Ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho rằng, bất kỳ một cuộc tái cấu trúc nào cũng phải chấp nhận sự đau đớn vì đó là sự thay đổi, có người sẽ lớn lên và có người sẽ thấp bé đi, có người sẽ tồn tại và có người sẽ không tồn tại.
- Được biết, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia vừa trình Chính phủ đề án tái cơ cấu ngân hàng. Vậy ông có thể chia sẻ một chút về đề án này được không?
Ông Vũ Viết Ngoạn: Ủy ban Giám sát đã trình Thủ tướng Chính phủ đề án về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của mình, nội dung của đề án chủ yếu là tư vấn cho Thủ tướng và tư vấn cho Chính phủ.
Theo tôi, hệ thống ngân hàng trong tương lai phải được xây dựng dựa trên bốn nguyên tắc cơ bản.
Thứ nhất là phải đảm bảo được các định chế tài chính hoạt động theo nguyên lý thị trường, hoạt động trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch, chấm dứt tư tưởng: ngân hàng không bao giờ phá sản. Hiện tại, tâm lý người dân và tình hình kinh tế chưa cho phép Việt Nam thực hiện liệu pháp sốc, chưa thể cho ngân hàng nào phá sản. Tuy nhiên, trong tương lai, để đảm bảo hệ thống ngân hàng hoạt động lành mạnh theo chuẩn quốc tế, phải làm cho người dân hiểu ngân hàng là một doanh nghiệp, có thể bị đào thải nếu kinh doanh kém hiệu quả.
Thứ hai, phải xây dựng được hệ thống quy chế để ngăn chặn đầu tư mạo hiểm vượt quá khả năng kiểm soát của từng định chế.
Thứ ba, xây dựng được một quy chuẩn để quản trị doanh nghiệp và yêu cầu mỗi định chế tài chính phải thiết lập một hệ thống quản trị, giám sát rủi ro nội bộ hữu hiệu, có thể tự lường trước và tự xử lý những rủi ro phát sinh trong nội bộ.
Nguyên tắc cuối cùng rất quan trọng, nếu không nói là quan trọng nhất, là phải thiết kế được một hệ thống giám sát tài chính quốc gia đủ mạnh để bảo vệ người gửi tiền. Hệ thống giám sát này phải đủ năng lực giám sát các hoạt động hợp nhất của thị trường ngân hàng, chứng khoán và thị trường bảo hiểm, đủ khả năng để phát hiện sớm, ngăn ngừa các rủi ro chéo phát sinh trên thị trường.
- Nhiều nước trên thế giới khi tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đã phải bỏ ra một khoản chi phí rất lớn, ví dụ Hàn Quốc đã mất khoảng 200 tỷ USD cho công cuộc tái cấu trúc này. Vậy theo ông, chi phí tái cơ cấu ngân hàng ở Việt Nam có lớn như vậy không?
Ông Vũ Viết Ngoạn: Tôi cho rằng, so sánh như vậy là rất khập khiễng, với phương pháp, cách làm của chúng ta hiện nay, tôi tin rằng chúng ta sẽ không cần phải bỏ nhiều tiền và hoàn toàn có thể cân đối được. Hiện nay các tổ chức tín dụng của chúng ta cũng đã trích lập dự phòng rủi ro, nếu tính chung trong toàn hệ thống thì các ngân hàng đã trích lập dự phòng rủi ro khoảng trên 60% nợ xấu, tất nhiên đây là nợ xấu theo chuẩn Việt Nam.
Tôi vẫn cho rằng, chúng ta không cần thiết phải bỏ ra một lượng tài chính quá lớn vì nợ xấu của Việt Nam từng bước được xử lý vì nó gắn liền với thị trường, với hoạt động kinh doanh ngành nghề và cả các doanh nghiệp nữa, từng bước chúng ta sẽ khắc phục những cái đó. Trước mắt chúng ta chỉ tập trung vào những tổ chức tín dụng quá yếu kém mà nợ xấu quá lớn, họ có thể gây ra rủi ro hệ thống. Còn về lâu dài, tùng bước xây dựng hệ thống ngân hàng thành một quy chuẩn cho tốt và một hệ thống giám sát tốt để tự các ngân hàng hạn chế, không để rủi ro quá lớn.
