Sáng 7/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề.
Ô nhiễm môi trường còn là thách thức
Báo cáo giám sát do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Phan Xuân Dũng trình bày nêu rõ Đoàn giám sát đã làm việc, khảo sát thực tế tại 19 tỉnh, thành phố; 15 khu kinh tế ven biển và 54 làng nghề tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; xem xét báo cáo của các bộ có liên quan, của Ủy ban Nhân dân từ 58 tỉnh, thành phố và báo cáo giám sát của 12 Đoàn Đại biểu Quốc hội.
Qua giám sát cho thấy, công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác bảo vệ môi trường tại các khu kinh tế còn bất cập, chưa thực sự thường xuyên; Bộ máy quản lý môi trường tại các địa phương và ban quản lý ở một số khu kinh tế còn lúng túng về cơ chế hoạt động và hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu nhân lực, phương tiện, thiết bị quan trắc môi trường.
Trên thực tế, vì các khu kinh tế ở Việt Nam rất da dạng, khác nhau nhiều về quy mô, hình thức hoạt động, điều kiện phát triển nên những quy định chung cho một mô hình là rất khó khả thi. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với khu kinh tế còn thiếu, chưa đồng bộ, chồng chéo. Trong khi đó, công tác đầu tư, phát triển còn nhiều hạn chế; chưa đa dạng hóa được các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường tại khu kinh tế (phụ thuộc vào ngân sách nhà nước); chính sách thúc đẩy bảo vệ môi trường tại các khu kinh tế chưa thực sự đầy đủ.
Nhiều kết quả thanh tra của ban quản lý khu kinh tế chưa được xử lý một cách triệt để, mức xử phạt thấp chưa đủ mức răn đe.
Theo đoàn giám sát, nguyên nhân của những tồn tại trên là do vẫn còn tư tưởng tập trung kêu gọi đầu tư nhằm tăng trưởng kinh tế, xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường. Quy định cần phải xây dựng khu xử lý nước thải tập trung trước khi khu kinh tế đi vào hoạt động đang gặp nhiều khó khăn; năng lực xử lý chất thải ở nhiều khu kinh tế còn hạn chế. Một số khu kinh tế đã có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ, đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước mặt và môi trường đất xung quanh các cơ sở sản xuất trong khu kinh tế.
Trình độ công nghệ sản xuất tại các khu kinh tế nhìn chung ở mức trung bình, dẫn đến hậu quả môi trường trong tương lai là không tránh khỏi.
Đoàn giám sát đề nghị thời gian tới Chính phủ cần tăng cường chỉ đạo sát sao, quyết liệt bởi với sự phát triển của các khu kinh tế trong tương lai nếu số lượng các nhà máy được xây dựng xong và đi vào hoạt động nhưng việc bảo vệ môi trường không được quan tâm đúng mức thì nguy cơ ô nhiễm môi trường sẽ là tất yếu, đến lúc đó việc xử lý ô nhiễm môi trường sẽ rất tốn kém và vô cùng khó khăn.
Theo tổng hợp của đoàn giám sát, Việt Nam hiện có 4.575 làng nghề, trong đó có 1.324 làng nghề được công nhận và 3.221 làng có nghề. Một phần không nhỏ các làng nghề đã và đang bị ô nhiễm môi trường, có nơi đến mức nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và cộng đồng dân cư. Trong khi đó, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, đặc biệt là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường tuy tương đối đầy đủ nhưng nhiều quy định thiếu khả thi nên việc tổ chức thực hiện còn hạn chế.
Cơ chế chính sách về môi trường làng nghề chưa thực sự phù hợp, các đề án xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề thường phân tán, thiếu trọng tâm, trọng điểm; chậm triển khai.
Kiến nghị sửa đổi, bổ sung pháp luật về bảo vệ môi trường
Thảo luận tại hội trường, các đại biểu cơ bản tán thành với những nhận định, đánh giá đã nêu trong Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo giám sát đồng thời đề xuất những giải pháp cụ thể để công tác bảo vệ môi trường trong các khu kinh tế và làng nghề thực sự đi vào cuộc sống.
Đa số các đại biểu kiến nghị sớm sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, trong đó có những quy định cụ thể về khu kinh tế và làng nghề; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh phí và lệ phí bổ sung về một số quy định liên quan đến bảo vệ môi trường; ban hành Luật Xử lý vi phạm hành chính theo hướng có chế tài xử lý hành vi vi phạm pháp Luật Bảo vệ môi trường đủ mạnh và khả thi; nghiên cứu để tiến tới xây dựng văn bản quy phạm pháp luật riêng và phù hợp với khu kinh tế và làng nghề.
Các đại biểu đề nghị nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, trên cơ sở đó kiến nghị sửa đổi, bổ sung những quy định thiếu thống nhất, mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp với các luật đã được ban hành; tăng cường giám sát việc phân bổ, quản lý, sử dụng chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường tại các bộ, ngành, địa phương; tăng đầu tư từ nhiều nguồn cho công tác bảo vệ môi trường bằng nhiều chính sách phù hợp. Trước mắt ngay tại kỳ họp này, đề nghị Quốc hội ra Nghị quyết về giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề.”
Buổi chiều, Quốc hội tiếp tục thảo luận về nội dung này tại Hội trường./.
