Trong vài tháng gần đây, tại một só tỉnh miền núi phía Bắc như Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang… đã xuất hiện nhiều trường hợp người dân bị mắc bệnh than.
Theo thông tin từ trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Lai Châu, tính đến nay, tại tỉnh đã có 25 trường hợp mắc bệnh than ở các huyện: Than Uyên, huyện Tam Đường... Tình hình dịch bệnh này tại tỉnh dự đoán chưa thể chấm dứt ngay được do người dân vẫn có thói quen tiếp xúc, giết mổ gia súc mắc bệnh.
Bệnh nhân nhỏ tuổi nhất bị mắc bệnh than là 3 tuổi và bệnh nhân cao tuổi nhất là hơn 50 tuổi.
Nguyên nhân chủ yếu của những ca mắc bệnh trên là do người dân giết mổ, tiếp xúc với động vật bị bệnh than. Đặc biệt, 1 trường hợp tại tỉnh Lai Châu có biến chứng nặng và đã tử vong do đến khám và điều trị muộn.
Sau Lai Châu, các tỉnh như Điện Biên, Hà Giang cũng đã xuất hiện nhiều trường hợp bị bệnh than.
Ngày 10/8, trao đổi với phóng viên Vietnam+, Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn khẳng định bệnh này đang xuất hiện nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc và ông đã nêu những nguyên nhân và biện pháp phòng tránh.
Theo Thứ trưởng, trực khuẩn than tồn tại trong đất chôn của các động vật chết do bệnh này và trong vòng từ 30-40 năm chúng vẫn có thể gây bệnh. Đây là một loại trực khuẩn khá nguy hiểm, vì chúng tồn tại lâu nhất ở nhiệt độ thường.
Ông Huấn phân tích, ở một số tỉnh miền núi vừa qua có những con trâu, con bò bị bệnh than. Nguyên nhân là do trước đây tại các tỉnh trên đã từng có dịch bệnh này, song do việc chôn lấp không kỹ, hay virus vương trên cỏ, nhiều gia súc như trâu, bò, ngựa ăn phải nên tiếp tục mắc bệnh.
Bệnh than là một bệnh nhiễm trùng lây lan cao, bình thường chỉ ảnh hưởng đến loài vật, đặc biệt là loài nhai lại (như dê, cừu, trâu, bò, ngựa), bệnh có thể truyền sang người do tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh.
Điều tra dịch tễ các trường hợp mắc bệnh than tại tỉnh Điện Biên và Lai Châu cho thấy, nguyên nhân ban đầu là do tiếp xúc trực tiếp giết mổ và ăn thịt các gia súc (trâu, bò, ngựa) bị mắc bệnh.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn phân tích, bệnh lây sang con người do tiếp xúc trực tiếp qua da, đặc biệt là những người có vùng da bị tổn thương như bị xước khi tiếp xúc với động vật bị nhiễm, lây qua đường máu hoặc do ăn phải thức ăn động vật bị nhiễm mà nấu không chín.
Khi bị mắc bệnh, người bệnh sẽ có những triệu chứng như da bị loét, sốt cao, nhiễm trùng máu, thậm chí còn bị viêm phổi nặng. Thời gian ủ bệnh tương đối ngắn, thường thời từ 3 đến 5 ngày, nhưng cũng có trường hợp thời gian ủ bệnh thậm chí chỉ trong vòng 12 giờ.
Để phòng bệnh, Thứ trưởng đưa ra khuyến cáo do bệnh lây trực tiếp từ gia súc bị bệnh sang người, bởi vậy biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất là không được tiếp xúc, giết mổ và ăn thịt gia súc mắc bệnh. Đối với những gia súc có trực khuẩn than nên đốt hoặc chôn thật sâu kèm theo có dùng các hóa chất để tiêu diệt những con virus trực khuẩn than.
Theo thứ trưởng, bệnh than không chỉ xảy ra ở vùng núi mà vùng đồng bằng cũng có, nếu như các biện pháp tiêu diệt trực khuẩn than trước đó không triệt để. Ông Huấn dẫn chứng, cách đây 3-4 năm, tại Gia Lâm (Hà Nội) cũng đã có nhiều trường hợp bị bệnh than.
Tại Hà Nội hiện có nhiều cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, nhưng gần đây không có trường hợp nào có trực khuẩn than. Vì vậy, việc phòng bệnh vẫn là cấp thiết, các cơ sở cần tránh giết mổ gia súc mang mầm bệnh này để ngăn chặn khả năng nhiễm bệnh cho nhiều người.
Hiện nay, việc điều trị các bệnh nhân nhiễm bệnh than đã trở nên dễ dàng hơn do Việt Nam đã có kháng sinh chống lại trực khuẩn than.
Để phòng chống dịch bệnh lây lan trên diện rộng, vừa qua Cục Y tế dự phòng đã có công điện gửi Sở Y tế Lai Châu đề nghị tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm trực khuẩn than sang người.
Theo đó, ngành y tế tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan thú y và chính quyền địa phương giám sát bệnh than trên động vật, xử lý triệt để, kịp thời ổ dịch; tuyên truyền cho người dân về các biện pháp phòng lây nhiễm trực khuẩn than sang người tại những khu vực có động vật ốm, chết và những vùng có nguy cơ cao./.
