Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Sinh học nhiệt đới đã thu thập và xác định được 111 loài cá thuộc 27 họ, 10 bộ với khoảng 33 loài cá có giá trị kinh tế tại búng Bình Thiên (búng nghĩa là hồ, đầm) thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang.
Đặc biệt, tại đây có sáu loài cá trong Sách Đỏ Việt Nam gồm cá còm, cá hô, cá duồng, cá tra dầu, cá chiên nam và cá mang rổ.
Búng Bình Thiên là thủy vực hồ lớn có diện tích 300ha vào mùa khô và mở rộng diện tích ngập nước lên 800ha vào mùa lũ. Búng có tổng chiều dài bao quanh là 4km, qua địa bàn 3 xã biên giới (giáp Vương quốc Campuchia) là Khánh Bình, Nhơn Hội và Quốc Thái, nơi rộng nhất 2km và độ sâu lớn nhất lên đến 10m. Đây là vùng đất ngập nước được thiên nhiên ưu đãi cho sinh sản và phát triển thủy sản, tạo nên hệ sinh thái thủy sinh phong phú.
Trong 111 loài cá được xác định, bộ cá chép có số lượng nhiều nhất với 44 loài, chiếm 44,39%, kế đến là bộ cá nheo với 29 loài, chiếm 26,23%. Đứng thứ ba là bộ cá vược với 19 loài, chiếm 19,17%; thứ tư là bộ mang liền với 7 loài, chiếm 7,6%. Các bộ còn lại có số lượng ít (từ 1 đến 3 loài), với tỷ lệ 1,1-3,3%.
Điều đáng lo ngại là sáu loài cá có trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 tại búng Bình Thiên đều đang bị đe dọa với nhiều mức độ khác nhau.
Trong thời gian qua, tỉnh An Giang đã tổ chức nhiều đợt thả cá bản địa về tự nhiên nhằm tái tạo, tăng số lượng đàn cá cho khu vực búng Bình Thiên.
Hiện nay, tỉnh An Giang đã triển khai nhiều kế hoạch nhằm bảo tồn, bảo vệ các loài cá có trong Sách Đỏ Việt Nam vừa được công bố./.
Đặc biệt, tại đây có sáu loài cá trong Sách Đỏ Việt Nam gồm cá còm, cá hô, cá duồng, cá tra dầu, cá chiên nam và cá mang rổ.
Búng Bình Thiên là thủy vực hồ lớn có diện tích 300ha vào mùa khô và mở rộng diện tích ngập nước lên 800ha vào mùa lũ. Búng có tổng chiều dài bao quanh là 4km, qua địa bàn 3 xã biên giới (giáp Vương quốc Campuchia) là Khánh Bình, Nhơn Hội và Quốc Thái, nơi rộng nhất 2km và độ sâu lớn nhất lên đến 10m. Đây là vùng đất ngập nước được thiên nhiên ưu đãi cho sinh sản và phát triển thủy sản, tạo nên hệ sinh thái thủy sinh phong phú.
Trong 111 loài cá được xác định, bộ cá chép có số lượng nhiều nhất với 44 loài, chiếm 44,39%, kế đến là bộ cá nheo với 29 loài, chiếm 26,23%. Đứng thứ ba là bộ cá vược với 19 loài, chiếm 19,17%; thứ tư là bộ mang liền với 7 loài, chiếm 7,6%. Các bộ còn lại có số lượng ít (từ 1 đến 3 loài), với tỷ lệ 1,1-3,3%.
Điều đáng lo ngại là sáu loài cá có trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 tại búng Bình Thiên đều đang bị đe dọa với nhiều mức độ khác nhau.
Trong thời gian qua, tỉnh An Giang đã tổ chức nhiều đợt thả cá bản địa về tự nhiên nhằm tái tạo, tăng số lượng đàn cá cho khu vực búng Bình Thiên.
Hiện nay, tỉnh An Giang đã triển khai nhiều kế hoạch nhằm bảo tồn, bảo vệ các loài cá có trong Sách Đỏ Việt Nam vừa được công bố./.
Vương Thoại Trung (TTXVN)