Một bài viết đăng tải trên tờ USA Today số ra ngày 18/8 nhận xét Việt kiều ở Mỹ mỗi năm đã chuyển về Việt Nam hàng tỷ USD để mua bất động sản, mở rộng kinh doanh và hỗ trợ gia đình. Đây là cách thông dụng mà ngày càng nhiều Việt kiều áp dụng để đầu tư cho quê hương.
Dẫn nguồn tư liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bài báo cho biết từ năm 2001 đến hết năm 2008, lượng kiều hối gửi về Việt Nam hàng năm đã tăng gấp ba lần, lên tới 7,2 tỷ USD vào năm 2008, tương đương khoảng 8% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam. Tuy nhiên, năm ngoái lượng kiều hối giảm xuống còn khoảng 6,8 tỷ USD do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu.
Bài báo cũng trích đăng lời của ông Daniel Mont, chuyên gia cao cấp của WB tại Việt Nam: "Chúng tôi hy vọng khi kinh tế thế giới hồi phục và Chính phủ Việt Nam chú trọng chính sách lao động ở nước ngoài thì lượng kiều hối sẽ tăng."
Ông Ahmad Ahsan, nhà kinh tế hàng đầu của WB phụ trách khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, dự báo lượng kiều hối gửi về các nước đang phát triển, kể cả Việt Nam, sẽ tăng 6,2% trong năm 2010 và tăng 7,1% vào năm tiếp theo.
Đối với các nước có thu nhập thấp và trung bình, kiều hối không chỉ giúp cải thiện mức sống của người dân mà còn giúp các nước này có nguồn kinh phí trang trải nhập khẩu và giảm thâm hụt thương mại. Trong năm 2008, các nước này nhận được 335,8 tỷ USD kiều hối. Tại nhiều nước nghèo, kiều hối đã trở nên quan trọng hơn cả tiền đầu tư của nước ngoài.
Tờ USA Today cũng dẫn nguồn tài liệu do ngân hàng Wells Fargo cung cấp cho biết số tiền trung bình trong mỗi giao dịch cao nhất là 1.662 USD thường được chuyển đến Ấn Độ, tiếp sau đó là mức 1.369 USD được chuyển đến Việt Nam. Wells Fargo là ngân hàng đang cung cấp dịch vụ chuyển tiền từ Mỹ đến 15 nước châu Á và Mỹ Latin.
Theo ông Daniel Ayala, Trưởng bộ phận Dịch vụ Ngoại hối toàn cầu của Wells Fargo, lý do chính khiến Việt kiều gửi tiền về Việt Nam là sức hấp dẫn của kinh doanh và hỗ trợ họ hàng. Theo ông Ayala, tỷ lệ các doanh nghiệp trong nước nhận được hỗ trợ của Việt kiều là tương đối cao.
Giáo sư luật Trường Đại học Iowa của Mỹ, ông Mark Sidel, cho biết trong vài năm gần đây, ngày càng nhiều Việt kiều gửi tiền về quê nhà vì mục đích từ thiện, hỗ trợ các dự án liên quan tới chăm sóc sức khỏe và giáo dục. Theo ông, lượng kiều hối này chủ yếu là từ Việt kiều tại Mỹ, sau đó đến Australia, Pháp và Canada.
Giáo sư Sidel cũng cho rằng kiều hối và đầu tư vào Việt Nam đã lên đến vài tỷ USD mỗi năm. Trong tương lai, khi Việt kiều ngày càng gắn bó với quê hương, lượng kiều hối sẽ tiếp tục tăng./.
Dẫn nguồn tư liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bài báo cho biết từ năm 2001 đến hết năm 2008, lượng kiều hối gửi về Việt Nam hàng năm đã tăng gấp ba lần, lên tới 7,2 tỷ USD vào năm 2008, tương đương khoảng 8% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam. Tuy nhiên, năm ngoái lượng kiều hối giảm xuống còn khoảng 6,8 tỷ USD do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu.
Bài báo cũng trích đăng lời của ông Daniel Mont, chuyên gia cao cấp của WB tại Việt Nam: "Chúng tôi hy vọng khi kinh tế thế giới hồi phục và Chính phủ Việt Nam chú trọng chính sách lao động ở nước ngoài thì lượng kiều hối sẽ tăng."
Ông Ahmad Ahsan, nhà kinh tế hàng đầu của WB phụ trách khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, dự báo lượng kiều hối gửi về các nước đang phát triển, kể cả Việt Nam, sẽ tăng 6,2% trong năm 2010 và tăng 7,1% vào năm tiếp theo.
Đối với các nước có thu nhập thấp và trung bình, kiều hối không chỉ giúp cải thiện mức sống của người dân mà còn giúp các nước này có nguồn kinh phí trang trải nhập khẩu và giảm thâm hụt thương mại. Trong năm 2008, các nước này nhận được 335,8 tỷ USD kiều hối. Tại nhiều nước nghèo, kiều hối đã trở nên quan trọng hơn cả tiền đầu tư của nước ngoài.
Tờ USA Today cũng dẫn nguồn tài liệu do ngân hàng Wells Fargo cung cấp cho biết số tiền trung bình trong mỗi giao dịch cao nhất là 1.662 USD thường được chuyển đến Ấn Độ, tiếp sau đó là mức 1.369 USD được chuyển đến Việt Nam. Wells Fargo là ngân hàng đang cung cấp dịch vụ chuyển tiền từ Mỹ đến 15 nước châu Á và Mỹ Latin.
Theo ông Daniel Ayala, Trưởng bộ phận Dịch vụ Ngoại hối toàn cầu của Wells Fargo, lý do chính khiến Việt kiều gửi tiền về Việt Nam là sức hấp dẫn của kinh doanh và hỗ trợ họ hàng. Theo ông Ayala, tỷ lệ các doanh nghiệp trong nước nhận được hỗ trợ của Việt kiều là tương đối cao.
Giáo sư luật Trường Đại học Iowa của Mỹ, ông Mark Sidel, cho biết trong vài năm gần đây, ngày càng nhiều Việt kiều gửi tiền về quê nhà vì mục đích từ thiện, hỗ trợ các dự án liên quan tới chăm sóc sức khỏe và giáo dục. Theo ông, lượng kiều hối này chủ yếu là từ Việt kiều tại Mỹ, sau đó đến Australia, Pháp và Canada.
Giáo sư Sidel cũng cho rằng kiều hối và đầu tư vào Việt Nam đã lên đến vài tỷ USD mỗi năm. Trong tương lai, khi Việt kiều ngày càng gắn bó với quê hương, lượng kiều hối sẽ tiếp tục tăng./.
(TTXVN/Vietnam+)