Hội thảo khoa học quốc tế về "Bảo tồn và phát huy lễ hội cổ truyền trong xã hội Việt Nam đương đại - trường hợp Hội Gióng," tổ chức ngày 20/4, tại Hà Nội.
Đông đảo các nhà quản lý, nhà khoa học, nghiên cứu văn hóa lịch sử trong nước cùng hơn 20 nhà khoa học, chuyên gia đến từ 12 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham dự hội thảo này.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Trần Chiến Thắng nhấn mạnh là lễ hội độc nhất vô nhị của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ, từ những hương lễ, Hội Gióng đã trở thành hội vùng và có tầm cỡ quốc gia.
Việc đăng ký Hội Gióng vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại của UNESCO sẽ khiến cho những thông điệp của người Việt gửi gắm trong Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc đến với cộng đồng thế giới.
Đồng thời, việc Hội Gióng đăng ký vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể để mọi người thêm quý trọng nền hòa bình của nhân loại, khiến cho người dân Hà Nội nói riêng, người Việt Nam nói chung nhận thức sâu sắc thêm về giá trị của di sản văn hóa phi vật thể của mình.
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng, đây là lần đầu tiên Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học để xây dựng hồ sơ về lễ hội Thánh Gióng đề nghị UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Các ý kiến tham luận tại hội thảo tập trung làm rõ sau nội dung như lý thuyết, phương pháp tiếp cận lễ hội cổ truyền; sự thay đổi của lễ hội cổ truyền trong xã hội đương đại; nghiên cứu trường hợp Hội Gióng; quản lý lễ hội và phát triển du lịch; bảo tồn và phát huy lễ hội cổ truyền trong xã hội đương đại; nghiên cứu các trường hợp lễ hội ở Việt Nam và thế giới.
Trong thời gian tham dự hội thảo, các đại biểu trong nước và quốc tế xem trình diễn trích đoạn Lễ hội Gióng tại sân Đền Thượng và bãi Soi Bia ở xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm; tham quan khu di tích Đền Sóc thờ Thánh Gióng tại huyện Sóc Sơn./.
Đông đảo các nhà quản lý, nhà khoa học, nghiên cứu văn hóa lịch sử trong nước cùng hơn 20 nhà khoa học, chuyên gia đến từ 12 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham dự hội thảo này.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Trần Chiến Thắng nhấn mạnh là lễ hội độc nhất vô nhị của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ, từ những hương lễ, Hội Gióng đã trở thành hội vùng và có tầm cỡ quốc gia.
Việc đăng ký Hội Gióng vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại của UNESCO sẽ khiến cho những thông điệp của người Việt gửi gắm trong Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc đến với cộng đồng thế giới.
Đồng thời, việc Hội Gióng đăng ký vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể để mọi người thêm quý trọng nền hòa bình của nhân loại, khiến cho người dân Hà Nội nói riêng, người Việt Nam nói chung nhận thức sâu sắc thêm về giá trị của di sản văn hóa phi vật thể của mình.
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng, đây là lần đầu tiên Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học để xây dựng hồ sơ về lễ hội Thánh Gióng đề nghị UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Các ý kiến tham luận tại hội thảo tập trung làm rõ sau nội dung như lý thuyết, phương pháp tiếp cận lễ hội cổ truyền; sự thay đổi của lễ hội cổ truyền trong xã hội đương đại; nghiên cứu trường hợp Hội Gióng; quản lý lễ hội và phát triển du lịch; bảo tồn và phát huy lễ hội cổ truyền trong xã hội đương đại; nghiên cứu các trường hợp lễ hội ở Việt Nam và thế giới.
Trong thời gian tham dự hội thảo, các đại biểu trong nước và quốc tế xem trình diễn trích đoạn Lễ hội Gióng tại sân Đền Thượng và bãi Soi Bia ở xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm; tham quan khu di tích Đền Sóc thờ Thánh Gióng tại huyện Sóc Sơn./.
Hồng Hạnh (Vietnam+)