Một mùa xuân mới nữa lại về. Khác với mọi năm, mùa xuân năm con rắn - Quý Tỵ 2013 thật đặc biệt với Trung tâm Nuôi trồng nghiên cứu chế biến dược liệu Quân khu 9, bởi sự không ngừng vươn lên lớn mạnh của khu bảo tồn rắn lớn nhất Việt Nam này trong nỗ lực bảo tồn các loài rắn quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng và điều trị rắn độc cắn cho quân và dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Vương quốc rắn
Trong không khí những ngày xuân, các cán bộ, nhân viên Trung tâm Nuôi trồng nghiên cứu chế biến dược liệu Quân khu 9 (hay còn gọi là trại rắn Đồng Tâm), ở xã Bình Đức, huyện Châu Thành, Tiền Giang, vẫn đang âm thầm miệt mài chăm sóc các loài rắn quí hiếm và hướng dẫn khách du lịch tham quan bảo tàng rắn “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam.
Được thành lập cách đây 36 năm, tiền thân là Xí nghiệp 408, đến tháng 9/1998, được Bộ Quốc phòng quyết định đổi tên thành Trung tâm nuôi trồng, nghiên cứu, chế biến dược liệu Quân khu 9, có chức năng nghiên cứu khoa học, cấp cứu và điều trị rắn độc cắn cho quân và dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long; sản xuất thuốc y họ dân tộc, bảo tồn cây con thuốc làm dược liệu.
Từ chỗ chỉ có 0,5 ha khi mới thành lập, thiếu thốn cả về cơ sở vật chất lẫn con người, đến nay, Trung tâm Nuôi trồng nghiên cứu chế biến dược liệu Quân khu 9 đã mở rộng lên thành 12 ha, bảo tồn hàng chục loài rắn, với khoảng 5.000 cá thể rắn quí hiếm như: Mai gầm, hổ mang, hổ chúa, cạp nia…
Hiện nay, khu Bảo tàng rắn của Trung tâm còn lưu giữ tiêu bản của hầu hết các loại rắn hiện đang sống ở Việt Nam . Cùng với sự lớn mạnh của trung tâm, đội ngũ cán bộ của đơn vị với trình độ là bác sĩ, dược sĩ đại học đủ sức đảm đương nhiệm vụ được giao và cơ sở vật chất ngày càng hoàn thiện.
Trung tá Vũ Ngọc Lương, Phó Giám đốc Trung tâm cho biết, trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, những năm qua, trung tâm đã có nhiều đề tài và dự án cấp Bộ như: Đề tài nghiên cứu sinh lý, sinh thái của rắn; đề tài nghiên cứu thuốc chữa rắn cắn bằng cây Kim vàng; đề tài nghiên cứu thuốc chống lạnh dung đạm thuỷ phân từ thịt rắn; dự án “phát triển và khai thác nguồn gen rắn hổ đất và rắn hổ chúa làm nguyên liệu sản xuất thuốc; dự án “Nuôi bảo tồn rắn hổ hèo."
Đặc biệt, trung tâm còn phối hợp với Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, Viện vắcxin và Sinh phẩm y tế nghiên cứu thực nghiệm kháng huyết thanh rắn độc, dùng để chữa trị những trường hợp bị rắn độc cắn- đây là thuốc đặc trị dùng để trung hoà nọc độc của rắn có hiệu quả cao trong điều trị cho những nạn nhân bị rắn độc cắn. Các đề tài, dự án đều có giá trị thực tiễn trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân được Hội đồng khoa học đánh giá cao.
Theo Trung tá Vũ Ngọc Lương, không để đến khi Sách Đỏ báo động về tình trạng săn bắt, giết thịt, kinh doanh các loại động vật hoang dã đang diễn ra ngày càng phổ biến trên thế giới trong đó có Việt Nam, thì công tác bảo tồn rắn độc, nhất là rắn hổ mang đất và rắn hổ mang chúa mới được Trung tâm chú ý. Từ năm 1999 đến nay, công tác bảo rồn gen các loài rắn độc đã được Trung tâm đặc biệt quan tâm đưa vào chương trình bảo tồn gen quốc gia. Với mô hình nuôi bảo tồn các loại rắn độc của trung tâm hiện nay đã kết hợp chặt chẽ giữa nuôi bảo tồn và khai thác nguồn gen quí hiếm phục vụ cho phát triển kinh tế- xã hội. Đây là việc làm mang tính khoa học, để bảo tồn bền vững nguồn gen đang có nguy cơ tuyệt chủng, là một hướng đi đúng đắn của trung tâm trong việc bảo tồn các loài động vật hoang dã ở Việt Nam hiện nay.