Theo thông tin từ trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Lai Châu, tính đến nay, tại tỉnh đã có 25 trường hợp mắc bệnh than ở các huyện: Than Uyên, huyện Tam Đường... Tình hình dịch bệnh này tại tỉnh dự đoán chưa thể chấm dứt ngay được do người dân vẫn có thói quen tiếp xúc, giết mổ gia súc mắc bệnh.
Bệnh nhân nhỏ tuổi nhất bị mắc bệnh than là 3 tuổi và bệnh nhân cao tuổi nhất là hơn 50 tuổi.
Nguyên nhân chủ yếu của những ca mắc bệnh trên là do người dân giết mổ, tiếp xúc với động vật bị bệnh than. Đặc biệt, 1 trường hợp tại tỉnh Lai Châu có biến chứng nặng và đã tử vong do đến khám và điều trị muộn.
Sau Lai Châu, các tỉnh như Điện Biên, Hà Giang cũng đã xuất hiện nhiều trường hợp bị bệnh than.
Ngày 10/8, trao đổi với phóng viên Vietnam+, Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn khẳng định bệnh này đang xuất hiện nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc và ông đã nêu những nguyên nhân và biện pháp phòng tránh.
Theo Thứ trưởng, trực khuẩn than tồn tại trong đất chôn của các động vật chết do bệnh này và trong vòng từ 30-40 năm chúng vẫn có thể gây bệnh. Đây là một loại trực khuẩn khá nguy hiểm, vì chúng tồn tại lâu nhất ở nhiệt độ thường.
Ông Huấn phân tích, ở một số tỉnh miền núi vừa qua có những con trâu, con bò bị bệnh than. Nguyên nhân là do trước đây tại các tỉnh trên đã từng có dịch bệnh này, song do việc chôn lấp không kỹ, hay virus vương trên cỏ, nhiều gia súc như trâu, bò, ngựa ăn phải nên tiếp tục mắc bệnh.
Bệnh than là một bệnh nhiễm trùng lây lan cao, bình thường chỉ ảnh hưởng đến loài vật, đặc biệt là loài nhai lại (như dê, cừu, trâu, bò, ngựa), bệnh có thể truyền sang người do tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh.
Điều tra dịch tễ các trường hợp mắc bệnh than tại tỉnh Điện Biên và Lai Châu cho thấy, nguyên nhân ban đầu là do tiếp xúc trực tiếp giết mổ và ăn thịt các gia súc (trâu, bò, ngựa) bị mắc bệnh.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn phân tích, bệnh lây sang con người do tiếp xúc trực tiếp qua da, đặc biệt là những người có vùng da bị tổn thương như bị xước khi tiếp xúc với động vật bị nhiễm, lây qua đường máu hoặc do ăn phải thức ăn động vật bị nhiễm mà nấu không chín.
Khi bị mắc bệnh, người bệnh sẽ có những triệu chứng như da bị loét, sốt cao, nhiễm trùng máu, thậm chí còn bị viêm phổi nặng. Thời gian ủ bệnh tương đối ngắn, thường thời từ 3 đến 5 ngày, nhưng cũng có trường hợp thời gian ủ bệnh thậm chí chỉ trong vòng 12 giờ.
Để phòng bệnh, Thứ trưởng đưa ra khuyến cáo do bệnh lây trực tiếp từ gia súc bị bệnh sang người, bởi vậy biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất là không được tiếp xúc, giết mổ và ăn thịt gia súc mắc bệnh. Đối với những gia súc có trực khuẩn than nên đốt hoặc chôn thật sâu kèm theo có dùng các hóa chất để tiêu diệt những con virus trực khuẩn than.
Theo thứ trưởng, bệnh than không chỉ xảy ra ở vùng núi mà vùng đồng bằng cũng có, nếu như các biện pháp tiêu diệt trực khuẩn than trước đó không triệt để. Ông Huấn dẫn chứng, cách đây 3-4 năm, tại Gia Lâm (Hà Nội) cũng đã có nhiều trường hợp bị bệnh than.
Tại Hà Nội hiện có nhiều cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, nhưng gần đây không có trường hợp nào có trực khuẩn than. Vì vậy, việc phòng bệnh vẫn là cấp thiết, các cơ sở cần tránh giết mổ gia súc mang mầm bệnh này để ngăn chặn khả năng nhiễm bệnh cho nhiều người.
Hiện nay, việc điều trị các bệnh nhân nhiễm bệnh than đã trở nên dễ dàng hơn do Việt Nam đã có kháng sinh chống lại trực khuẩn than.
Để phòng chống dịch bệnh lây lan trên diện rộng, vừa qua Cục Y tế dự phòng đã có công điện gửi Sở Y tế Lai Châu đề nghị tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm trực khuẩn than sang người.
Theo đó, ngành y tế tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan thú y và chính quyền địa phương giám sát bệnh than trên động vật, xử lý triệt để, kịp thời ổ dịch; tuyên truyền cho người dân về các biện pháp phòng lây nhiễm trực khuẩn than sang người tại những khu vực có động vật ốm, chết và những vùng có nguy cơ cao./.
Thùy Giang (Vietnam+)