Ngày 5/9, chị Hứa Cẩm Tú, bệnh nhân ghép thận (trong tình trạng bị cắt nhầm, không còn thận phải chuyển từ Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ ra Huế điều trị theo chỉ đạo của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến) đã ra viện trong niềm vui sướng tột cùng của người thân, bạn bè và các thầy thuốc của Bệnh viện Trung ương Huế.
[Vụ cắt 2 quả thận: Sai sót vì lỗi chẩn đoán ban đầu]
Sau khi xuất viện, về nhà, bệnh nhân tiếp tục điều trị ngoại trú chống thải ghép tại Bệnh viện Cần Thơ theo phác đồ điều trị của Bệnh viện Trung ương Huế.
Đây là sự cố y khoa hiếm gặp. Ở Việt Nam cách đây gần 30 năm có trường hợp bệnh nhân có một thận bị cắt bỏ do chẩn đoán nhầm, và ra nước ngoài ghép nhưng không thành công.
[Bệnh nhân bị cắt nhầm thận đã được ghép thận]
Bệnh nhân Hứa Cẩm Tú là trường hợp thứ hai, do chính đội ngũ các bác sỹ của Bệnh viện Trung ương Huế phẫu thuật và thành công, thể hiện bước phát triển vượt bậc của ngành y tế Việt Nam.
Đối với bệnh nhân Hứa Cẩm Tú, gia đình còn quyết định chọn ngày 10/7, ngày ghép thận thành công làm ngày sinh nhật lần thứ 2 cho chị, cũng là ngày để ghi nhớ công ơn các thầy thuốc của Bệnh viện Trung ương Huế đã cứu sống chị, bằng một ca ghép thận hết sức khó khăn, phức tạp.
Ca mổ ghép thận cho bệnh nhân Hứa Cẩm Tú bắt đầu từ 7 giờ 30 ngày 10/7/2012 tại Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Trung ương Huế. Thận trái người cho được lấy và rửa thận theo đúng quy trình, sau đó quả thận được ghép cho bệnh nhân Tú ở vị trí hố chậu phải. Ca mổ diễn ra thuận lợi, nước tiểu có ngay sau khi ghép xong, các mạch máu: tĩnh mạch thận-tĩnh mạch chậu ngoài (kiểu tận-bên) và động mạch thận-động mạch chậu trong (kiểu tận-tận). Ca mổ kết thúc lúc 11giờ 30 cùng ngày.
Tuy vậy, sau mổ hai giờ nước tiểu của bệnh nhân ít dần, phải mổ lại lần thứ 2 (kết thúc vào sáng 11/7) để tìm nguyên nhân do thải ghép tối cấp hay do lưu lượng máu qua thận ghép không đầy đủ. Khi mổ lại thấy thận vẫn hồng, động mạch thận vẫn đập nhưng hơi bị co thắt, nên kíp mổ quyết định cắt hệ giao cảm quanh động mạch thận và cắm lại động mạch thận với động mạch chậu ngoài kiểu tận-bên, đồng thời cho áp dụng phác đồ chống thải ghép tích cực.
Trước khi mổ, bệnh nhân Hứa Cẩm Tú, phải điều trị sáu tháng tại Bệnh viện Trung ương Huế (từ 4/1/2012 đến 9/7/2012), với chu kỳ lọc máu 3 lần/ tuần cách nhật (tổng cộng 71 lần); và điều trị bảo tồn nội khoa như điều trị tăng huyết áp, điều trị thiếu máu, rối loạn nước, điện giải, vitamin. Ngoài ra, bệnh nhân Hứa Cẩm Tú còn bị đái tháo đường phải xử lý bằng insulin và các điều trị khác.
Trong quá trình điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế, bệnh nhân được bố trí một phòng đặc biệt và ăn uống theo chế độ dinh dưỡng thích hợp. Toàn bộ kinh phí điều trị và ghép thận cho bệnh nhân Hứa Cẩm Tú rất lớn, nhưng tất cả đều do Bệnh viện Trung ương Huế đài thọ, gia đình bệnh nhân không phải đóng một khoản chi phí nào.../.
