Bệnh "tê tê, say say" tại tỉnh Hòa Bình đang có nguy cơ bùng phát trở lại. Theo thống kê, từ năm 2010 đến nay, bệnh "tê tê, say say" lại tiếp tục xuất hiện thêm với 577 người bị mắc chủ yếu tập trung ở huyện Lạc Sơn với 539 ca.
"Tê tê, say say" là tên một loại bệnh mà người dân các địa phương trên địa bàn tỉnh Hòa Bình thường gọi. Còn theo các cơ quan chuyên môn, đây là hội chứng viêm đa dây thần kinh có liên quan đến thiếu vitamin B.
Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hòa Bình, từ năm 2000 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận trên 1.200 ca ở 4 huyện là Kim Bôi, Lạc Sơn, Lương Sơn và Yên Thủy, trong đó có 6 trường hợp đã tử vong.
Giai đoạn 2000- 2002, bệnh "tê tê, say say" đã bùng phát mạnh ở huyện Kim Bôi với 576 người bị mắc. Đến năm 2005 bệnh đã giảm hẳn với 12 trường hợp mắc bệnh trong vòng 3 năm do có nguồn kinh phí của các dự án trong và ngoài nước hỗ trợ.
[Hòa Bình đã kiểm soát được bệnh "tê tê say say" ]
Tuy nhiên, điều đáng nói là hiện nay tuy số người mắc bệnh cao, nhưng kinh phí hỗ trợ phòng chống căn bệnh này rất hạn chế, chỉ đủ mua thuốc hỗ trợ cho những bệnh nhân mắc bệnh nặng, số còn lại chỉ trông chờ vào kinh nghiệm ứng phó của người dân cùng các bài thuốc rừng mà người mắc bệnh trước truyền lại.
Ông Vũ Quốc Hải, Trưởng khoa Kiểm soát dịch bệnh thuộc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hòa Bình cho biết nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bệnh nhân mắc hội chứng viêm đa dây thần kinh tăng nhanh là do nguồn kinh phí hỗ trợ của các dự án không còn, khâu tuyên truyền đến người dân còn yếu.
Mặt khác, đây là căn bệnh chưa xác định được là bệnh lây hay không, nên chưa có phác đồ điều trị cụ thể. Hiện nguồn kinh phí chính được trính từ một phần ngân sách của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện Lạc Sơn cũng chỉ đủ thuốc men cho những trường hợp mắc bệnh nặng.
Tại xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn, bệnh "tê tê, say say" hiện không còn được coi là bệnh “lạ” đối với bà con. Tuy nhiên, việc bùng phát mạnh căn bệnh này tại địa bàn vẫn còn là vấn đề lo ngại.
Chị Bùi Thị Khương, Trạm trưởng Trạm y tế xã Bình Chân trăn trở chẳng hiểu vì sao mà bệnh "tê tê, say say" lại bùng phát ở xã nhanh và có nhiều người mắc bệnh vậy. Bệnh này lại không như các bệnh khác, người dân nơi đây chỉ biết cách chống, chứ chẳng biết phòng ra sao. Từ năm 2006 đến nay, trên địa bàn xã Bình Chân đã ghi nhận 127 ca mắc bệnh, riêng năm 2012 là 24 ca.
Ở huyện Lạc Sơn có nhiều người dân mắc bệnh không dám đi làm ăn xa vì sợ khi phát bệnh không kịp thời cứu chữa sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Đã có trường hợp, đang đi làm ruộng phát bệnh phải nằm ngay tại bờ, may có người nhìn thấy, kịp thời đưa đến trạm y tế xã mới thoát khỏi “lưỡi hái tử thần”. Vì vậy, những gia đình có người mắc bệnh này đều thuộc diện hộ nghèo nay càng khó khăn vì không thể yên tâm đi làm kinh tế.
Ông Bùi Văn Tộn, xóm Cành 1, xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn cho biết: "Gia đình tôi có 6 người thì cả 6 người đều mắc hội chứng viêm đa dây thần kinh. Cả nhà chỉ trông chờ có mấy sào lúa, lương thực không đủ ăn nói gì đến thuốc mem chữa trị. Chúng tôi phòng chống bệnh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân cùng với bài thuốc đun nước lá rừng với vỏ bưởi rồi xoa đều lên đầu ngón chân, tay, sau đó đắp chăn ủ ấm cơ thể…".
Hiện xóm Cành 1 có 111 hộ với khoảng 530 nhân khẩu thì gần như 100% gia đình đều có người mắc bệnh này, không dám đi làm ăn xa, thậm chí có những gia đình nương rẫy ở xa cũng phải bỏ bê việc đồng áng.
Trước tình hình trên, Sở Y tế và Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hòa Bình đã kiến nghị gửi các cơ quan chức năng để hỗ trợ tuyên truyền, mua thuốc cho người dân. Tuy nhiên, việc hỗ trợ gặp rất nhiều khó khăn vì bệnh "tê tê, say say" chưa có kết luận cụ thể là bệnh dịch hay bệnh truyền nhiễm.
Trung tâm y tế dự phòng tỉnh cũng khuyến cáo bà con khi thấy có triệu chứng tê bì chân tay hãy đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất hoặc áp dụng các bài thuốc dân gian như đun lá rừng xoa đều lên các ngón chân, ngón tay; uống nước ấm; ủ chăn bông giữ thân nhiệt cho cơ thể./.
