Sau hai ngày làm việc nghiêm túc, sôi nổi, Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ 2 do Ủy ban Nhà nước người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức đã kết thúc với phiên bế mạc vào chiều 28/9.
[Khai mạc Hội nghị người Việt ở nước ngoài lần thứ 2]
Theo Báo cáo tổng kết hội nghị của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, dưới chủ đề bao trùm là “Tầm nhìn đến năm 2020 - Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hội nhập và phát triển cùng đất nước,” Hội nghị đã điểm lại những kết quả đã đạt được trong công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài từ năm 2009 đến nay trên tất cả các mặt như công tác tham mưu, xây dựng và triển khai các chủ trương, chính sách liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài;
Công tác thông tin tuyên truyền và hỗ trợ cộng đồng duy trì bản sắc văn hóa dân tộc; công tác hỗ trợ cộng đồng ổn định cuộc sống, nâng cao địa vị pháp lý cho bà con, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết, hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài phát triển, hội nhập vững chắc vào xã hội sở tại.
Hội nghị cũng đã chỉ ra những vấn đề còn tồn tại vì những lý do khách quan và chủ quan, kể cả trong nội bộ lãnh đạo cộng đồng, cần được tập trung giải quyết như cuộc sống của kiều bào ở không ít nơi còn gặp khó khăn, địa vị pháp lý còn thấp.
Nhiều chính sách tạo thuận lợi cho cộng đồng đã được ban hành nhưng việc triển khai còn chưa đồng bộ, chưa thống nhất, nhất là ở các địa phương, cần sớm được rà soát, bổ sung, sửa đổi; đặc biệt trong việc cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục thực hiện thống nhất ở mọi cấp. Những chính sách, biện pháp nhằm kêu gọi và tạo điều kiện hỗ trợ cho trí thức kiều bào về làm việc ở trong nước còn chưa được hoàn thiện và triển khai đồng bộ ở các cấp, các bộ, ngành, địa phương.
Hội nghị thống nhất nhận định trong thời gian qua và những năm sắp tới tình hình thế giới diễn ra nhiều biến động, đang chuyển biến hết sức nhanh chóng, phức tạp. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tạo ra cả những cơ hội và thách thức mới đối với đất nước và với sự phát triển cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, và hội nhập quốc tế toàn diện như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra đòi hỏi sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, trong đó có sự đóng góp quan trọng, không thể thiếu của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là lực lượng trí thức, doanh nhân kiều bào. Tình hình mới đặt ra những yêu cầu, thách thức và cũng là cơ hội mới cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung cũng như bản thân mỗi hội đoàn và từng cá nhân kiều bào.
Tại phiên bế mạc, Bộ Ngoại giao đã trao Bằng khen và Giấy khen của Ủy ban Nhà nước người Việt Nam ở nước ngoài cho các tập thể và cá nhân kiều bào đã có thành tích xuất sắc trong công tác vận động xây dựng cộng đồng và đóng góp xây dựng đất nước.
Vào ngày 29/9, các đại biểu tham gia Hội nghị tiếp tục chương trình tham quan thực tế tại các cở sở kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, thông tin truyền thông và phát triển đô thị tiêu biểu tại Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương. Đây là những minh chứng rõ nét cho quá trình phát triển năng động của Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương nói riêng cũng như các tỉnh phía Nam và cả nước nói chung, trong đó có phần đóng góp quan trọng của các trí thức, nhà đầu tư kiều bào./.
[Khai mạc Hội nghị người Việt ở nước ngoài lần thứ 2]
Theo Báo cáo tổng kết hội nghị của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, dưới chủ đề bao trùm là “Tầm nhìn đến năm 2020 - Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hội nhập và phát triển cùng đất nước,” Hội nghị đã điểm lại những kết quả đã đạt được trong công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài từ năm 2009 đến nay trên tất cả các mặt như công tác tham mưu, xây dựng và triển khai các chủ trương, chính sách liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài;
Công tác thông tin tuyên truyền và hỗ trợ cộng đồng duy trì bản sắc văn hóa dân tộc; công tác hỗ trợ cộng đồng ổn định cuộc sống, nâng cao địa vị pháp lý cho bà con, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết, hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài phát triển, hội nhập vững chắc vào xã hội sở tại.
Hội nghị cũng đã chỉ ra những vấn đề còn tồn tại vì những lý do khách quan và chủ quan, kể cả trong nội bộ lãnh đạo cộng đồng, cần được tập trung giải quyết như cuộc sống của kiều bào ở không ít nơi còn gặp khó khăn, địa vị pháp lý còn thấp.
Nhiều chính sách tạo thuận lợi cho cộng đồng đã được ban hành nhưng việc triển khai còn chưa đồng bộ, chưa thống nhất, nhất là ở các địa phương, cần sớm được rà soát, bổ sung, sửa đổi; đặc biệt trong việc cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục thực hiện thống nhất ở mọi cấp. Những chính sách, biện pháp nhằm kêu gọi và tạo điều kiện hỗ trợ cho trí thức kiều bào về làm việc ở trong nước còn chưa được hoàn thiện và triển khai đồng bộ ở các cấp, các bộ, ngành, địa phương.
Hội nghị thống nhất nhận định trong thời gian qua và những năm sắp tới tình hình thế giới diễn ra nhiều biến động, đang chuyển biến hết sức nhanh chóng, phức tạp. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tạo ra cả những cơ hội và thách thức mới đối với đất nước và với sự phát triển cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, và hội nhập quốc tế toàn diện như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra đòi hỏi sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, trong đó có sự đóng góp quan trọng, không thể thiếu của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là lực lượng trí thức, doanh nhân kiều bào. Tình hình mới đặt ra những yêu cầu, thách thức và cũng là cơ hội mới cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung cũng như bản thân mỗi hội đoàn và từng cá nhân kiều bào.
Tại phiên bế mạc, Bộ Ngoại giao đã trao Bằng khen và Giấy khen của Ủy ban Nhà nước người Việt Nam ở nước ngoài cho các tập thể và cá nhân kiều bào đã có thành tích xuất sắc trong công tác vận động xây dựng cộng đồng và đóng góp xây dựng đất nước.
Vào ngày 29/9, các đại biểu tham gia Hội nghị tiếp tục chương trình tham quan thực tế tại các cở sở kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, thông tin truyền thông và phát triển đô thị tiêu biểu tại Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương. Đây là những minh chứng rõ nét cho quá trình phát triển năng động của Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương nói riêng cũng như các tỉnh phía Nam và cả nước nói chung, trong đó có phần đóng góp quan trọng của các trí thức, nhà đầu tư kiều bào./.
Hoàng Anh Tuấn (Vietnam+)