Ngày 7/2, tức 16 tháng Giêng năm Nhâm Thìn, tại sân chùa Côn Sơn, phường Cộng Hòa, thị xã Chí Linh (Hải Dương) đã chính thức diễn ra lễ khai hội mùa xuân Côn Sơn-Kiếp Bạc 2012 và tưởng niệm 678 năm ngày viên tịch của Đệ tam tổ Trúc Lâm Huyền Quang tôn giả.
Di tích Côn Sơn là một trong những cơ sở phát tích Thiền phái Phật giáo Trúc Lâm thời Trần, cũng là địa danh gắn bó cuộc đời của Danh nhân Văn hóa thế giới Nguyễn Trãi. Quần thể di tích Côn Sơn gồm khu vực núi Kỳ Lân, núi Ngũ Nhạc, hồ Côn Sơn, bãi rễ tự nhiên với cảnh trí “sơn thủy hữu tình,” tươi sáng mà u tịch, như thực như mơ. Nơi đây còn có chùa Côn Sơn cổ kính từ thời Lý, đền thờ Trần Nguyên Đán, đền thờ Nguyễn Trãi mới dựng như một tòa ngọc giữa thảm rừng xanh bạt ngàn thông reo vi vút... Đến với Côn Sơn du khách không chỉ tìm về cõi tâm linh để suy ngẫm "nhân tình thế thái", hướng thiện mà còn để thưởng ngoạn phong cảnh kỳ thú do thiên nhiên ban tặng.
Ông Nguyễn Khắc Minh, Trưởng ban Quản lý di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc cho biết, tuy ngày Rằm tháng Giêng mới bước vào hội chính, song ngay từ những thời khắc đầu năm mới Côn Sơn-Kiếp Bạc đã tấp nập người hành hương du xuân. Từ ngày Mồng 1 Tết đến nay, trung bình mỗi ngày di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc đón trên 10.000 du khách đến tham quan, ngày cao điểm lên tới 30.000 khách.
Lễ hội truyền thống mùa xuân Côn Sơn-Kiếp Bạc năm nay diễn ra từ ngày 6 đến ngày 14/2 (tức 15 đến 23 tháng Giêng); trong đó trọng hội là các ngày từ 6-8 (tức từ 15-17 tháng giêng). Lễ hội năm nay nhằm tưởng niệm 678 năm ngày mất của Đệ tam tổ Trúc Lâm Huyền Quang tôn giả (1334-2012), tôn vinh công đức to lớn của Thiền phái Phật giáo Trúc Lâm trong sự nghiệp thống nhất tôn giáo, bảo vệ Tổ quốc, phục vụ nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của đông đảo nhân dân cả nước. Đây là kỳ lễ hội tiếp tục duy trì những nội dung đã đạt được trong quá trình triển khai đề án quy hoạch lễ hội Côn Sơn-Kiếp Bạc thành lễ hội quốc gia.
Để lễ hội diễn ra an toàn, ý nghĩa, Ban Tổ chức lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc đã thành lập các tiểu ban an ninh trật tự, xã hội, nội dung tuyên truyền, tài chính hậu cần và đoàn kiểm tra liên ngành với hơn 100 thành viên tổ chức tuần tra, kiểm soát nhằm bảo vệ cổ vật, đồ thờ, công trình kiến trúc trong di tích; phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn giao thông; ngăn chặn các hiện tượng trộm cắp, các hành vi lừa đảo, trá hình qua các trò chơi cá cược, đánh bạc. Đoàn kiểm tra liên ngành đã kiểm tra hoạt động của các hộ bán hàng, kinh doanh nhà nghỉ, yêu cầu các hộ ký cam kết không chặt chém, ép giá, bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm.
Các bãi đỗ xe cũng được mở rộng, các điểm thu phí được bố trí hợp lý, linh hoạt để tạo thuận tiện cho du khách về dự hội. Để thu hút đông đảo du khách thập phương trẩy hội, quảng bá hình ảnh lễ hội, Ban Tổ chức đã phối hợp với một số công ty quảng cáo thiết lập hệ thống biển, bảng quảng cáo, tuyên truyền ở khu di tích; phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài tỉnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh lễ hội. Ngoài ra, tại khu vực di tích còn tổ chức triển lãm, giới thiệu về truyền thống lịch sử của dân tộc, thành tựu kinh tế - xã hội của tỉnh và giới thiệu về cảnh quan khu di tích…
Tiếp tục duy trì các nghi lễ truyền thống đã được phục dựng, năm nay, lễ hội sẽ có các hoạt động văn hóa lớn: Lễ dâng hương tại Đền thờ Trần Nguyên Đán, Đền thờ Nguyễn Trãi; Lễ khai mạc hội xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc; Lễ dâng hương tưởng niệm 678 năm ngày viên tịch của Đệ tam tổ Huyền Quang tôn giả.
Đặc biệt, năm nay nội dung các nghi lễ như: Lễ tế trên núi Ngũ Nhạc Linh Từ, Lễ đàn Mông Sơn thí thực được hoàn chỉnh thêm về nghi thức, chất lượng. Các trò chơi dân gian, biểu diễn nghệ thuật cũng phong phú hơn so với các năm với biểu diễn trống hội, vật, chọi gà, cờ tướng, cờ người, rối nước, hát quan họ, viết thư pháp… Tại di tích Kiếp Bạc, tuy không phải mùa lễ hội chính nhưng cũng có nhiều hoạt động được tổ chức như lễ dâng hương, khai hội mùa xuân tưởng niệm 712 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo, các trò chơi dân gian, biểu diễn nghệ thuật./.