Quan điểm của tôi là Chính phủ không phải bỏ tiền ra cho tất cả các định chế tài chính để mà khắc phục những khó khăn yếu kém đấy mà tự các định chế tài chính đấy về cơ bản phải tự lo liệu.
Khác với năm 2000, trước đây là chúng ta không có quỹ trích lập dự phòng rủi ro, còn Hàn Quốc và các nước trước đây họ cấu trúc lại hệ thống một cách hết sức căn bản, hết sức quyết liệt. Chúng ta không áp dụng một cú sốc lớn như vậy, chúng ta theo cách làm của chúng ta.
-Cái giá phải trả của việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng theo ông là gì?
Ông Vũ Viết Ngoạn: Tôi nghĩ rằng nó rất là lớn, chúng ta phải xem xét ở khía cạnh về mặt tổ chức, kể cả về con người, kể cả về quy chế và kể cả về thể chế nữa, nếu như vậy thì rất lớn. Bất kỳ một cuộc tái cấu trúc nào cũng phải chấp nhận sự đau đớn, vì đó là sự thay đổi, có người sẽ lớn lên và có người sẽ thấp bé đi, có người sẽ tồn tại và có người sẽ không tồn tại.
Còn nói về mặt tài chính tôi cho rằng, vì chúng ta không làm theo các nước, chúng ta đã có phương án của chúng ta, nếu để định lượng số tiền thì không lớn.
- Điều này có mâu thuẫn với chủ trương của Chính phủ là không để ngân hàng nào đổ vỡ?
Ông Vũ Viết Ngoạn: Không hề mâu thuẫn. Trước mắt, trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, khi tâm lý người dân chưa sẵn sàng cho việc ngân hàng phá sản, đồng thời nền kinh tế cũng đang gặp nhiều biến động, chúng ta không thể có những biện pháp gây sốc cho thị trường.
Tuy nhiên, trong tương lai, cần thiết kế cấu trúc một hệ thống tài chính đảm bảo an toàn, lành mạnh theo nguyên tắc thị trường, làm tốt vai trò điều tiết, phân bổ nguồn lực xã hội. Muốn làm được điều này, cần để cho các tổ chức tài chính hoạt động theo nguyên lý thị trường. Có nghĩa, cần phải làm cho người dân và xã hội hiểu được rằng, tổ chức tín dụng cũng là một doanh nghiệp. Đã là doanh nghiệp thì phải hoạt động theo cơ chế thị trường, nếu hoạt động không tốt sẽ bị thị trường đào thải.
Cái khó nhất đối với nhà quản lý là làm thế nào để có được chính sách phù hợp với điều kiện thực tế, phù hợp với văn hóa của từng quốc gia, phù hợp từng với thời điểm lịch sử. Còn trong tương lai chúng ta vẫn giữ quan điểm không để một ngân hàng nào phá sản thì không bao giờ chúng ta có được một nền kinh tế thị trường, mà chúng ta phải đổi mới được thể chế nền kinh tế thị trường, đó là một nguyên tắc, đó là một yêu cầu đang đặt ra cả Đảng và Nhà nước đang phải thực hiện.
- Ông vừa nói chúng ta không tiến hành tái cấu trúc một cách quyết liệt như của Hàn Quốc, như vậy liệu có đạt được mục tiêu là tạo ra được một hệ thống ngân hàng đáp ứng được nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới hay không?
Ông Vũ Viết Ngoạn: Chúng ta phải hiểu như thế này, cái đó không có mâu thuẫn mà quyết liệt ở đây không phải quyết liệt về mặt tinh thần, mà cách làm của một số nước, trong vòng một thời gian ngắn họ làm quyết liệt, họ gây ra liệu pháp sốc, phá sản rồi sắp nhập một cách hết sức khốc liệt.
Chúng ta thì không làm như vậy mà chúng ta làm từng bước một, chúng ta không gây liệu pháp sốc nên chúng ta đã đưa ra tái cấu trúc cả một quá trình dài 5 năm (2011-2015), còn các nước chỉ trong vòng từ vài tháng đến 1 năm là họ đã giải quyết xong./.
