Hiện tượng sử dụng lao động là trẻ em nhất là trong ngành nông nghiệp không ngừng tăng lên ở Ai Cập và hiện có tới 3 triệu trẻ em làm việc trong ngành này.
Đây là kết luận của một nghiên cứu mới đây của Trung tâm nghiên cứu xã hội và tội phạm học quốc gia (CNRSC).
Nghiên cứu của CNRSC chỉ ra rằng, ngành nông nghiệp sử dụng tới 70% lao động là trẻ em. Lao động trong ngành này rất nguy hiểm đối với trẻ em và việc sử dụng trẻ em cần phải cấm hoàn toàn.
Hàng ngày, trẻ em phải tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm mà không có một phương tiện bảo vệ nào. Trong gần 12 tiếng làm việc liên tục, các em phải chịu sức nóng, lội trong bùn và hứng chịu khói bụi.
Các em phải chạm và hít nhiều loại hóa chất độc hại khi phun thuốc trừ sâu và đối mặt với rất nhiều nguy cơ khi sử dụng các công cụ và máy nông nghiệp mà không được nhận bất kỳ sự bảo hiểm nào.
Các nhà khoa học của CNRSC nhấn mạnh, 54% trẻ em làm việc trên những cánh đồng bị bệnh sán máng, nhiễm giun sán và ỉa chảy kinh niên. 48,5% bị chấn thương nặng trong khi làm việc.
Theo CNRSC, độ tuổi của những em bé lao động này là từ 4 đến 15 tuổi, trong số đó có 1,8% từ 4 đến 5 tuổi và 24,5% từ 6 đến 7 tuổi. Các em này thường làm các công việc như hái bông và ngô. 34,5% trẻ em trong độ tuổi 10 và 11 làm các công việc nặng nhọc hơn như phun thuốc trừ sâu. Hậu quả của lao động trẻ em đó là nạn mù chữ và trẻ em không được đến trường.
Năm 1990, Ai Cập đã ký công ước quốc tế về bảo vệ quyền trẻ em, trong đó có việc trẻ em phải được đến trường và bảo vệ trẻ em chống lại mọi hình thức khai thác kinh tế và lao động nguy hiểm.
Năm 1996, Ai Cập cũng đã ban hành một đạo luật cấm lao động trẻ vị thành niên dưới 14 tuổi và đặt ra những điều kiện và giờ làm việc phù hợp với những em lớn tuổi hơn.
Theo luật này, cha mẹ và những người sử dụng lao động trái phép bị phạt tiền lên tới 500 Le (gần 100 USD). Năm 2008, luật này đã có sự sửa đổi nhằm bảo đảm hơn việc bảo vệ trẻ em. Tuổi lao động hợp pháp là 15 tuổi và số tiền phạt lên tới 1.000 Le (gần 200 USD).
Tuy nhiên, hiện tượng này vẫn không ngừng gia tăng. Năm 2009, Ai Cập có 2,8 triệu lao động trẻ em, tăng 1,5 triệu so với năm 2004 và 2,1 triệu so với năm 2001. Ông Essam Ali, một nhà hoạt động xã hội, cho rằng, vấn đề nằm ở chỗ chính phủ chưa ban hành những văn bản dưới luật quy định những lĩnh vực nguy hiểm cấm sử dụng lao động trẻ em. Ngoài ra, việc thiếu sự giám sát kiểm tra, sự phối hợp giữa các bộ liên quan như Y tế, Phúc lợi xã hội, Giáo dục và Lao động càng làm gia tăng hiện tượng trên.
Nhà xã hội học Azza Korayem cho rằng, một bộ luật là chưa đủ để thay đổi tất cả. Lao động trẻ em là một vấn đề mà đất nước đã trải qua từ nhiều năm. Đa phần lao động trẻ em đều xuất thân từ những gia đình nghèo khó. Các em phải làm việc để giúp đỡ gia đình. Bố mẹ của các em không quan tâm đến luật pháp và quyền trẻ em.
Theo bà Korayem, giải pháp đặt ra là cấp những gói tín dụng cho những gia đình nghèo để họ thực hiện những dự án quy mô mhỏ nhằm cải thiện điều kiện sống và tăng thu nhập. Bên cạnh đó, truyền thông cần tuyên truyền cho mọi người biết quyền của trẻ em và những nguy hiểm khi các em phải lao động quá sớm./.