Trải qua 36 năm kinh nghiệm nuôi bảo tồn rắn độc, Trung tâm đã xây dựng được qui trình khai thác nọc rắn đảm bảo nọc đủ tiêu chuẩn chất lượng để phục vụ sản xuất thuốc. Nọc rắn được trung tâm dung để sản xuất thuốc dạng kem xoa ngoài da chữa các bệnh về viêm khớp, nhức mỏi xương khớp, được Bộ Y tế cấp giấy phép. Thuốc không những được lưu hành trong nước mà còn được xuất khẩu với số lượng sản xuất ngày càng tăng mang lại hiệu quả doanh thu đáng kể cho đơn vị.
“Khắc tinh” của rắn độc
Trung tâm Nuôi trồng nghiên cứu chế biến dược liệu Quân khu 9, không những nổi tiếng là nơi nghiên cứu, bảo tồn các loài rắn qúy hiếm, mà còn được biết đến là địa chỉ tin cậy điều trị rắn độc cắn hiếm hoi cho nạn nhân bị rắn độc cắn ở khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Hiện Khoa cấp cứu và điều trị rắn độc cắn có tổng số 20 giường bệnh, với đội ngũ 11 người là cán bộ y sĩ, bác sĩ; trong số này có 3 bác sĩ. Khoa có chức năng cấp cứu và điều trị những nạn nhân là quân và dân ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và nhiều nơi khác bị rắn độc cắn. Do đặc thù là vùng sông nước có nhiều loại rắn sinh sống, nên bà con vùng Đồng bằng sông Cửu Long thường hay bị rắn độc cắn, đặc biệt mỗi khi bước vào mùa mưa hay những tháng mùa lũ.
Trung tá, bác sĩ Vũ Ngọc Lương, Phó Giám đốc Trung tâm Nuôi trồng-nghiên cứu-chế biến dược liệu Quân khu 9 cho biết: Trung bình mỗi năm, Khoa cấp cứu và điều trị rắn độc tiếp nhận và điều trị cho trên 1.000 trường hợp bị rắn cắn, trong đó nạn nhân bị rắn độc cắn chiếm 70%-80%, với tỷ lệ thành công gần như tuyệt đối (nếu bệnh nhân chuyển đến khoa khi còn sống).
Theo các y, bác sĩ ở đây, “bí quyết” trong quá trình điều trị bệnh nhân bị rắn độc cắn là “kinh nghiệm chẩn đoán” chính xác bệnh nhân bị loài rắn nào cắn để có hướng điều trị đạt hiệu quả cao. Nhiều bệnh nhân bị rắn độc cắn khi chuyển đến trung tâm trong tình trạng “thập tử nhất sinh,” nhưng bằng sự nhiệt huyết, lòng yêu nghề cộng với trình độ chuyên môn cao, nên các y, bác sĩ của Khoa cấp cứu và điều trị rắn độc cắn đã dành lại sự sống qúy giá cho nhiều người dân.
Không những là nơi điều trị bệnh nhân bị rắn độc cắn mà trại rắn Đồng Tâm còn là điểm tham quan độc đáo, nằm trong tour du lịch Mỹ Tho-Cù lao Thới Sơn-Trại rắn Đồng Tâm. Tại đây, du khách tận mắt chiêm ngưỡng nhiều loại rắn khác nhau, từ những loài rắn hiền lành (rắn nước, rắn gáo,...), đến các loài rắn độc (hổ ngựa, rắn hổ cạp nong, hổ mai gầm,...), những loài động vật quí hiếm như trăn, cá sấu, gấu...Hiện mỗi năm có khoảng 120.000-130.000 du khách quốc tế và trong nước đến tham quan nơi đây. Trại rắn Đồng Tâm còn là nơi cung cấp những kiến thức và hình ảnh thực tế, sống động về loài bò sát đặc biệt này. Do đó, bảo tàng rắn đặc biệt hấp dẫn các nhà khoa học, học sinh, sinh viên, những người thích nghiên cứu, tìm hiểu về loài rắn.
Trung tá Vũ Ngọc Lương, Phó Giám đốc Trung tâm cho biết, phát huy những thành quả đã đạt được, thời gian tới, Trung tâm tiếp tục nghiên cứu bảo tồn các loài rắn độc, đảm bảo về số lượng và chất lượng đàn rắn, để khai thác sản phẩm cho sản xuất thuốc phục vụ bộ độ và nhân dân. Trung tâm tăng cường đầu tư trang thiết bị máy móc, cải tiến mẫu mã, đặc biệt quan tâm về chất lượng sản phẩm để tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường có sức cạnh tranh cao. Trong cấp cứu rắn độc cắn, đội ngũ y, bác sĩ trung tâm nêu cao tinh thần y đức trong phục vụ bệnh nhân, tích cực tuyên truyền cấp cứu và phòng chống rắn độc cắn cho quân và dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long để mọi người biết phòng chống và tự sơ cứu khi không may bị rắn cắn./.
