Bệnh viện Thể thao Việt Nam được đầu tư xây dựng từ năm 2002 và được đưa vào sử dụng từ năm 2007 nhưng tới thời điểm này, toàn bộ phần nền nhà và bậc thang lên tầng 1 đều bị nứt, lún. Các phòng khác cũng bị thấm dột mỗi khi trời mưa.
Lãng phí hàng tỷ đồng
Theo quan sát của phóng viên Vietnam+, ngay từ lối vào bệnh viện xuất hiện một vết nứt chạy dài hàng chục mét giữa nền nhà và bậc tam cấp. Nhiều đoạn tường bị nứt toác, có chỗ có thể lọt cả ngón tay. Vỉa hè bao quanh bệnh viện được lát bằng đá trông còn mới nhưng đã bị xô lệch lổn nhổn, nhiều đoạn bị sạt hẳn xuống, hoặc gạch lát bị bóc đi.
Tại phòng dịch vụ tổng hợp, toàn bộ nền nhà có 2 vết lún lõm sâu xuống đất. Gạch lát bị bóc bung ra trơ thành từng mảng. Nền tòa nhà cũng bị lún đã kéo lệch các cửa phòng phía sau căngtin, một số cửa kính bị ép nứt, vỡ.
Khu vệ sinh tầng 1 và tầng 2, xuất hiện nhiều vết nứt lớn ở tường. Gạch lát nền vỉa hè bao quanh bệnh viện cũng bong tróc lổn nhổn. Đặc biệt, quan sát trên tầng thượng của công trình, chúng tôi còn nhận thấy những vết nứt chạy dài, lâu ngày nước mưa thấm vào nên càng “há rộng mõm.”
Nghiêm trọng hơn, vào khoảng giữa tháng 8/2009, nhiều bác sĩ và y tá hú vía khi hai mảnh thạch cao từ trần của phòng hậu phẫu rơi xuống nền nhà nát vụn. May mắn là sự việc xảy ra vào ban đêm và tại phòng hậu phẫu lúc đó không có bệnh nhân.
Nguyên nhân sau đó được xác định, do bị ngấm nước mưa và nền lún nên trần nhà, gồm các miếng thạch cao dày bằng đốt ngón tay, có kích thước 50x50cm bị bong ra khỏi khung đỡ và rơi xuống.
Tình trạng cơ sở hạ tầng hư hại đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động chuyên môn của bệnh viện. Một trong những thiết bị đáng giá nhất của bệnh viện hiện nay là máy cộng hưởng từ, có chức năng chụp toàn bộ cơ thể, trị giá khoảng 7 tỷ đồng. Trong thời gian đầu sử dụng, thiết bị này hoạt động không ổn định. Nguyên do là nền nhà bị lún không đảm bảo cho thiết bị hoạt động chính xác.
Không chỉ máy cộng hưởng từ, theo bác sỹ Phạm Xuân Ngà, Phó Giám đốc Bệnh viện Thể thao, cho đến nay, ước tính có đến 2/3 số máy móc thậm chí còn không thể... kê được do nền nhà bị nghiêng. Về lâu dài, những máy này do lâu không được vận hành và sử dụng có thể dẫn đến hỏng hóc, thiệt hại hàng tỷ đồng.
4 năm vẫn chưa rõ nguyên nhân sụt lún?
Mặc dù, hiện tượng sụt lún cục bộ đã diễn ra trong suốt 4 năm qua, nhưng đến nay, theo khẳng định của Ban giám đốc Bệnh viện, nguyên nhân chính thức vẫn chưa được phía thi công đưa ra.
“Trước đây, mỗi lần phát hiện ra sự cố ở bộ phận nào, chúng tôi đều yêu cầu đơn vị thi công khắc phục và sửa chữa. Tuy nhiên, hiện tượng này vẫn diễn ra,” ông Ngà cho hay.
Tính cho đến thời điểm hiện tại, cũng theo ông Ngà, đã có tổng cộng khoảng 4 lần, đơn vị thi công cho tiến hành khắc phục sự cố, thậm chí, bậc cầu thang trước cửa cũng đã được “nâng cấp” 2 lần nhưng vẫn tiếp tục nứt dài.