Đây là kết luận của một nghiên cứu mới đây của Trung tâm nghiên cứu xã hội và tội phạm học quốc gia (CNRSC).
Nghiên cứu của CNRSC chỉ ra rằng, ngành nông nghiệp sử dụng tới 70% lao động là trẻ em. Lao động trong ngành này rất nguy hiểm đối với trẻ em và việc sử dụng trẻ em cần phải cấm hoàn toàn.
Hàng ngày, trẻ em phải tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm mà không có một phương tiện bảo vệ nào. Trong gần 12 tiếng làm việc liên tục, các em phải chịu sức nóng, lội trong bùn và hứng chịu khói bụi.
Các em phải chạm và hít nhiều loại hóa chất độc hại khi phun thuốc trừ sâu và đối mặt với rất nhiều nguy cơ khi sử dụng các công cụ và máy nông nghiệp mà không được nhận bất kỳ sự bảo hiểm nào.
Các nhà khoa học của CNRSC nhấn mạnh, 54% trẻ em làm việc trên những cánh đồng bị bệnh sán máng, nhiễm giun sán và ỉa chảy kinh niên. 48,5% bị chấn thương nặng trong khi làm việc.
Theo CNRSC, độ tuổi của những em bé lao động này là từ 4 đến 15 tuổi, trong số đó có 1,8% từ 4 đến 5 tuổi và 24,5% từ 6 đến 7 tuổi. Các em này thường làm các công việc như hái bông và ngô. 34,5% trẻ em trong độ tuổi 10 và 11 làm các công việc nặng nhọc hơn như phun thuốc trừ sâu. Hậu quả của lao động trẻ em đó là nạn mù chữ và trẻ em không được đến trường.
Năm 1990, Ai Cập đã ký công ước quốc tế về bảo vệ quyền trẻ em, trong đó có việc trẻ em phải được đến trường và bảo vệ trẻ em chống lại mọi hình thức khai thác kinh tế và lao động nguy hiểm.
Năm 1996, Ai Cập cũng đã ban hành một đạo luật cấm lao động trẻ vị thành niên dưới 14 tuổi và đặt ra những điều kiện và giờ làm việc phù hợp với những em lớn tuổi hơn.
Theo luật này, cha mẹ và những người sử dụng lao động trái phép bị phạt tiền lên tới 500 Le (gần 100 USD). Năm 2008, luật này đã có sự sửa đổi nhằm bảo đảm hơn việc bảo vệ trẻ em. Tuổi lao động hợp pháp là 15 tuổi và số tiền phạt lên tới 1.000 Le (gần 200 USD).
Tuy nhiên, hiện tượng này vẫn không ngừng gia tăng. Năm 2009, Ai Cập có 2,8 triệu lao động trẻ em, tăng 1,5 triệu so với năm 2004 và 2,1 triệu so với năm 2001. Ông Essam Ali, một nhà hoạt động xã hội, cho rằng, vấn đề nằm ở chỗ chính phủ chưa ban hành những văn bản dưới luật quy định những lĩnh vực nguy hiểm cấm sử dụng lao động trẻ em. Ngoài ra, việc thiếu sự giám sát kiểm tra, sự phối hợp giữa các bộ liên quan như Y tế, Phúc lợi xã hội, Giáo dục và Lao động càng làm gia tăng hiện tượng trên.
Nhà xã hội học Azza Korayem cho rằng, một bộ luật là chưa đủ để thay đổi tất cả. Lao động trẻ em là một vấn đề mà đất nước đã trải qua từ nhiều năm. Đa phần lao động trẻ em đều xuất thân từ những gia đình nghèo khó. Các em phải làm việc để giúp đỡ gia đình. Bố mẹ của các em không quan tâm đến luật pháp và quyền trẻ em.
Theo bà Korayem, giải pháp đặt ra là cấp những gói tín dụng cho những gia đình nghèo để họ thực hiện những dự án quy mô mhỏ nhằm cải thiện điều kiện sống và tăng thu nhập. Bên cạnh đó, truyền thông cần tuyên truyền cho mọi người biết quyền của trẻ em và những nguy hiểm khi các em phải lao động quá sớm./.
Thanh Bình/Cairo (Vietnam+)