Nghiên cứu thực địa tại 5 tỉnh cho thấy so với 5 năm trước đây, trẻ em tham gia mại dâm ở độ tuổi nhỏ hơn, cả trẻ em gái và trai đều có nguy cơ bị buôn bán xuyên biên giới nhằm mục đích tình dục.
Ngày 16/11, tại Hà Nội, Bộ Lao động-Thương Binh và Xã hội phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức "Hội nghị chia sẻ kết quả nghiên cứu về bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại tại một số tỉnh, thành phố Việt Nam."
Phát biểu tại Hội thảo, chia sẻ kết quả điều tra, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm nhấn mạnh: “Nghiên cứu về tình trạng bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại ở một số tỉnh, thành phố ở Việt Nam cho thấy sự hợp tác hiệu quả giữa Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và UNICEF. Những thông tin thu thập được từ nghiên cứu này sẽ được sử dụng cho các cơ quan liên quan trong việc định hướng nghiên cứu, xây dựng các chính sách về phòng ngừa tình trạng bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại ở Việt Nam."
Nghiên cứu thực địa được thực hiện tại năm tỉnh trong số 63 tỉnh, thành của Việt Nam gồm Hà Nội, Lào Cai, An Giang, Thành phố Hồ Chí Minh và Khánh Hòa.
Kết quả qua các cuộc phỏng vấn và thảo luận nhóm với 566 người cung cấp thông tin, 114 trẻ em, trong đó 51 em là nạn nhân của nạn bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại cho thấy không chỉ là trẻ em gái, tham gia hoạt động mại dâm còn có cả trẻ em trai. So với 5 năm trước đây, trẻ em tham gia mại dâm ở độ tuổi nhỏ hơn. Trẻ em gái và trai đều có nguy cơ bị buôn bán xuyên biên giới nhằm mục đích tình dục.
Trẻ em thường bị buôn bán vì mục đích thương mại, với các quốc gia có chung đường biên giới với Việt Nam và nạn nhân có nguy cơ cao bị nhiễm HIV và các bệnh qua đường tình dục; sử dụng ma túy vừa là nguy cơ dẫn đến nạn bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại, vừa là hậu quả của nạn bóc lột này.
Ông Jesper Moller, Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam cho rằng: “Trẻ em là nạn nhân của mại dâm, buôn bán và khiêu dâm có những trải nghiệm và nhu cầu được bảo vệ khác với người lớn làm mại dâm, bị buôn bán hoặc các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác. Nếu không có một chiến lược về chính sách, các mục tiêu có thể đo lường được và ngân sách phù hợp, nguy cơ bóc lột trẻ em vì mục đích thương mại không những tồn tại dai dẳng mà còn có thể tăng lên trong các năm tới.”
Nghiên cứu tình hình bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại (CSEC) ở một số tỉnh, thành phố ở Việt Nam nhằm cung cấp các thông tin cập nhật về ảnh hưởng, bản chất và xu hướng về nhằm hỗ trợ các hành động trong tương lai để bảo vệ trẻ em và hỗ trợ trẻ em là nạn nhân của tình trạng này./.
Ngày 16/11, tại Hà Nội, Bộ Lao động-Thương Binh và Xã hội phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức "Hội nghị chia sẻ kết quả nghiên cứu về bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại tại một số tỉnh, thành phố Việt Nam."
Phát biểu tại Hội thảo, chia sẻ kết quả điều tra, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm nhấn mạnh: “Nghiên cứu về tình trạng bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại ở một số tỉnh, thành phố ở Việt Nam cho thấy sự hợp tác hiệu quả giữa Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và UNICEF. Những thông tin thu thập được từ nghiên cứu này sẽ được sử dụng cho các cơ quan liên quan trong việc định hướng nghiên cứu, xây dựng các chính sách về phòng ngừa tình trạng bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại ở Việt Nam."
Nghiên cứu thực địa được thực hiện tại năm tỉnh trong số 63 tỉnh, thành của Việt Nam gồm Hà Nội, Lào Cai, An Giang, Thành phố Hồ Chí Minh và Khánh Hòa.
Kết quả qua các cuộc phỏng vấn và thảo luận nhóm với 566 người cung cấp thông tin, 114 trẻ em, trong đó 51 em là nạn nhân của nạn bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại cho thấy không chỉ là trẻ em gái, tham gia hoạt động mại dâm còn có cả trẻ em trai. So với 5 năm trước đây, trẻ em tham gia mại dâm ở độ tuổi nhỏ hơn. Trẻ em gái và trai đều có nguy cơ bị buôn bán xuyên biên giới nhằm mục đích tình dục.
Trẻ em thường bị buôn bán vì mục đích thương mại, với các quốc gia có chung đường biên giới với Việt Nam và nạn nhân có nguy cơ cao bị nhiễm HIV và các bệnh qua đường tình dục; sử dụng ma túy vừa là nguy cơ dẫn đến nạn bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại, vừa là hậu quả của nạn bóc lột này.
Ông Jesper Moller, Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam cho rằng: “Trẻ em là nạn nhân của mại dâm, buôn bán và khiêu dâm có những trải nghiệm và nhu cầu được bảo vệ khác với người lớn làm mại dâm, bị buôn bán hoặc các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác. Nếu không có một chiến lược về chính sách, các mục tiêu có thể đo lường được và ngân sách phù hợp, nguy cơ bóc lột trẻ em vì mục đích thương mại không những tồn tại dai dẳng mà còn có thể tăng lên trong các năm tới.”
Nghiên cứu tình hình bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại (CSEC) ở một số tỉnh, thành phố ở Việt Nam nhằm cung cấp các thông tin cập nhật về ảnh hưởng, bản chất và xu hướng về nhằm hỗ trợ các hành động trong tương lai để bảo vệ trẻ em và hỗ trợ trẻ em là nạn nhân của tình trạng này./.
Bùi Thanh Hải (TTXVN)