Ô nhiễm môi trường còn là thách thức
Báo cáo giám sát do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Phan Xuân Dũng trình bày nêu rõ Đoàn giám sát đã làm việc, khảo sát thực tế tại 19 tỉnh, thành phố; 15 khu kinh tế ven biển và 54 làng nghề tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; xem xét báo cáo của các bộ có liên quan, của Ủy ban Nhân dân từ 58 tỉnh, thành phố và báo cáo giám sát của 12 Đoàn Đại biểu Quốc hội.
Qua giám sát cho thấy, công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác bảo vệ môi trường tại các khu kinh tế còn bất cập, chưa thực sự thường xuyên; Bộ máy quản lý môi trường tại các địa phương và ban quản lý ở một số khu kinh tế còn lúng túng về cơ chế hoạt động và hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu nhân lực, phương tiện, thiết bị quan trắc môi trường.
Trên thực tế, vì các khu kinh tế ở Việt Nam rất da dạng, khác nhau nhiều về quy mô, hình thức hoạt động, điều kiện phát triển nên những quy định chung cho một mô hình là rất khó khả thi. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với khu kinh tế còn thiếu, chưa đồng bộ, chồng chéo. Trong khi đó, công tác đầu tư, phát triển còn nhiều hạn chế; chưa đa dạng hóa được các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường tại khu kinh tế (phụ thuộc vào ngân sách nhà nước); chính sách thúc đẩy bảo vệ môi trường tại các khu kinh tế chưa thực sự đầy đủ.
Nhiều kết quả thanh tra của ban quản lý khu kinh tế chưa được xử lý một cách triệt để, mức xử phạt thấp chưa đủ mức răn đe.
Theo đoàn giám sát, nguyên nhân của những tồn tại trên là do vẫn còn tư tưởng tập trung kêu gọi đầu tư nhằm tăng trưởng kinh tế, xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường. Quy định cần phải xây dựng khu xử lý nước thải tập trung trước khi khu kinh tế đi vào hoạt động đang gặp nhiều khó khăn; năng lực xử lý chất thải ở nhiều khu kinh tế còn hạn chế. Một số khu kinh tế đã có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ, đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước mặt và môi trường đất xung quanh các cơ sở sản xuất trong khu kinh tế.
Trình độ công nghệ sản xuất tại các khu kinh tế nhìn chung ở mức trung bình, dẫn đến hậu quả môi trường trong tương lai là không tránh khỏi.
Đoàn giám sát đề nghị thời gian tới Chính phủ cần tăng cường chỉ đạo sát sao, quyết liệt bởi với sự phát triển của các khu kinh tế trong tương lai nếu số lượng các nhà máy được xây dựng xong và đi vào hoạt động nhưng việc bảo vệ môi trường không được quan tâm đúng mức thì nguy cơ ô nhiễm môi trường sẽ là tất yếu, đến lúc đó việc xử lý ô nhiễm môi trường sẽ rất tốn kém và vô cùng khó khăn.
Theo tổng hợp của đoàn giám sát, Việt Nam hiện có 4.575 làng nghề, trong đó có 1.324 làng nghề được công nhận và 3.221 làng có nghề. Một phần không nhỏ các làng nghề đã và đang bị ô nhiễm môi trường, có nơi đến mức nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và cộng đồng dân cư. Trong khi đó, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, đặc biệt là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường tuy tương đối đầy đủ nhưng nhiều quy định thiếu khả thi nên việc tổ chức thực hiện còn hạn chế.
Cơ chế chính sách về môi trường làng nghề chưa thực sự phù hợp, các đề án xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề thường phân tán, thiếu trọng tâm, trọng điểm; chậm triển khai.
Kiến nghị sửa đổi, bổ sung pháp luật về bảo vệ môi trường
Thảo luận tại hội trường, các đại biểu cơ bản tán thành với những nhận định, đánh giá đã nêu trong Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo giám sát đồng thời đề xuất những giải pháp cụ thể để công tác bảo vệ môi trường trong các khu kinh tế và làng nghề thực sự đi vào cuộc sống.
Đa số các đại biểu kiến nghị sớm sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, trong đó có những quy định cụ thể về khu kinh tế và làng nghề; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh phí và lệ phí bổ sung về một số quy định liên quan đến bảo vệ môi trường; ban hành Luật Xử lý vi phạm hành chính theo hướng có chế tài xử lý hành vi vi phạm pháp Luật Bảo vệ môi trường đủ mạnh và khả thi; nghiên cứu để tiến tới xây dựng văn bản quy phạm pháp luật riêng và phù hợp với khu kinh tế và làng nghề.
Các đại biểu đề nghị nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, trên cơ sở đó kiến nghị sửa đổi, bổ sung những quy định thiếu thống nhất, mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp với các luật đã được ban hành; tăng cường giám sát việc phân bổ, quản lý, sử dụng chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường tại các bộ, ngành, địa phương; tăng đầu tư từ nhiều nguồn cho công tác bảo vệ môi trường bằng nhiều chính sách phù hợp. Trước mắt ngay tại kỳ họp này, đề nghị Quốc hội ra Nghị quyết về giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề.”
Buổi chiều, Quốc hội tiếp tục thảo luận về nội dung này tại Hội trường./.
Thanh Hòa (TTXVN/Vietnam+)