Xin cảm ơn ông!
- Được biết, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia vừa trình Chính phủ đề án tái cơ cấu ngân hàng. Vậy ông có thể chia sẻ một chút về đề án này được không?
Ông Vũ Viết Ngoạn: Ủy ban Giám sát đã trình Thủ tướng Chính phủ đề án về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của mình, nội dung của đề án chủ yếu là tư vấn cho Thủ tướng và tư vấn cho Chính phủ.
Theo tôi, hệ thống ngân hàng trong tương lai phải được xây dựng dựa trên bốn nguyên tắc cơ bản.
Thứ nhất là phải đảm bảo được các định chế tài chính hoạt động theo nguyên lý thị trường, hoạt động trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch, chấm dứt tư tưởng: ngân hàng không bao giờ phá sản. Hiện tại, tâm lý người dân và tình hình kinh tế chưa cho phép Việt Nam thực hiện liệu pháp sốc, chưa thể cho ngân hàng nào phá sản. Tuy nhiên, trong tương lai, để đảm bảo hệ thống ngân hàng hoạt động lành mạnh theo chuẩn quốc tế, phải làm cho người dân hiểu ngân hàng là một doanh nghiệp, có thể bị đào thải nếu kinh doanh kém hiệu quả.
Thứ hai, phải xây dựng được hệ thống quy chế để ngăn chặn đầu tư mạo hiểm vượt quá khả năng kiểm soát của từng định chế.
Thứ ba, xây dựng được một quy chuẩn để quản trị doanh nghiệp và yêu cầu mỗi định chế tài chính phải thiết lập một hệ thống quản trị, giám sát rủi ro nội bộ hữu hiệu, có thể tự lường trước và tự xử lý những rủi ro phát sinh trong nội bộ.
Nguyên tắc cuối cùng rất quan trọng, nếu không nói là quan trọng nhất, là phải thiết kế được một hệ thống giám sát tài chính quốc gia đủ mạnh để bảo vệ người gửi tiền. Hệ thống giám sát này phải đủ năng lực giám sát các hoạt động hợp nhất của thị trường ngân hàng, chứng khoán và thị trường bảo hiểm, đủ khả năng để phát hiện sớm, ngăn ngừa các rủi ro chéo phát sinh trên thị trường.
- Nhiều nước trên thế giới khi tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đã phải bỏ ra một khoản chi phí rất lớn, ví dụ Hàn Quốc đã mất khoảng 200 tỷ USD cho công cuộc tái cấu trúc này. Vậy theo ông, chi phí tái cơ cấu ngân hàng ở Việt Nam có lớn như vậy không?
Ông Vũ Viết Ngoạn: Tôi cho rằng, so sánh như vậy là rất khập khiễng, với phương pháp, cách làm của chúng ta hiện nay, tôi tin rằng chúng ta sẽ không cần phải bỏ nhiều tiền và hoàn toàn có thể cân đối được. Hiện nay các tổ chức tín dụng của chúng ta cũng đã trích lập dự phòng rủi ro, nếu tính chung trong toàn hệ thống thì các ngân hàng đã trích lập dự phòng rủi ro khoảng trên 60% nợ xấu, tất nhiên đây là nợ xấu theo chuẩn Việt Nam.
Tôi vẫn cho rằng, chúng ta không cần thiết phải bỏ ra một lượng tài chính quá lớn vì nợ xấu của Việt Nam từng bước được xử lý vì nó gắn liền với thị trường, với hoạt động kinh doanh ngành nghề và cả các doanh nghiệp nữa, từng bước chúng ta sẽ khắc phục những cái đó. Trước mắt chúng ta chỉ tập trung vào những tổ chức tín dụng quá yếu kém mà nợ xấu quá lớn, họ có thể gây ra rủi ro hệ thống. Còn về lâu dài, tùng bước xây dựng hệ thống ngân hàng thành một quy chuẩn cho tốt và một hệ thống giám sát tốt để tự các ngân hàng hạn chế, không để rủi ro quá lớn.
