Mặc dù Pep Guardiola đã khẳng định ông rời bỏ Barcelona là do kiệt lực, không còn đủ sức mạnh thể chất và tinh thần để dẫn dắt thành công câu lạc bộ được coi là một những đội bóng vĩ đại nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, không phải ai cũng tin tưởng 100% vào lý giải của nhà cầm quân người Tây Ban Nha vì họ tin rằng có điều gì đó bí ẩn ở đằng sau câu chuyện phức tạp và tế nhị này.
Sau đây là góc nhìn của nhà báo thể thao Martin Girard trong một bài viết nhan đề “Trường hợp kỳ lạ của tiến sỹ Guardiola” đăng trên El Pais, tờ báo lớn nhất của Tây Ban Nha.
“Có cái gì đó đã đổ vỡ. Không một đội bóng nào trong hai đội mạnh nhất thế giới - Real Madrid và Barcelona - lọt vào chung kết của Champions League. Nhưng vẫn còn một thứ tồi tệ hơn. Đó là Guardiola rời đoàn quân áo đỏ-xanh của xứ Catalunya còn Mourinho thì ở lại với “đàn kền kền trắng” của hoàng gia Tây Ban Nha. Về Mourinho thì dễ hiểu. Sau hai năm cầm lái, với ngón tay chọc mắt và ngôn ngữ trên cò súng, huấn luyện viên người Bồ Đào Nha vẫn chưa săn được con voi lớn nhất: danh hiệu vô địch Champions lần thứ 10 cho Florentino Perez. Còn câu chuyện của Guardiola thì khác.
Dù buộc phải hiểu những lý do cá nhân mà Pep đưa ra, tôi vẫn không thể chia sẻ quyết định của anh, lại càng không thể thông cảm với tình trạng gay cấn mà anh đã tạo ra cho tất cả các culé. Trong cơn mưa bàn thắng trước Rayo, người ta nhìn thấy một Guardiola trầm cảm trên băng ghế chỉ đạo. Anh không ăn mừng các bàn thắng, thậm chí còn có vẻ xa lạ với trận đấu bừng sáng mà Barca cùng Messi đã trình diễn, dù anh là người góp phần tạo ra tuyệt kỹ này.
Người ta thấy một Guardiola u buồn (chỉ thỉnh thoảng thì thầm trao đổi với người kế nghiệp Tito Vilanova), giống như đang dự một đám tang. Đám tang của chính mình. Và người ta tự hỏi: tại sao các cầu thủ của Barca lại không chơi như vậy trong những trận đấu quyết định? Nếu Pep đánh bại các đối thủ chính của mình thì liệu anh có thay đổi quyết định hay không? Hoặc đơn giản hơn, phải chăng Pep đã muộn mằn hiểu ra rằng khi một huấn luyện viên có trong tay một đội bóng như thế này thì không thể từ bỏ nó chỉ từ những lý do cá nhân?
Dù sao đi chăng nữa thì Liga song mã nay cũng đã chỉ còn một con, hùng hục lao lên phía trước và ngoái lại chỉ nhìn thấy cái bóng của mình. Chưa bao giờ như lúc này, người ta lại thấy rõ hình ảnh đáng thương của Mourinho vì không còn địch thủ để khạc nhổ hoặc nâng ly. Có thể nói, sự rút lui của Guardiola đã hút hết đám bọt trên những cốc bia. Thôi thì đành lặng lẽ uống đi cho đến khi ngón tay chỉ đường cho Real Madrid lại một lần nữa tìm thấy mắt bão.
Trong những mùa bóng bão táp vừa qua, cuộc đối đầu giữa Madrid và Barca làm tôi nhớ lại cuộc chiến huynh đệ tương tàn giữa Carrasco và Velazquez, hai võ sỹ quyền anh có thể nói là hay nhất của Tây Ban Nha trong thập kỷ 70. Đó là một cuộc chiến mà các hậu quả về tâm lý theo đuổi họ một cách tiêu cực cho đến những giờ phút cuối của sự nghiệp.
Tôi rất sợ thất bại của Barca và Madrid tại đấu trường châu Âu mới đây là kết quả của những cuộc ẩu đả , đôi khi kiểu ngoài đường phố, tại Liga vì nó để lại những di chứng tâm thần. Rất may là sau thảm bại tại Champions League, vẫn còn đó sự lóe sáng của Messi khi có một đường chuyền thành bàn không thể nào quên cho Keita trong trận gặp Rayo.
Guardiola cần ngơi nghỉ và suy ngẫm bao lâu? Đội bóng nào sẽ được anh lựa chọn cho ngày trở lại? Hay là anh lựa chọn rồi và họ đang mở rộng vòng tay chào đón? Phải chăng anh sẽ giã từ một nghề nghiệp đã biến anh thành một trong những nhà cầm quân xuất sắc nhất thế giới? Dù anh có đi đâu và ở đâu thì anh cũng không thể lẩn tránh sự căng thẳng luôn gắn liến với trách nhiệm và cam kết của một HLV.
