Ngày 21/10, Diễn đàn hợp tác kinh tế Đồng bằng Sông Cửu Long-Cà Mau 2011 đã kết thúc sau 3 ngày làm việc.
Diễn đàn đã thu hút gần 500 đại biểu đại diện cho các bộ, ngành Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh; các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nhân có uy tín.
Đã có 70 tham luận, ý kiến trao đổi, kiến nghị được trình bày tại diễn đàn, nêu bật vị trí, lợi thế, tiềm năng của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có sự tham gia của Thành phố Hồ Chí Minh.
Diễn đàn đã đi tới thống nhất, để Đồng bằng sông Cửu Long phát triển xứng tầm, cần thiết phải tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư, hội nhập kinh tế quốc tế; cần thiết phải liên kết vùng để phát triển, đặc biệt cần có sự liên kết giữa các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với Thành phố Hồ Chí Minh.
Các địa phương của Đồng bằng sông Cửu Long cần xây dựng một cơ chế liên kết cấp vùng trên tinh thần đoàn kết, hợp tác, hiệu quả và có sự liên kết, hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương.
Điểm nổi bật của diễn đàn là đi sâu bàn bạc, đồng thuận được nhiều vấn đề lớn, đi tới thống nhất kiến nghị với Trung ương nhiều vấn đề thuộc về cơ chế, chính sách để phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Ban tổ chức diễn đàn đã ra tuyên bố chung gồm 4 điểm triển khai thực hiện trong năm 2012: Sớm hoàn chỉnh và trình Thủ tướng Chính phủ đề án xây dựng chính sách thu hút đầu tư vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long; nghiên cứu xây dựng đề án chương trình phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long; sớm hoàn chỉnh trình Thủ tướng Chính phủ đề án thành lập Trung tâm thông tin Đồng bằng sông Cửu Long tại Thành phố Hồ Chí Minh; xây dựng chương trình hành động cộng đồng Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng nhằm giảm tác hại đến cộng đồng người nghèo.
Diễn đàn đã tạo ra bước ngoặt mới trong liên kết giữa các doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long với Thành phố Hồ Chí Minh đồng thời là cơ hội lớn để các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu của mình đến với nhiều quốc gia trên thế giới./.
Diễn đàn đã thu hút gần 500 đại biểu đại diện cho các bộ, ngành Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh; các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nhân có uy tín.
Đã có 70 tham luận, ý kiến trao đổi, kiến nghị được trình bày tại diễn đàn, nêu bật vị trí, lợi thế, tiềm năng của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có sự tham gia của Thành phố Hồ Chí Minh.
Diễn đàn đã đi tới thống nhất, để Đồng bằng sông Cửu Long phát triển xứng tầm, cần thiết phải tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư, hội nhập kinh tế quốc tế; cần thiết phải liên kết vùng để phát triển, đặc biệt cần có sự liên kết giữa các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với Thành phố Hồ Chí Minh.
Các địa phương của Đồng bằng sông Cửu Long cần xây dựng một cơ chế liên kết cấp vùng trên tinh thần đoàn kết, hợp tác, hiệu quả và có sự liên kết, hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương.
Điểm nổi bật của diễn đàn là đi sâu bàn bạc, đồng thuận được nhiều vấn đề lớn, đi tới thống nhất kiến nghị với Trung ương nhiều vấn đề thuộc về cơ chế, chính sách để phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Ban tổ chức diễn đàn đã ra tuyên bố chung gồm 4 điểm triển khai thực hiện trong năm 2012: Sớm hoàn chỉnh và trình Thủ tướng Chính phủ đề án xây dựng chính sách thu hút đầu tư vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long; nghiên cứu xây dựng đề án chương trình phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long; sớm hoàn chỉnh trình Thủ tướng Chính phủ đề án thành lập Trung tâm thông tin Đồng bằng sông Cửu Long tại Thành phố Hồ Chí Minh; xây dựng chương trình hành động cộng đồng Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng nhằm giảm tác hại đến cộng đồng người nghèo.
Diễn đàn đã tạo ra bước ngoặt mới trong liên kết giữa các doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long với Thành phố Hồ Chí Minh đồng thời là cơ hội lớn để các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu của mình đến với nhiều quốc gia trên thế giới./.
Trần Thành Nên (TTXVN/Vietnam+)