Vương quốc rắn
Trong không khí những ngày xuân, các cán bộ, nhân viên Trung tâm Nuôi trồng nghiên cứu chế biến dược liệu Quân khu 9 (hay còn gọi là trại rắn Đồng Tâm), ở xã Bình Đức, huyện Châu Thành, Tiền Giang, vẫn đang âm thầm miệt mài chăm sóc các loài rắn quí hiếm và hướng dẫn khách du lịch tham quan bảo tàng rắn “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam.
Được thành lập cách đây 36 năm, tiền thân là Xí nghiệp 408, đến tháng 9/1998, được Bộ Quốc phòng quyết định đổi tên thành Trung tâm nuôi trồng, nghiên cứu, chế biến dược liệu Quân khu 9, có chức năng nghiên cứu khoa học, cấp cứu và điều trị rắn độc cắn cho quân và dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long; sản xuất thuốc y họ dân tộc, bảo tồn cây con thuốc làm dược liệu.
Từ chỗ chỉ có 0,5 ha khi mới thành lập, thiếu thốn cả về cơ sở vật chất lẫn con người, đến nay, Trung tâm Nuôi trồng nghiên cứu chế biến dược liệu Quân khu 9 đã mở rộng lên thành 12 ha, bảo tồn hàng chục loài rắn, với khoảng 5.000 cá thể rắn quí hiếm như: Mai gầm, hổ mang, hổ chúa, cạp nia…
Hiện nay, khu Bảo tàng rắn của Trung tâm còn lưu giữ tiêu bản của hầu hết các loại rắn hiện đang sống ở Việt Nam . Cùng với sự lớn mạnh của trung tâm, đội ngũ cán bộ của đơn vị với trình độ là bác sĩ, dược sĩ đại học đủ sức đảm đương nhiệm vụ được giao và cơ sở vật chất ngày càng hoàn thiện.
Trung tá Vũ Ngọc Lương, Phó Giám đốc Trung tâm cho biết, trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, những năm qua, trung tâm đã có nhiều đề tài và dự án cấp Bộ như: Đề tài nghiên cứu sinh lý, sinh thái của rắn; đề tài nghiên cứu thuốc chữa rắn cắn bằng cây Kim vàng; đề tài nghiên cứu thuốc chống lạnh dung đạm thuỷ phân từ thịt rắn; dự án “phát triển và khai thác nguồn gen rắn hổ đất và rắn hổ chúa làm nguyên liệu sản xuất thuốc; dự án “Nuôi bảo tồn rắn hổ hèo."
Đặc biệt, trung tâm còn phối hợp với Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, Viện vắcxin và Sinh phẩm y tế nghiên cứu thực nghiệm kháng huyết thanh rắn độc, dùng để chữa trị những trường hợp bị rắn độc cắn- đây là thuốc đặc trị dùng để trung hoà nọc độc của rắn có hiệu quả cao trong điều trị cho những nạn nhân bị rắn độc cắn. Các đề tài, dự án đều có giá trị thực tiễn trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân được Hội đồng khoa học đánh giá cao.
Theo Trung tá Vũ Ngọc Lương, không để đến khi Sách Đỏ báo động về tình trạng săn bắt, giết thịt, kinh doanh các loại động vật hoang dã đang diễn ra ngày càng phổ biến trên thế giới trong đó có Việt Nam, thì công tác bảo tồn rắn độc, nhất là rắn hổ mang đất và rắn hổ mang chúa mới được Trung tâm chú ý. Từ năm 1999 đến nay, công tác bảo rồn gen các loài rắn độc đã được Trung tâm đặc biệt quan tâm đưa vào chương trình bảo tồn gen quốc gia. Với mô hình nuôi bảo tồn các loại rắn độc của trung tâm hiện nay đã kết hợp chặt chẽ giữa nuôi bảo tồn và khai thác nguồn gen quí hiếm phục vụ cho phát triển kinh tế- xã hội. Đây là việc làm mang tính khoa học, để bảo tồn bền vững nguồn gen đang có nguy cơ tuyệt chủng, là một hướng đi đúng đắn của trung tâm trong việc bảo tồn các loài động vật hoang dã ở Việt Nam hiện nay.