Nhưng tốt nhất lúc này là đừng truy đuổi bằng những phỏng đoán và những câu hỏi đối với người đang muốn nghỉ ngơi và xứng đáng được nghỉ ngơi. Và chúng ta cũng cần như vậy."/.
Sau đây là góc nhìn của nhà báo thể thao Martin Girard trong một bài viết nhan đề “Trường hợp kỳ lạ của tiến sỹ Guardiola” đăng trên El Pais, tờ báo lớn nhất của Tây Ban Nha.
“Có cái gì đó đã đổ vỡ. Không một đội bóng nào trong hai đội mạnh nhất thế giới - Real Madrid và Barcelona - lọt vào chung kết của Champions League. Nhưng vẫn còn một thứ tồi tệ hơn. Đó là Guardiola rời đoàn quân áo đỏ-xanh của xứ Catalunya còn Mourinho thì ở lại với “đàn kền kền trắng” của hoàng gia Tây Ban Nha. Về Mourinho thì dễ hiểu. Sau hai năm cầm lái, với ngón tay chọc mắt và ngôn ngữ trên cò súng, huấn luyện viên người Bồ Đào Nha vẫn chưa săn được con voi lớn nhất: danh hiệu vô địch Champions lần thứ 10 cho Florentino Perez. Còn câu chuyện của Guardiola thì khác.
Dù buộc phải hiểu những lý do cá nhân mà Pep đưa ra, tôi vẫn không thể chia sẻ quyết định của anh, lại càng không thể thông cảm với tình trạng gay cấn mà anh đã tạo ra cho tất cả các culé. Trong cơn mưa bàn thắng trước Rayo, người ta nhìn thấy một Guardiola trầm cảm trên băng ghế chỉ đạo. Anh không ăn mừng các bàn thắng, thậm chí còn có vẻ xa lạ với trận đấu bừng sáng mà Barca cùng Messi đã trình diễn, dù anh là người góp phần tạo ra tuyệt kỹ này.
Người ta thấy một Guardiola u buồn (chỉ thỉnh thoảng thì thầm trao đổi với người kế nghiệp Tito Vilanova), giống như đang dự một đám tang. Đám tang của chính mình. Và người ta tự hỏi: tại sao các cầu thủ của Barca lại không chơi như vậy trong những trận đấu quyết định? Nếu Pep đánh bại các đối thủ chính của mình thì liệu anh có thay đổi quyết định hay không? Hoặc đơn giản hơn, phải chăng Pep đã muộn mằn hiểu ra rằng khi một huấn luyện viên có trong tay một đội bóng như thế này thì không thể từ bỏ nó chỉ từ những lý do cá nhân?
Dù sao đi chăng nữa thì Liga song mã nay cũng đã chỉ còn một con, hùng hục lao lên phía trước và ngoái lại chỉ nhìn thấy cái bóng của mình. Chưa bao giờ như lúc này, người ta lại thấy rõ hình ảnh đáng thương của Mourinho vì không còn địch thủ để khạc nhổ hoặc nâng ly. Có thể nói, sự rút lui của Guardiola đã hút hết đám bọt trên những cốc bia. Thôi thì đành lặng lẽ uống đi cho đến khi ngón tay chỉ đường cho Real Madrid lại một lần nữa tìm thấy mắt bão.
Trong những mùa bóng bão táp vừa qua, cuộc đối đầu giữa Madrid và Barca làm tôi nhớ lại cuộc chiến huynh đệ tương tàn giữa Carrasco và Velazquez, hai võ sỹ quyền anh có thể nói là hay nhất của Tây Ban Nha trong thập kỷ 70. Đó là một cuộc chiến mà các hậu quả về tâm lý theo đuổi họ một cách tiêu cực cho đến những giờ phút cuối của sự nghiệp.
Tôi rất sợ thất bại của Barca và Madrid tại đấu trường châu Âu mới đây là kết quả của những cuộc ẩu đả , đôi khi kiểu ngoài đường phố, tại Liga vì nó để lại những di chứng tâm thần. Rất may là sau thảm bại tại Champions League, vẫn còn đó sự lóe sáng của Messi khi có một đường chuyền thành bàn không thể nào quên cho Keita trong trận gặp Rayo.
Guardiola cần ngơi nghỉ và suy ngẫm bao lâu? Đội bóng nào sẽ được anh lựa chọn cho ngày trở lại? Hay là anh lựa chọn rồi và họ đang mở rộng vòng tay chào đón? Phải chăng anh sẽ giã từ một nghề nghiệp đã biến anh thành một trong những nhà cầm quân xuất sắc nhất thế giới? Dù anh có đi đâu và ở đâu thì anh cũng không thể lẩn tránh sự căng thẳng luôn gắn liến với trách nhiệm và cam kết của một HLV.
Nhưng tốt nhất lúc này là đừng truy đuổi bằng những phỏng đoán và những câu hỏi đối với người đang muốn nghỉ ngơi và xứng đáng được nghỉ ngơi. Và chúng ta cũng cần như vậy."/.
Bảo Vân Nhi (Vietnam+)