh, đối với trẻ sơ sinh, nếu không được cung cấp đầy đủ trước và sau sinh các dưỡng chất như sắt, acid folic, choline và DHA sẽ có nguy cơ cao về chậm phát triển nhận thức.
Tiến sĩ Cheatham cho biết thêm, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ tức là chế độ ăn cân bằng với đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu trong thai kỳ và giai đoạn cho con bú có vai trò hết sức quan trọng đối với sức khỏe của bà mẹ và thai nhi. Việc cung cấp không đủ dưỡng chất dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như 3,5 triệu ca tử vong ở bà mẹ và trẻ em và 35% số ca bệnh ở trẻ dưới 5 tuổi./.
Gia Thuận (TTXVN/Vietnam+)