Di tích Côn Sơn là một trong những cơ sở phát tích Thiền phái Phật giáo Trúc Lâm thời Trần, cũng là địa danh gắn bó cuộc đời của Danh nhân Văn hóa thế giới Nguyễn Trãi. Quần thể di tích Côn Sơn gồm khu vực núi Kỳ Lân, núi Ngũ Nhạc, hồ Côn Sơn, bãi rễ tự nhiên với cảnh trí “sơn thủy hữu tình,” tươi sáng mà u tịch, như thực như mơ. Nơi đây còn có chùa Côn Sơn cổ kính từ thời Lý, đền thờ Trần Nguyên Đán, đền thờ Nguyễn Trãi mới dựng như một tòa ngọc giữa thảm rừng xanh bạt ngàn thông reo vi vút... Đến với Côn Sơn du khách không chỉ tìm về cõi tâm linh để suy ngẫm "nhân tình thế thái", hướng thiện mà còn để thưởng ngoạn phong cảnh kỳ thú do thiên nhiên ban tặng.
Ông Nguyễn Khắc Minh, Trưởng ban Quản lý di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc cho biết, tuy ngày Rằm tháng Giêng mới bước vào hội chính, song ngay từ những thời khắc đầu năm mới Côn Sơn-Kiếp Bạc đã tấp nập người hành hương du xuân. Từ ngày Mồng 1 Tết đến nay, trung bình mỗi ngày di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc đón trên 10.000 du khách đến tham quan, ngày cao điểm lên tới 30.000 khách.
Lễ hội truyền thống mùa xuân Côn Sơn-Kiếp Bạc năm nay diễn ra từ ngày 6 đến ngày 14/2 (tức 15 đến 23 tháng Giêng); trong đó trọng hội là các ngày từ 6-8 (tức từ 15-17 tháng giêng). Lễ hội năm nay nhằm tưởng niệm 678 năm ngày mất của Đệ tam tổ Trúc Lâm Huyền Quang tôn giả (1334-2012), tôn vinh công đức to lớn của Thiền phái Phật giáo Trúc Lâm trong sự nghiệp thống nhất tôn giáo, bảo vệ Tổ quốc, phục vụ nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của đông đảo nhân dân cả nước. Đây là kỳ lễ hội tiếp tục duy trì những nội dung đã đạt được trong quá trình triển khai đề án quy hoạch lễ hội Côn Sơn-Kiếp Bạc thành lễ hội quốc gia.
Để lễ hội diễn ra an toàn, ý nghĩa, Ban Tổ chức lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc đã thành lập các tiểu ban an ninh trật tự, xã hội, nội dung tuyên truyền, tài chính hậu cần và đoàn kiểm tra liên ngành với hơn 100 thành viên tổ chức tuần tra, kiểm soát nhằm bảo vệ cổ vật, đồ thờ, công trình kiến trúc trong di tích; phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn giao thông; ngăn chặn các hiện tượng trộm cắp, các hành vi lừa đảo, trá hình qua các trò chơi cá cược, đánh bạc. Đoàn kiểm tra liên ngành đã kiểm tra hoạt động của các hộ bán hàng, kinh doanh nhà nghỉ, yêu cầu các hộ ký cam kết không chặt chém, ép giá, bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm.
Các bãi đỗ xe cũng được mở rộng, các điểm thu phí được bố trí hợp lý, linh hoạt để tạo thuận tiện cho du khách về dự hội. Để thu hút đông đảo du khách thập phương trẩy hội, quảng bá hình ảnh lễ hội, Ban Tổ chức đã phối hợp với một số công ty quảng cáo thiết lập hệ thống biển, bảng quảng cáo, tuyên truyền ở khu di tích; phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài tỉnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh lễ hội. Ngoài ra, tại khu vực di tích còn tổ chức triển lãm, giới thiệu về truyền thống lịch sử của dân tộc, thành tựu kinh tế - xã hội của tỉnh và giới thiệu về cảnh quan khu di tích…
Tiếp tục duy trì các nghi lễ truyền thống đã được phục dựng, năm nay, lễ hội sẽ có các hoạt động văn hóa lớn: Lễ dâng hương tại Đền thờ Trần Nguyên Đán, Đền thờ Nguyễn Trãi; Lễ khai mạc hội xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc; Lễ dâng hương tưởng niệm 678 năm ngày viên tịch của Đệ tam tổ Huyền Quang tôn giả.
Đặc biệt, năm nay nội dung các nghi lễ như: Lễ tế trên núi Ngũ Nhạc Linh Từ, Lễ đàn Mông Sơn thí thực được hoàn chỉnh thêm về nghi thức, chất lượng. Các trò chơi dân gian, biểu diễn nghệ thuật cũng phong phú hơn so với các năm với biểu diễn trống hội, vật, chọi gà, cờ tướng, cờ người, rối nước, hát quan họ, viết thư pháp… Tại di tích Kiếp Bạc, tuy không phải mùa lễ hội chính nhưng cũng có nhiều hoạt động được tổ chức như lễ dâng hương, khai hội mùa xuân tưởng niệm 712 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo, các trò chơi dân gian, biểu diễn nghệ thuật./.
Mạnh Tú (TTXVN/Vietnam+)