Ngày 21/5, tại thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp), Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức diễn đàn “Bảo tồn Thiên nhiên và Văn hóa vì sự phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long" lần thứ IV với chủ đề “Sử dụng khôn khéo các vùng đất ngập nước ở đồng bằng sông Cửu Long.”
Đại diện tổ chức Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên (WWF), Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN), Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Ủy ban Con người và Sinh quyển (UNESCO/MAB) tại Việt Nam, đại diện các bộ, ngành Trung ương, các nhà khoa học, lãnh đạo 13 tỉnh, thành phố của Đồng bằng sông Cửu Long đã tham dự diễn đàn.
Đồng bằng sông Cửu Long có 2,7% đất ngập nước bảo tồn đa dạng sinh học, diện tích đất ngập nước còn lại được sử dụng cho mục đích phát triển kinh tế-xã hội.
Tại diễn đàn, các nhà khoa học đã phát biểu về đất ngập nước và các giải pháp bảo tồn vùng đất ngập nước Đồng bằng sông Cửu Long như tình hình thực hiện công ước Ramsar ở Việt Nam; tầm quan trọng, cơ hội và thách thức của các vùng đất ngập nước trong phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long; kinh nghiệm quản lý, bảo tồn, phát triển bền vững của vườn quốc gia - khu Ramsar Xuân Thủy; kinh nghiệm quản lý vùng đất ngập nước Ramsar Bầu Sấu vườn quốc gia Cát Tiên; quản lý đất ngập nước tại khu Ramsar vườn quốc gia Ba Bể; vườn quốc gia Tràm Chim và quá trình xây dựng hồ sơ Ramsar; xây dựng hồ sơ Ramsar và các tiêu chí Ramsar cho các khu đất ngập nước Việt Nam; tiềm năng trở thành khu Ramsar của vườn quốc gia Mũi Cà Mau, khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen và tiềm năng trở thành khu Ramsar của vườn quốc gia U Minh Thượng, Kiên Giang; đề xuất lộ trình đề cử các khu Ramsar ở Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2015.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Văn Đức kêu gọi các cấp, các ngành và mỗi người dân tiếp tục đẩy mạnh giáo dục, truyền thông về ý nghĩa, vai trò, giá trị và phương cách quản lý, khai thác và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước, nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng lưới cộng tác viên với các mô hình tiên tiến, các việc làm tốt, kinh nghiệm hay về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước.
Bên cạnh đó cần tổ chức lồng ghép bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước để ứng phó với biến đổi khí hậu vào kế hoạch, chương trình và dự án phát triển có liên quan; gắn việc bảo tồn với công tác xóa đói giảm nghèo tại các vùng đất ngập nước; tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường nói chung và bảo tồn, phát triển các vùng đất ngập nước nói riêng; sử dụng có hiệu quả các nguồn hỗ trợ quốc tế về bảo vệ môi trường./.
Đại diện tổ chức Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên (WWF), Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN), Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Ủy ban Con người và Sinh quyển (UNESCO/MAB) tại Việt Nam, đại diện các bộ, ngành Trung ương, các nhà khoa học, lãnh đạo 13 tỉnh, thành phố của Đồng bằng sông Cửu Long đã tham dự diễn đàn.
Đồng bằng sông Cửu Long có 2,7% đất ngập nước bảo tồn đa dạng sinh học, diện tích đất ngập nước còn lại được sử dụng cho mục đích phát triển kinh tế-xã hội.
Tại diễn đàn, các nhà khoa học đã phát biểu về đất ngập nước và các giải pháp bảo tồn vùng đất ngập nước Đồng bằng sông Cửu Long như tình hình thực hiện công ước Ramsar ở Việt Nam; tầm quan trọng, cơ hội và thách thức của các vùng đất ngập nước trong phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long; kinh nghiệm quản lý, bảo tồn, phát triển bền vững của vườn quốc gia - khu Ramsar Xuân Thủy; kinh nghiệm quản lý vùng đất ngập nước Ramsar Bầu Sấu vườn quốc gia Cát Tiên; quản lý đất ngập nước tại khu Ramsar vườn quốc gia Ba Bể; vườn quốc gia Tràm Chim và quá trình xây dựng hồ sơ Ramsar; xây dựng hồ sơ Ramsar và các tiêu chí Ramsar cho các khu đất ngập nước Việt Nam; tiềm năng trở thành khu Ramsar của vườn quốc gia Mũi Cà Mau, khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen và tiềm năng trở thành khu Ramsar của vườn quốc gia U Minh Thượng, Kiên Giang; đề xuất lộ trình đề cử các khu Ramsar ở Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2015.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Văn Đức kêu gọi các cấp, các ngành và mỗi người dân tiếp tục đẩy mạnh giáo dục, truyền thông về ý nghĩa, vai trò, giá trị và phương cách quản lý, khai thác và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước, nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng lưới cộng tác viên với các mô hình tiên tiến, các việc làm tốt, kinh nghiệm hay về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước.
Bên cạnh đó cần tổ chức lồng ghép bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước để ứng phó với biến đổi khí hậu vào kế hoạch, chương trình và dự án phát triển có liên quan; gắn việc bảo tồn với công tác xóa đói giảm nghèo tại các vùng đất ngập nước; tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường nói chung và bảo tồn, phát triển các vùng đất ngập nước nói riêng; sử dụng có hiệu quả các nguồn hỗ trợ quốc tế về bảo vệ môi trường./.
Nguyễn Văn Trí (TTXVN)