“Rất may là phần khung nhà bệnh viện không bị ảnh hưởng gì, chỉ có những ngày nào mưa to thì nước đọng ngấm vào tường và dột,” ông Ngà nói.
Còn theo một Phó Giám đốc khác, ông Nguyễn Văn Quang thì mặc dù đến thời điểm này, mức độ sụt lún đã không còn như các năm trước đó, nhưng để đảm bảo chất lượng công trình, phía Bệnh viện đã có ý kiến với các đợn vị liên quan phải nhanh chóng bắt tay vào việc khắc phục sự cố.
“Chúng tôi đã yêu cầu bên B [đơn vị thi công - PV] cần tiến hành xác định chính xác nguyên nhân gây lún, trên cơ sở này sẽ có biện pháp xử lý triệt để. Cần thiết nhất là phải sửa chữa lại một loạt, sửa đến đâu được đến đó nhưng vẫn phải đảm bảo mọi hoạt động được diễn ra bình thường,” ông Quang khẳng định.
Được biết, Bệnh viện Thể thao Việt Nam là một công trình trọng điểm quốc gia chuẩn bị cho SEA Games 22 được tổ chức tại Việt Nam vào năm 2003. Công trình do Viện Khoa học Thể dục thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) làm chủ đầu tư, Công ty Vinaconex 15 là đơn vị thi công, có tổng mức đầu tư trên 52 tỷ đồng, gồm cả phần xây dựng và thiết bị, máy móc, trong đó phần xây dựng là hơn 30 tỷ đồng. Việc thi công tiến hành từ năm 2001 nhưng vì nhiều lý do, đến năm 2007 bệnh viện mới được hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Khi dự án được phê duyệt, nhiều người coi Bệnh viện Thể thao là một khâu đột phá cho sự phát triển của y học thể dục thể thao Việt Nam, được coi là hiện đại nhất Đông Nam Á về y học thể thao bởi mức đầu tư lớn, thiết kế theo tiêu chuẩn châu Âu, các trang thiết bị đều là loại tốt nhất.
Thế nhưng, những gì đang diễn ra đã khiến nhiều bác sĩ, y tá và cả bệnh nhân giờ đây chỉ có ước mong đơn giản là sự cố được khắc phục triệt để./.
Lãng phí hàng tỷ đồng
Theo quan sát của phóng viên Vietnam+, ngay từ lối vào bệnh viện xuất hiện một vết nứt chạy dài hàng chục mét giữa nền nhà và bậc tam cấp. Nhiều đoạn tường bị nứt toác, có chỗ có thể lọt cả ngón tay. Vỉa hè bao quanh bệnh viện được lát bằng đá trông còn mới nhưng đã bị xô lệch lổn nhổn, nhiều đoạn bị sạt hẳn xuống, hoặc gạch lát bị bóc đi.
Tại phòng dịch vụ tổng hợp, toàn bộ nền nhà có 2 vết lún lõm sâu xuống đất. Gạch lát bị bóc bung ra trơ thành từng mảng. Nền tòa nhà cũng bị lún đã kéo lệch các cửa phòng phía sau căngtin, một số cửa kính bị ép nứt, vỡ.
Khu vệ sinh tầng 1 và tầng 2, xuất hiện nhiều vết nứt lớn ở tường. Gạch lát nền vỉa hè bao quanh bệnh viện cũng bong tróc lổn nhổn. Đặc biệt, quan sát trên tầng thượng của công trình, chúng tôi còn nhận thấy những vết nứt chạy dài, lâu ngày nước mưa thấm vào nên càng “há rộng mõm.”
Nghiêm trọng hơn, vào khoảng giữa tháng 8/2009, nhiều bác sĩ và y tá hú vía khi hai mảnh thạch cao từ trần của phòng hậu phẫu rơi xuống nền nhà nát vụn. May mắn là sự việc xảy ra vào ban đêm và tại phòng hậu phẫu lúc đó không có bệnh nhân.
Nguyên nhân sau đó được xác định, do bị ngấm nước mưa và nền lún nên trần nhà, gồm các miếng thạch cao dày bằng đốt ngón tay, có kích thước 50x50cm bị bong ra khỏi khung đỡ và rơi xuống.
