Trong những ngày này, hai hãng thông tấn hàng đầu của Nga là ITAR-TASS và RIA-Novosti đều phản ánh chi tiết chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Thủ tướng Dmitry Medvedev.
Hai hãng thông tấn trên nêu bật sự kiện trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam từ ngày 6-7/11, Thủ tướng Medvedev sẽ gặp và hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhằm thảo luận về quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại song phương, sự phối hợp hành động giữa Liên minh Hải quan (TS - gồm ba nước Nga, Belarus và Kazakhstan với Việt Nam, hợp tác quân sự-kỹ thuật Nga-Việt, hợp tác năng lượng và nhân văn, phối hợp sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình và liên doanh dầu-khí.
Dự kiến, hai bên sẽ ký nhiều văn kiện hợp tác, gồm Hiệp định liên chính phủ về phối hợp sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình; Thỏa thuận thành lập Nhóm công tác cao cấp Nga-Việt về các dự án đầu tư ưu tiên cùng Văn bản về hiểu biết lẫn nhau và phối hợp hành động nhằm sử dụng hiệu quả năng lượng, tiết kiệm năng lượng và tìm kiếm các nguồn năng lượng mới.
Hai hãng thông tấn hàng đầu của Nga nhấn mạnh Việt Nam hiện là đối tác thương mại chủ yếu của Nga tại châu Á và xếp thứ hai trong Hiệp hội các quốc gia Đông-Nam Á (ASEAN).
Năm 2011, kim ngạch thương mại Nga-Việt tăng 25%, đạt hơn 3 tỷ USD. Hai bên dự kiến sẽ nâng mức kim ngạch này lên 7 tỷ USD vào năm 2015.
Trong lĩnh vực hợp tác nhân văn, trong 60 năm qua đã có 52.000 chuyên gia Việt Nam được đào tạo tại các trường đại học và cao đẳng của Liên Xô cũ và Nga. Hiện có gần 6.000 sinh viên Việt Nam đang theo học tại Nga. Hai bên cũng đang xúc tiến dự án quan trọng về thành lập trường Đại học công nghệ Việt-Nga tại Hà Nội. Trung tâm nhiệt đới Việt-Nga hoạt động hiệu quả và đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể.
Quan hệ giữa các hiệp hội như Hội cựu chiến binh và thanh niên, các cơ quan truyền thông và lưu trữ của hai nước... đang được đẩy mạnh. Việt Nam đã trở thành điểm đến ưa thích của du khách Nga. Năm 2012, lượng du khách Nga đến Việt Nam đã đạt hơn 150.000 lượt người, tăng gấp đôi so với năm 2011. Việt Nam cũng khẳng định nguyện vọng bắt đầu đàm phán về triển vọng thành lập khu vực thương mại tự do (FTA) với ba nước thuộc Liên minh Hải quan.
Đặc biệt, Nga và Việt Nam hợp tác rất hiệu quả trong lĩnh vực năng lượng với Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro mà năm nay đã khai thác tấn dầu thứ 200 triệu, cũng như các tập đoàn dầu-khí lớn của Nga, gồm Gazprom, LUKOIL, TNK-BP Managment... đang hoạt động tại thềm lục địa của Việt Nam.
Trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, hai bên đã thiết lập các cơ sở pháp lý và tài chính-tín dụng cần thiết để xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên tại Việt Nam.
ITAR-TASS và RIA-Novosti nhấn mạnh việc Nga và Việt Nam thúc đẩy lưu thông hàng hóa, dịch vụ và đầu tư cùng triển vọng ký kết FTA giữa Liên minh Hải quan và ASEAN sẽ góp phần củng cố đáng kể vị thế của hai nước trong các quá trình liên kết đang phát triển mạnh tại khu vực châu Á-Thái Bình dương./.
Hai hãng thông tấn trên nêu bật sự kiện trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam từ ngày 6-7/11, Thủ tướng Medvedev sẽ gặp và hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhằm thảo luận về quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại song phương, sự phối hợp hành động giữa Liên minh Hải quan (TS - gồm ba nước Nga, Belarus và Kazakhstan với Việt Nam, hợp tác quân sự-kỹ thuật Nga-Việt, hợp tác năng lượng và nhân văn, phối hợp sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình và liên doanh dầu-khí.
Dự kiến, hai bên sẽ ký nhiều văn kiện hợp tác, gồm Hiệp định liên chính phủ về phối hợp sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình; Thỏa thuận thành lập Nhóm công tác cao cấp Nga-Việt về các dự án đầu tư ưu tiên cùng Văn bản về hiểu biết lẫn nhau và phối hợp hành động nhằm sử dụng hiệu quả năng lượng, tiết kiệm năng lượng và tìm kiếm các nguồn năng lượng mới.
Hai hãng thông tấn hàng đầu của Nga nhấn mạnh Việt Nam hiện là đối tác thương mại chủ yếu của Nga tại châu Á và xếp thứ hai trong Hiệp hội các quốc gia Đông-Nam Á (ASEAN).
Năm 2011, kim ngạch thương mại Nga-Việt tăng 25%, đạt hơn 3 tỷ USD. Hai bên dự kiến sẽ nâng mức kim ngạch này lên 7 tỷ USD vào năm 2015.
Trong lĩnh vực hợp tác nhân văn, trong 60 năm qua đã có 52.000 chuyên gia Việt Nam được đào tạo tại các trường đại học và cao đẳng của Liên Xô cũ và Nga. Hiện có gần 6.000 sinh viên Việt Nam đang theo học tại Nga. Hai bên cũng đang xúc tiến dự án quan trọng về thành lập trường Đại học công nghệ Việt-Nga tại Hà Nội. Trung tâm nhiệt đới Việt-Nga hoạt động hiệu quả và đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể.
Quan hệ giữa các hiệp hội như Hội cựu chiến binh và thanh niên, các cơ quan truyền thông và lưu trữ của hai nước... đang được đẩy mạnh. Việt Nam đã trở thành điểm đến ưa thích của du khách Nga. Năm 2012, lượng du khách Nga đến Việt Nam đã đạt hơn 150.000 lượt người, tăng gấp đôi so với năm 2011. Việt Nam cũng khẳng định nguyện vọng bắt đầu đàm phán về triển vọng thành lập khu vực thương mại tự do (FTA) với ba nước thuộc Liên minh Hải quan.
Đặc biệt, Nga và Việt Nam hợp tác rất hiệu quả trong lĩnh vực năng lượng với Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro mà năm nay đã khai thác tấn dầu thứ 200 triệu, cũng như các tập đoàn dầu-khí lớn của Nga, gồm Gazprom, LUKOIL, TNK-BP Managment... đang hoạt động tại thềm lục địa của Việt Nam.
Trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, hai bên đã thiết lập các cơ sở pháp lý và tài chính-tín dụng cần thiết để xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên tại Việt Nam.
ITAR-TASS và RIA-Novosti nhấn mạnh việc Nga và Việt Nam thúc đẩy lưu thông hàng hóa, dịch vụ và đầu tư cùng triển vọng ký kết FTA giữa Liên minh Hải quan và ASEAN sẽ góp phần củng cố đáng kể vị thế của hai nước trong các quá trình liên kết đang phát triển mạnh tại khu vực châu Á-Thái Bình dương./.
(TTXVN)