Chiều ngày 23/12, ông Phạm Quang Tùng, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết, sau khi kết thúc thời gian đăng ký, đã có 16.238 nhà đầu tư đăng ký đặt cọc đấu giá 140.875.100 cổ phần của BIDV, bằng 166,2% số cổ phần chào bán.
Cụ thể, có 16.109 nhà đầu tư cá nhân đăng ký và đặt cọc mua 101.809.100 cổ phần, chiếm 120,1% tổng khối lượng chào bán; 129 nhà đầu tư tổ chức đăng ký và đặt cọc mua 39.066.000 cổ phần, chiếm 46,1% tổng khối lượng chào bán.
Số lượng cổ phần đặt mua đạt 166,2% số lượng chào bán đã thể hiện sự tín nhiệm của các nhà đầu tư đối với BIDV. Đây là đợt IPO với khối lượng chào bán lớn nhất trong năm 2011 và có số lượng nhà đầu tư đăng ký lớn thứ hai tại Việt Nam từ trước đến nay.
Theo Bà Nguyễn Thị Hoàng Lan - Phó Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), đợt IPO cổ phiếu BIDV thể hiện chủ trương của Chính phủ trong việc tái cấu trúc các tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước, nâng cao chất lượng quản trị để các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn…
Việc chọn thời điểm đấu giá của BIDV trong bối cảnh nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng gặp khó khăn thể hiện sự quyết tâm, bản lĩnh của tập thể lãnh đạo BIDV, những con người mà chúng ta có thể kỳ vọng giúp doanh nghiệp vượt qua các thử thách để phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
“Những số liệu trên đã nói lên mức độ quan tâm của các nhà đầu tư đối với BIDV. Kết quả hoạt động của ngân hàng thời gian qua của BIDV đã khẳng định vị thế là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam... Chúng tôi, những người trong cuộc cũng rất mong muốn và hy vọng về việc thị trường chứng khoán sẽ ấm lên sau sự kiện này,,” bà Lan nhận định.
Trước đó, ngày 12/12/2011, tổ chức Định hạng Tín nhiệm Quốc tế Moody’s cũng đánh giá tích cực về kế hoạch cổ phần hóa BIDV. Việc cổ phần hóa sẽ góp phần cải thiện nền vốn và an toàn vốn của BIDV, mang lại những thay đổi cơ cấu, cải thiện tính minh bạch về tài chính và quản trị. Đồng thời, việc tham gia của cổ đông chiến lược nước ngoài sẽ giúp BIDV có sự giám sát độc lập, cải thiện quản trị doanh nghiệp, cũng như những hỗ trợ trong quản trị rủi ro và phát triển sản phẩm.
Đặc biệt, hơn 40 định chế tài chính quốc tế đã bày tỏ sự quan tâm cơ hội đầu tư chiến lược vào BIDV. Mức độ quan tâm của các nhà đầu tư đối với BIDV là tín hiệu tích cực cho thị trường chứng khoán Việt Nam./.
Cụ thể, có 16.109 nhà đầu tư cá nhân đăng ký và đặt cọc mua 101.809.100 cổ phần, chiếm 120,1% tổng khối lượng chào bán; 129 nhà đầu tư tổ chức đăng ký và đặt cọc mua 39.066.000 cổ phần, chiếm 46,1% tổng khối lượng chào bán.
Số lượng cổ phần đặt mua đạt 166,2% số lượng chào bán đã thể hiện sự tín nhiệm của các nhà đầu tư đối với BIDV. Đây là đợt IPO với khối lượng chào bán lớn nhất trong năm 2011 và có số lượng nhà đầu tư đăng ký lớn thứ hai tại Việt Nam từ trước đến nay.
Theo Bà Nguyễn Thị Hoàng Lan - Phó Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), đợt IPO cổ phiếu BIDV thể hiện chủ trương của Chính phủ trong việc tái cấu trúc các tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước, nâng cao chất lượng quản trị để các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn…
Việc chọn thời điểm đấu giá của BIDV trong bối cảnh nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng gặp khó khăn thể hiện sự quyết tâm, bản lĩnh của tập thể lãnh đạo BIDV, những con người mà chúng ta có thể kỳ vọng giúp doanh nghiệp vượt qua các thử thách để phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
“Những số liệu trên đã nói lên mức độ quan tâm của các nhà đầu tư đối với BIDV. Kết quả hoạt động của ngân hàng thời gian qua của BIDV đã khẳng định vị thế là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam... Chúng tôi, những người trong cuộc cũng rất mong muốn và hy vọng về việc thị trường chứng khoán sẽ ấm lên sau sự kiện này,,” bà Lan nhận định.
Trước đó, ngày 12/12/2011, tổ chức Định hạng Tín nhiệm Quốc tế Moody’s cũng đánh giá tích cực về kế hoạch cổ phần hóa BIDV. Việc cổ phần hóa sẽ góp phần cải thiện nền vốn và an toàn vốn của BIDV, mang lại những thay đổi cơ cấu, cải thiện tính minh bạch về tài chính và quản trị. Đồng thời, việc tham gia của cổ đông chiến lược nước ngoài sẽ giúp BIDV có sự giám sát độc lập, cải thiện quản trị doanh nghiệp, cũng như những hỗ trợ trong quản trị rủi ro và phát triển sản phẩm.
Đặc biệt, hơn 40 định chế tài chính quốc tế đã bày tỏ sự quan tâm cơ hội đầu tư chiến lược vào BIDV. Mức độ quan tâm của các nhà đầu tư đối với BIDV là tín hiệu tích cực cho thị trường chứng khoán Việt Nam./.
Minh Thúy (Vietnam+)