Tình trạng cơ sở hạ tầng hư hại đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động chuyên môn của bệnh viện. Một trong những thiết bị đáng giá nhất của bệnh viện hiện nay là máy cộng hưởng từ, có chức năng chụp toàn bộ cơ thể, trị giá khoảng 7 tỷ đồng. Trong thời gian đầu sử dụng, thiết bị này hoạt động không ổn định. Nguyên do là nền nhà bị lún không đảm bảo cho thiết bị hoạt động chính xác.
Không chỉ máy cộng hưởng từ, theo bác sỹ Phạm Xuân Ngà, Phó Giám đốc Bệnh viện Thể thao, cho đến nay, ước tính có đến 2/3 số máy móc thậm chí còn không thể... kê được do nền nhà bị nghiêng. Về lâu dài, những máy này do lâu không được vận hành và sử dụng có thể dẫn đến hỏng hóc, thiệt hại hàng tỷ đồng.
4 năm vẫn chưa rõ nguyên nhân sụt lún?
Mặc dù, hiện tượng sụt lún cục bộ đã diễn ra trong suốt 4 năm qua, nhưng đến nay, theo khẳng định của Ban giám đốc Bệnh viện, nguyên nhân chính thức vẫn chưa được phía thi công đưa ra.
“Trước đây, mỗi lần phát hiện ra sự cố ở bộ phận nào, chúng tôi đều yêu cầu đơn vị thi công khắc phục và sửa chữa. Tuy nhiên, hiện tượng này vẫn diễn ra,” ông Ngà cho hay.
Tính cho đến thời điểm hiện tại, cũng theo ông Ngà, đã có tổng cộng khoảng 4 lần, đơn vị thi công cho tiến hành khắc phục sự cố, thậm chí, bậc cầu thang trước cửa cũng đã được “nâng cấp” 2 lần nhưng vẫn tiếp tục nứt dài.
“Rất may là phần khung nhà bệnh viện không bị ảnh hưởng gì, chỉ có những ngày nào mưa to thì nước đọng ngấm vào tường và dột,” ông Ngà nói.
Còn theo một Phó Giám đốc khác, ông Nguyễn Văn Quang thì mặc dù đến thời điểm này, mức độ sụt lún đã không còn như các năm trước đó, nhưng để đảm bảo chất lượng công trình, phía Bệnh viện đã có ý kiến với các đợn vị liên quan phải nhanh chóng bắt tay vào việc khắc phục sự cố.
“Chúng tôi đã yêu cầu bên B [đơn vị thi công - PV] cần tiến hành xác định chính xác nguyên nhân gây lún, trên cơ sở này sẽ có biện pháp xử lý triệt để. Cần thiết nhất là phải sửa chữa lại một loạt, sửa đến đâu được đến đó nhưng vẫn phải đảm bảo mọi hoạt động được diễn ra bình thường,” ông Quang khẳng định.
Được biết, Bệnh viện Thể thao Việt Nam là một công trình trọng điểm quốc gia chuẩn bị cho SEA Games 22 được tổ chức tại Việt Nam vào năm 2003. Công trình do Viện Khoa học Thể dục thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) làm chủ đầu tư, Công ty Vinaconex 15 là đơn vị thi công, có tổng mức đầu tư trên 52 tỷ đồng, gồm cả phần xây dựng và thiết bị, máy móc, trong đó phần xây dựng là hơn 30 tỷ đồng. Việc thi công tiến hành từ năm 2001 nhưng vì nhiều lý do, đến năm 2007 bệnh viện mới được hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Khi dự án được phê duyệt, nhiều người coi Bệnh viện Thể thao là một khâu đột phá cho sự phát triển của y học thể dục thể thao Việt Nam, được coi là hiện đại nhất Đông Nam Á về y học thể thao bởi mức đầu tư lớn, thiết kế theo tiêu chuẩn châu Âu, các trang thiết bị đều là loại tốt nhất.
Thế nhưng, những gì đang diễn ra đã khiến nhiều bác sĩ, y tá và cả bệnh nhân giờ đây chỉ có ước mong đơn giản là sự cố được khắc phục triệt để./.
Sơn Bách - Mạnh Hùng (Vietnam+)