"Tê tê, say say" là tên một loại bệnh mà người dân các địa phương trên địa bàn tỉnh Hòa Bình thường gọi. Còn theo các cơ quan chuyên môn, đây là hội chứng viêm đa dây thần kinh có liên quan đến thiếu vitamin B.
Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hòa Bình, từ năm 2000 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận trên 1.200 ca ở 4 huyện là Kim Bôi, Lạc Sơn, Lương Sơn và Yên Thủy, trong đó có 6 trường hợp đã tử vong.
Giai đoạn 2000- 2002, bệnh "tê tê, say say" đã bùng phát mạnh ở huyện Kim Bôi với 576 người bị mắc. Đến năm 2005 bệnh đã giảm hẳn với 12 trường hợp mắc bệnh trong vòng 3 năm do có nguồn kinh phí của các dự án trong và ngoài nước hỗ trợ.
[Hòa Bình đã kiểm soát được bệnh "tê tê say say" ]
Tuy nhiên, điều đáng nói là hiện nay tuy số người mắc bệnh cao, nhưng kinh phí hỗ trợ phòng chống căn bệnh này rất hạn chế, chỉ đủ mua thuốc hỗ trợ cho những bệnh nhân mắc bệnh nặng, số còn lại chỉ trông chờ vào kinh nghiệm ứng phó của người dân cùng các bài thuốc rừng mà người mắc bệnh trước truyền lại.
Ông Vũ Quốc Hải, Trưởng khoa Kiểm soát dịch bệnh thuộc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hòa Bình cho biết nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bệnh nhân mắc hội chứng viêm đa dây thần kinh tăng nhanh là do nguồn kinh phí hỗ trợ của các dự án không còn, khâu tuyên truyền đến người dân còn yếu.
Mặt khác, đây là căn bệnh chưa xác định được là bệnh lây hay không, nên chưa có phác đồ điều trị cụ thể. Hiện nguồn kinh phí chính được trính từ một phần ngân sách của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện Lạc Sơn cũng chỉ đủ thuốc men cho những trường hợp mắc bệnh nặng.
Tại xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn, bệnh "tê tê, say say" hiện không còn được coi là bệnh “lạ” đối với bà con. Tuy nhiên, việc bùng phát mạnh căn bệnh này tại địa bàn vẫn còn là vấn đề lo ngại.
Chị Bùi Thị Khương, Trạm trưởng Trạm y tế xã Bình Chân trăn trở chẳng hiểu vì sao mà bệnh "tê tê, say say" lại bùng phát ở xã nhanh và có nhiều người mắc bệnh vậy. Bệnh này lại không như các bệnh khác, người dân nơi đây chỉ biết cách chống, chứ chẳng biết phòng ra sao. Từ năm 2006 đến nay, trên địa bàn xã Bình Chân đã ghi nhận 127 ca mắc bệnh, riêng năm 2012 là 24 ca.
Ở huyện Lạc Sơn có nhiều người dân mắc bệnh không dám đi làm ăn xa vì sợ khi phát bệnh không kịp thời cứu chữa sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Đã có trường hợp, đang đi làm ruộng phát bệnh phải nằm ngay tại bờ, may có người nhìn thấy, kịp thời đưa đến trạm y tế xã mới thoát khỏi “lưỡi hái tử thần”. Vì vậy, những gia đình có người mắc bệnh này đều thuộc diện hộ nghèo nay càng khó khăn vì không thể yên tâm đi làm kinh tế.
Ông Bùi Văn Tộn, xóm Cành 1, xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn cho biết: "Gia đình tôi có 6 người thì cả 6 người đều mắc hội chứng viêm đa dây thần kinh. Cả nhà chỉ trông chờ có mấy sào lúa, lương thực không đủ ăn nói gì đến thuốc mem chữa trị. Chúng tôi phòng chống bệnh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân cùng với bài thuốc đun nước lá rừng với vỏ bưởi rồi xoa đều lên đầu ngón chân, tay, sau đó đắp chăn ủ ấm cơ thể…".
Hiện xóm Cành 1 có 111 hộ với khoảng 530 nhân khẩu thì gần như 100% gia đình đều có người mắc bệnh này, không dám đi làm ăn xa, thậm chí có những gia đình nương rẫy ở xa cũng phải bỏ bê việc đồng áng.
Trước tình hình trên, Sở Y tế và Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hòa Bình đã kiến nghị gửi các cơ quan chức năng để hỗ trợ tuyên truyền, mua thuốc cho người dân. Tuy nhiên, việc hỗ trợ gặp rất nhiều khó khăn vì bệnh "tê tê, say say" chưa có kết luận cụ thể là bệnh dịch hay bệnh truyền nhiễm.
Trung tâm y tế dự phòng tỉnh cũng khuyến cáo bà con khi thấy có triệu chứng tê bì chân tay hãy đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất hoặc áp dụng các bài thuốc dân gian như đun lá rừng xoa đều lên các ngón chân, ngón tay; uống nước ấm; ủ chăn bông giữ thân nhiệt cho cơ thể./.
Nguyễn Quốc Trị (TTXVN)