[Vụ cắt 2 quả thận: Sai sót vì lỗi chẩn đoán ban đầu]
Sau khi xuất viện, về nhà, bệnh nhân tiếp tục điều trị ngoại trú chống thải ghép tại Bệnh viện Cần Thơ theo phác đồ điều trị của Bệnh viện Trung ương Huế.
Đây là sự cố y khoa hiếm gặp. Ở Việt Nam cách đây gần 30 năm có trường hợp bệnh nhân có một thận bị cắt bỏ do chẩn đoán nhầm, và ra nước ngoài ghép nhưng không thành công.
[Bệnh nhân bị cắt nhầm thận đã được ghép thận]
Bệnh nhân Hứa Cẩm Tú là trường hợp thứ hai, do chính đội ngũ các bác sỹ của Bệnh viện Trung ương Huế phẫu thuật và thành công, thể hiện bước phát triển vượt bậc của ngành y tế Việt Nam.
Đối với bệnh nhân Hứa Cẩm Tú, gia đình còn quyết định chọn ngày 10/7, ngày ghép thận thành công làm ngày sinh nhật lần thứ 2 cho chị, cũng là ngày để ghi nhớ công ơn các thầy thuốc của Bệnh viện Trung ương Huế đã cứu sống chị, bằng một ca ghép thận hết sức khó khăn, phức tạp.
Ca mổ ghép thận cho bệnh nhân Hứa Cẩm Tú bắt đầu từ 7 giờ 30 ngày 10/7/2012 tại Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Trung ương Huế. Thận trái người cho được lấy và rửa thận theo đúng quy trình, sau đó quả thận được ghép cho bệnh nhân Tú ở vị trí hố chậu phải. Ca mổ diễn ra thuận lợi, nước tiểu có ngay sau khi ghép xong, các mạch máu: tĩnh mạch thận-tĩnh mạch chậu ngoài (kiểu tận-bên) và động mạch thận-động mạch chậu trong (kiểu tận-tận). Ca mổ kết thúc lúc 11giờ 30 cùng ngày.
Tuy vậy, sau mổ hai giờ nước tiểu của bệnh nhân ít dần, phải mổ lại lần thứ 2 (kết thúc vào sáng 11/7) để tìm nguyên nhân do thải ghép tối cấp hay do lưu lượng máu qua thận ghép không đầy đủ. Khi mổ lại thấy thận vẫn hồng, động mạch thận vẫn đập nhưng hơi bị co thắt, nên kíp mổ quyết định cắt hệ giao cảm quanh động mạch thận và cắm lại động mạch thận với động mạch chậu ngoài kiểu tận-bên, đồng thời cho áp dụng phác đồ chống thải ghép tích cực.
Trước khi mổ, bệnh nhân Hứa Cẩm Tú, phải điều trị sáu tháng tại Bệnh viện Trung ương Huế (từ 4/1/2012 đến 9/7/2012), với chu kỳ lọc máu 3 lần/ tuần cách nhật (tổng cộng 71 lần); và điều trị bảo tồn nội khoa như điều trị tăng huyết áp, điều trị thiếu máu, rối loạn nước, điện giải, vitamin. Ngoài ra, bệnh nhân Hứa Cẩm Tú còn bị đái tháo đường phải xử lý bằng insulin và các điều trị khác.
Trong quá trình điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế, bệnh nhân được bố trí một phòng đặc biệt và ăn uống theo chế độ dinh dưỡng thích hợp. Toàn bộ kinh phí điều trị và ghép thận cho bệnh nhân Hứa Cẩm Tú rất lớn, nhưng tất cả đều do Bệnh viện Trung ương Huế đài thọ, gia đình bệnh nhân không phải đóng một khoản chi phí nào.../.
Quốc Việt (Vietnam+)