Tòa án tối cao liên bang Brazil ngày 17/12 đã kết thúc “vụ án thế kỷ” sau khi kết án 25 chính trị gia và doanh nhân, trong đó có ba hạ nghị sỹ đương nhiệm, trong một vụ bê bối tham nhũng chính trị được cho là lớn nhất tại nước này và từng làm chao đảo chính phủ của Tổng thống Luiz Lula da Silva.
Trong tổng số 37 bị cáo, Tòa đã tuyên bố 25 người có tội, bị nhận tổng cộng 279 năm tù, kèm theo số tiền phạt gần 20 triệu Real (khoảng 10 triệu USD).
Trong số các chính trị gia bị nhận án tù có một số nhân vật từng nằm trong ban lãnh đạo của Đảng Lao động (PT) rất thân cận với cựu Tổng thống Lula, như ông José Dirceu, cựu Bộ trưởng –Chánh văn phòng Phủ tổng thống và từng được coi là “cánh tay phải” của ông Lula, và cựu Chủ tịch PT José Genoino.
Ông Dirceu bị lĩnh gần 11 năm tù. Ông bị coi là người đứng đầu trong tổ chức một mạng lưới hối lộ các nghị sỹ để họ ủng hộ chính phủ trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Lula (2003-2007) cũng như tài trợ trái phép chiến dịch vận động tranh cử cho phép nhà lãnh đạo này thắng cử.
Trong số các nghị sỹ đương chức bị phạt tù có ông João Paulo Cunha, thuộc PT và từng là Chủ tịch Hạ viện trong thời gian xảy ra vụ bê bối tham nhũng. Ông bị lĩnh án chín năm và bốn tháng tù giam.
Ông Lula, người sáng lập PT, không bị ra tòa và luôn phủ nhận việc ông biết sự tồn tại của hoạt động bất hợp pháp như vậy. Trong một thông cáo trước vụ xét xử, PT khẳng định không có chuyện mua phiếu cũng như việc hối lộ tiền hàng tháng để các nghị sỹ bỏ phiếu ủng hộ chính phủ tại quốc hội.
PT cáo buộc phe đối lập và báo chí thông qua vụ xét xử này đã thực hiện một chiến dịch chống lại đảng cầm quyền. PT sẵn sàng giúp trả các khoản tiền phạt do tòa án áp đặt cho bốn đảng viên bị buộc tội, với tổng số tiền 1,5 triệu Real (khoảng 750.000 USD).
Phiên tòa khai mạc ngày 2/8 và được phát trực tiếp trên truyền hình. Tuy nhiên, vụ án này không được nhiều người dân quan tâm và uy tín của PT không bị ảnh hưởng.
Thậm chí PT là đảng giành được nhiều phiếu nhất trong cuộc bầu cử địa phương trong tháng 10, giữa lúc phiên tòa đang trong giai đoạn “nóng bỏng”, và theo các cuộc điều tra dư luận gần đây, bản thân ông Lula và đương kim Tổng thống Dilma Rousseff tiếp tục nhận được sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng./.
Trong tổng số 37 bị cáo, Tòa đã tuyên bố 25 người có tội, bị nhận tổng cộng 279 năm tù, kèm theo số tiền phạt gần 20 triệu Real (khoảng 10 triệu USD).
Trong số các chính trị gia bị nhận án tù có một số nhân vật từng nằm trong ban lãnh đạo của Đảng Lao động (PT) rất thân cận với cựu Tổng thống Lula, như ông José Dirceu, cựu Bộ trưởng –Chánh văn phòng Phủ tổng thống và từng được coi là “cánh tay phải” của ông Lula, và cựu Chủ tịch PT José Genoino.
Ông Dirceu bị lĩnh gần 11 năm tù. Ông bị coi là người đứng đầu trong tổ chức một mạng lưới hối lộ các nghị sỹ để họ ủng hộ chính phủ trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Lula (2003-2007) cũng như tài trợ trái phép chiến dịch vận động tranh cử cho phép nhà lãnh đạo này thắng cử.
Trong số các nghị sỹ đương chức bị phạt tù có ông João Paulo Cunha, thuộc PT và từng là Chủ tịch Hạ viện trong thời gian xảy ra vụ bê bối tham nhũng. Ông bị lĩnh án chín năm và bốn tháng tù giam.
Ông Lula, người sáng lập PT, không bị ra tòa và luôn phủ nhận việc ông biết sự tồn tại của hoạt động bất hợp pháp như vậy. Trong một thông cáo trước vụ xét xử, PT khẳng định không có chuyện mua phiếu cũng như việc hối lộ tiền hàng tháng để các nghị sỹ bỏ phiếu ủng hộ chính phủ tại quốc hội.
PT cáo buộc phe đối lập và báo chí thông qua vụ xét xử này đã thực hiện một chiến dịch chống lại đảng cầm quyền. PT sẵn sàng giúp trả các khoản tiền phạt do tòa án áp đặt cho bốn đảng viên bị buộc tội, với tổng số tiền 1,5 triệu Real (khoảng 750.000 USD).
Phiên tòa khai mạc ngày 2/8 và được phát trực tiếp trên truyền hình. Tuy nhiên, vụ án này không được nhiều người dân quan tâm và uy tín của PT không bị ảnh hưởng.
Thậm chí PT là đảng giành được nhiều phiếu nhất trong cuộc bầu cử địa phương trong tháng 10, giữa lúc phiên tòa đang trong giai đoạn “nóng bỏng”, và theo các cuộc điều tra dư luận gần đây, bản thân ông Lula và đương kim Tổng thống Dilma Rousseff tiếp tục nhận được sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng./.
Quang Sơn/Buenos Aires (Vietnam+)