Nhận định về tình trạng nhiều vũ trường hiện nay đang lách luật, bà Vũ Thùy Anh, Trưởng phòng quản lý văn hóa, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đã lên tiếng cảnh báo về những tệ nạn có thể phát sinh do hình thức “sàn núp bóng” này gây nên.
Theo bà Thùy Anh, trong thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố Hà Nội đang nổi lên hoạt động lách luật của các cơ sở kinh doanh vũ trường. Các chủ cơ sở này thường mở các Câu lạc bộ đêm, nhà hàng kinh doanh ăn uống hoặc rượu mạnh rồi mở nhạc mạnh cho khách uống rượu và nhún nhảy.
“Đáng lưu ý là, cách bài trí, thiết kế của các địa điểm này không khác gì một vũ trường thực sự,” bà Thùy Anh nhấn mạnh.
Trong khi đó, điều đáng nói là, vị đại diện của Sở cho hay, từ khi Nghị định 103/2009/NĐ-CP của Chính phủ về việc cho cấp phép kinh doanh vũ trường được ban hành đến nay, Sở này không cấp phép được bất cứ một trường hợp mới nào. Vì vậy, trên thực tế, hiện Hà Nội chỉ có 2 vũ trường đúng nghĩa đang hoạt đọng thuộc quy hoạch của quận Ba Đình là Khách sạn Hà Nội Daewo và Khách sạn Hà Nội.
Bà Thùy Anh cũng dẫn ra một loạt các dẫn chứng cho thấy hiện có khá nhiều vũ trường “chui” đang núp bóng một cách tinh vi. Có cơ sở trong giấy đăng ký kinh doanh không được cấp phép kinh doanh quán bar nhưng lại được cấp phép hoạt động biểu diễn nghệ thuật, kinh doanh rượu.
“Điển hình là quán bar thuộc tòa nhà Grand Plaza trên phố Trần Duy Hưng có cách thiết kế không khác gì một vũ trường,” bà Thùy Anh ví dụ.
Đối với loại hình karaoke vốn tồn tại nhiều tệ nạn, theo báo cáo của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, hiện nay có nhiều cơ sở kinh doanh không phép. Đáng chú ý là quận Cầu Giấy với 52 cơ sở, huyện Ứng Hòa 56 cơ sở. Một số cơ sở có khoảng cách gần với Ủy ban nhân dân quận, cơ quan hành chính nhà nước, trường học…
Trong khi đó, Thiếu tướng Trần Thùy, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cũng cho biết thêm, hiện trên địa bàn thành phố vẫn còn tồn tại đến 321 cơ sở kinh doanh karaoke không phép. Đây cũng là những nơi rất dễ phát sinh các tệ nạn xã hội, điển hình là nạn mại dâm.
Để ngăn chặn những tệ nạn xã hội phát sinh ở những điểm này, bà Anh cho biết, Sở Văn Hóa Thể thao và Du lịch đã đề nghị Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã rà soát, kiểm tra và chấn chỉnh ngay việc cấp phép hoạt động với các cơ sở này. Đối với các cơ sở không đủ điều kiện hoạt động, cơ quan chức năng cần phải đình chỉ hoạt động.
Dự kiến, trong quý II năm 2012, Sở cũng sẽ thành lập tổ công tác liên ngành để thẩm định và phê duyệt các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực này theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội./.
Theo bà Thùy Anh, trong thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố Hà Nội đang nổi lên hoạt động lách luật của các cơ sở kinh doanh vũ trường. Các chủ cơ sở này thường mở các Câu lạc bộ đêm, nhà hàng kinh doanh ăn uống hoặc rượu mạnh rồi mở nhạc mạnh cho khách uống rượu và nhún nhảy.
“Đáng lưu ý là, cách bài trí, thiết kế của các địa điểm này không khác gì một vũ trường thực sự,” bà Thùy Anh nhấn mạnh.
Trong khi đó, điều đáng nói là, vị đại diện của Sở cho hay, từ khi Nghị định 103/2009/NĐ-CP của Chính phủ về việc cho cấp phép kinh doanh vũ trường được ban hành đến nay, Sở này không cấp phép được bất cứ một trường hợp mới nào. Vì vậy, trên thực tế, hiện Hà Nội chỉ có 2 vũ trường đúng nghĩa đang hoạt đọng thuộc quy hoạch của quận Ba Đình là Khách sạn Hà Nội Daewo và Khách sạn Hà Nội.
Bà Thùy Anh cũng dẫn ra một loạt các dẫn chứng cho thấy hiện có khá nhiều vũ trường “chui” đang núp bóng một cách tinh vi. Có cơ sở trong giấy đăng ký kinh doanh không được cấp phép kinh doanh quán bar nhưng lại được cấp phép hoạt động biểu diễn nghệ thuật, kinh doanh rượu.
“Điển hình là quán bar thuộc tòa nhà Grand Plaza trên phố Trần Duy Hưng có cách thiết kế không khác gì một vũ trường,” bà Thùy Anh ví dụ.
Đối với loại hình karaoke vốn tồn tại nhiều tệ nạn, theo báo cáo của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, hiện nay có nhiều cơ sở kinh doanh không phép. Đáng chú ý là quận Cầu Giấy với 52 cơ sở, huyện Ứng Hòa 56 cơ sở. Một số cơ sở có khoảng cách gần với Ủy ban nhân dân quận, cơ quan hành chính nhà nước, trường học…
Trong khi đó, Thiếu tướng Trần Thùy, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cũng cho biết thêm, hiện trên địa bàn thành phố vẫn còn tồn tại đến 321 cơ sở kinh doanh karaoke không phép. Đây cũng là những nơi rất dễ phát sinh các tệ nạn xã hội, điển hình là nạn mại dâm.
Để ngăn chặn những tệ nạn xã hội phát sinh ở những điểm này, bà Anh cho biết, Sở Văn Hóa Thể thao và Du lịch đã đề nghị Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã rà soát, kiểm tra và chấn chỉnh ngay việc cấp phép hoạt động với các cơ sở này. Đối với các cơ sở không đủ điều kiện hoạt động, cơ quan chức năng cần phải đình chỉ hoạt động.
Dự kiến, trong quý II năm 2012, Sở cũng sẽ thành lập tổ công tác liên ngành để thẩm định và phê duyệt các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực này theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội./.
Sơn Bách (Vietnam+)