Quan điểm của tôi là Chính phủ không phải bỏ tiền ra cho tất cả các định chế tài chính để mà khắc phục những khó khăn yếu kém đấy mà tự các định chế tài chính đấy về cơ bản phải tự lo liệu.
Khác với năm 2000, trước đây là chúng ta không có quỹ trích lập dự phòng rủi ro, còn Hàn Quốc và các nước trước đây họ cấu trúc lại hệ thống một cách hết sức căn bản, hết sức quyết liệt. Chúng ta không áp dụng một cú sốc lớn như vậy, chúng ta theo cách làm của chúng ta.
-Cái giá phải trả của việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng theo ông là gì?
Ông Vũ Viết Ngoạn: Tôi nghĩ rằng nó rất là lớn, chúng ta phải xem xét ở khía cạnh về mặt tổ chức, kể cả về con người, kể cả về quy chế và kể cả về thể chế nữa, nếu như vậy thì rất lớn. Bất kỳ một cuộc tái cấu trúc nào cũng phải chấp nhận sự đau đớn, vì đó là sự thay đổi, có người sẽ lớn lên và có người sẽ thấp bé đi, có người sẽ tồn tại và có người sẽ không tồn tại.
Còn nói về mặt tài chính tôi cho rằng, vì chúng ta không làm theo các nước, chúng ta đã có phương án của chúng ta, nếu để định lượng số tiền thì không lớn.
- Điều này có mâu thuẫn với chủ trương của Chính phủ là không để ngân hàng nào đổ vỡ?
Ông Vũ Viết Ngoạn: Không hề mâu thuẫn. Trước mắt, trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, khi tâm lý người dân chưa sẵn sàng cho việc ngân hàng phá sản, đồng thời nền kinh tế cũng đang gặp nhiều biến động, chúng ta không thể có những biện pháp gây sốc cho thị trường.
Tuy nhiên, trong tương lai, cần thiết kế cấu trúc một hệ thống tài chính đảm bảo an toàn, lành mạnh theo nguyên tắc thị trường, làm tốt vai trò điều tiết, phân bổ nguồn lực xã hội. Muốn làm được điều này, cần để cho các tổ chức tài chính hoạt động theo nguyên lý thị trường. Có nghĩa, cần phải làm cho người dân và xã hội hiểu được rằng, tổ chức tín dụng cũng là một doanh nghiệp. Đã là doanh nghiệp thì phải hoạt động theo cơ chế thị trường, nếu hoạt động không tốt sẽ bị thị trường đào thải.
Cái khó nhất đối với nhà quản lý là làm thế nào để có được chính sách phù hợp với điều kiện thực tế, phù hợp với văn hóa của từng quốc gia, phù hợp từng với thời điểm lịch sử. Còn trong tương lai chúng ta vẫn giữ quan điểm không để một ngân hàng nào phá sản thì không bao giờ chúng ta có được một nền kinh tế thị trường, mà chúng ta phải đổi mới được thể chế nền kinh tế thị trường, đó là một nguyên tắc, đó là một yêu cầu đang đặt ra cả Đảng và Nhà nước đang phải thực hiện.
- Ông vừa nói chúng ta không tiến hành tái cấu trúc một cách quyết liệt như của Hàn Quốc, như vậy liệu có đạt được mục tiêu là tạo ra được một hệ thống ngân hàng đáp ứng được nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới hay không?
Ông Vũ Viết Ngoạn: Chúng ta phải hiểu như thế này, cái đó không có mâu thuẫn mà quyết liệt ở đây không phải quyết liệt về mặt tinh thần, mà cách làm của một số nước, trong vòng một thời gian ngắn họ làm quyết liệt, họ gây ra liệu pháp sốc, phá sản rồi sắp nhập một cách hết sức khốc liệt.
Chúng ta thì không làm như vậy mà chúng ta làm từng bước một, chúng ta không gây liệu pháp sốc nên chúng ta đã đưa ra tái cấu trúc cả một quá trình dài 5 năm (2011-2015), còn các nước chỉ trong vòng từ vài tháng đến 1 năm là họ đã giải quyết xong./.
Xin cảm ơn ông!
Minh Thúy (Vietnam+)