Trải qua 36 năm kinh nghiệm nuôi bảo tồn rắn độc, Trung tâm đã xây dựng được qui trình khai thác nọc rắn đảm bảo nọc đủ tiêu chuẩn chất lượng để phục vụ sản xuất thuốc. Nọc rắn được trung tâm dung để sản xuất thuốc dạng kem xoa ngoài da chữa các bệnh về viêm khớp, nhức mỏi xương khớp, được Bộ Y tế cấp giấy phép. Thuốc không những được lưu hành trong nước mà còn được xuất khẩu với số lượng sản xuất ngày càng tăng mang lại hiệu quả doanh thu đáng kể cho đơn vị.
“Khắc tinh” của rắn độc
Trung tâm Nuôi trồng nghiên cứu chế biến dược liệu Quân khu 9, không những nổi tiếng là nơi nghiên cứu, bảo tồn các loài rắn qúy hiếm, mà còn được biết đến là địa chỉ tin cậy điều trị rắn độc cắn hiếm hoi cho nạn nhân bị rắn độc cắn ở khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Hiện Khoa cấp cứu và điều trị rắn độc cắn có tổng số 20 giường bệnh, với đội ngũ 11 người là cán bộ y sĩ, bác sĩ; trong số này có 3 bác sĩ. Khoa có chức năng cấp cứu và điều trị những nạn nhân là quân và dân ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và nhiều nơi khác bị rắn độc cắn. Do đặc thù là vùng sông nước có nhiều loại rắn sinh sống, nên bà con vùng Đồng bằng sông Cửu Long thường hay bị rắn độc cắn, đặc biệt mỗi khi bước vào mùa mưa hay những tháng mùa lũ.
Trung tá, bác sĩ Vũ Ngọc Lương, Phó Giám đốc Trung tâm Nuôi trồng-nghiên cứu-chế biến dược liệu Quân khu 9 cho biết: Trung bình mỗi năm, Khoa cấp cứu và điều trị rắn độc tiếp nhận và điều trị cho trên 1.000 trường hợp bị rắn cắn, trong đó nạn nhân bị rắn độc cắn chiếm 70%-80%, với tỷ lệ thành công gần như tuyệt đối (nếu bệnh nhân chuyển đến khoa khi còn sống).
Theo các y, bác sĩ ở đây, “bí quyết” trong quá trình điều trị bệnh nhân bị rắn độc cắn là “kinh nghiệm chẩn đoán” chính xác bệnh nhân bị loài rắn nào cắn để có hướng điều trị đạt hiệu quả cao. Nhiều bệnh nhân bị rắn độc cắn khi chuyển đến trung tâm trong tình trạng “thập tử nhất sinh,” nhưng bằng sự nhiệt huyết, lòng yêu nghề cộng với trình độ chuyên môn cao, nên các y, bác sĩ của Khoa cấp cứu và điều trị rắn độc cắn đã dành lại sự sống qúy giá cho nhiều người dân.
Không những là nơi điều trị bệnh nhân bị rắn độc cắn mà trại rắn Đồng Tâm còn là điểm tham quan độc đáo, nằm trong tour du lịch Mỹ Tho-Cù lao Thới Sơn-Trại rắn Đồng Tâm. Tại đây, du khách tận mắt chiêm ngưỡng nhiều loại rắn khác nhau, từ những loài rắn hiền lành (rắn nước, rắn gáo,...), đến các loài rắn độc (hổ ngựa, rắn hổ cạp nong, hổ mai gầm,...), những loài động vật quí hiếm như trăn, cá sấu, gấu...Hiện mỗi năm có khoảng 120.000-130.000 du khách quốc tế và trong nước đến tham quan nơi đây. Trại rắn Đồng Tâm còn là nơi cung cấp những kiến thức và hình ảnh thực tế, sống động về loài bò sát đặc biệt này. Do đó, bảo tàng rắn đặc biệt hấp dẫn các nhà khoa học, học sinh, sinh viên, những người thích nghiên cứu, tìm hiểu về loài rắn.
Trung tá Vũ Ngọc Lương, Phó Giám đốc Trung tâm cho biết, phát huy những thành quả đã đạt được, thời gian tới, Trung tâm tiếp tục nghiên cứu bảo tồn các loài rắn độc, đảm bảo về số lượng và chất lượng đàn rắn, để khai thác sản phẩm cho sản xuất thuốc phục vụ bộ độ và nhân dân. Trung tâm tăng cường đầu tư trang thiết bị máy móc, cải tiến mẫu mã, đặc biệt quan tâm về chất lượng sản phẩm để tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường có sức cạnh tranh cao. Trong cấp cứu rắn độc cắn, đội ngũ y, bác sĩ trung tâm nêu cao tinh thần y đức trong phục vụ bệnh nhân, tích cực tuyên truyền cấp cứu và phòng chống rắn độc cắn cho quân và dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long để mọi người biết phòng chống và tự sơ cứu khi không may bị rắn cắn./.
Công Trí (TTXVN)