Tổng Giám đốc Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Helen Clark đánh giá, mặc dù các nước đạt tiến bộ đáng kể trong việc thực hiện một số mục tiêu chống nghèo đói hay Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), nhưng vẫn còn các lĩnh vực chưa đạt nhiều tiến bộ kể từ khi các nước cam kết khắc phục những yếu kém đó năm 2000.
Phát biểu trước các quan chức tham dự hội nghị toàn cầu năm 2013 mang tên “Biến các mục tiêu Thiên niên kỷ thành hiện thực” được tổ chức tại thủ đô Bogota của Colombia, bà Helen Clark khẳng định rõ ràng các nước đã đạt tiến bộ quan trọng trên nhiều lĩnh vực của MDGs.
Bà cho biết, MDGs đề ra mục tiêu cụ thể về xóa đói giảm nghèo, giáo dục, bình đẳng giới, sức khỏe của bà mẹ và trẻ em, ổn định môi trường, giảm HIV/AIDS và một “Quan hệ đối tác toàn cầu vì sự phát triển.”
Hiện nay, tỷ lệ người sống quá nghèo, dưới 1,25 USD/ngày, chỉ bằng 50% số người sống quá nghèo năm 1990. Tiến bộ thực hiện MDGs của các nước cũng được thể hiện qua số người được hưởng các nguồn nước sạch ngày càng tăng và đạt được mục tiêu cung cấp hệ thống tiểu học phổ cập cho tất cả trẻ em.
Ngoài ra, các nước thu nhập thấp đạt tiến bộ rất lớn kể từ khi bắt đầu chú trọng MDGs và đặc biệt đạt tiến bộ đáng kể trong thực hiện sáu mục tiêu nhằm tìm cách ngăn chặn sự lây lan của các căn bệnh như sốt rét, HIV/AIDS và bệnh lao.
Bà Clark cũng cảnh báo, bên cạnh những thành tựu, nhiều nước chưa đạt tiến bộ trong thực hiện một số mục tiêu như: giảm tỷ lệ tử vong của các bà mẹ, tiếp cận phổ cập sức khỏe sinh sản và cải thiện điều kiện vệ sinh. Do đó, tất cả quốc gia cần rút kinh nghiệm và nên chú trọng các biện pháp giải quyết những thách thức còn lại cũng như những bất bình đẳng để đạt được MDGs.
Bà Clark nói: “Những đánh giá trước đây về tiến bộ của MDGs cho thấy sức mạnh của khu vực và quốc gia là nhân tố không thể thiếu để thực hiện thành công MDGs. Chương trình phát triển sau năm 2015 cần kết hợp các bài học thành công của MDGs".
Bà khẳng định, chương trình phát triển toàn cầu sắp tới cần giải quyết vấn đề bất bình đẳng đang gây khó khăn cho các nước đạt được các mục tiêu MDGs. Để thúc đẩy tiến bộ trong 1.000 ngày cuối cùng trước thời hạn năm 2015, hiện nay 45 quốc gia đang sử dụng Cơ cấu Thúc đẩy MDGs (MAF) do UNDP đưa ra.
Cơ cấu xác định các giải pháp thực tế để thúc đẩy tiến bộ của MDGs và giảm bớt bất bình đẳng để đạt tiến bộ. MAF hoạt động bằng cách phối hợp các bên liên quan nhằm giải quyết những trở ngại cho tiến bộ. MAF nghiên cứu các dấu hiện, các chính sách và chiến lược để đề ra các kế hoạch hành động cụ thể và ưu tiên quốc gia.
Cùng ngày, UNDP và Chương trình Chung của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) kêu gọi các nước thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) kéo dài một thỏa thuận cho phép các nước nghèo nhất trên thế giới mua các loại thuốc chữa bệnh với giá hợp lý và khẳng định nếu không kéo dài thỏa thuận sẽ ảnh hưởng lớn đến việc điều trị HIV/AID và nhiều căn bệnh khác ở các nước nghèo.
Bà Helen Clark nói: "Tiếp cận phương pháp chữa trị HIV/AIDS và các loại thuốc quan trọng khác thích hợp là vấn đề sống còn để các nước kém phát triển nhất đạt mục tiêu liên quan đến sức khỏe và các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ khác".
Để giải quyết vấn đề này, các nước thành viên WTO tài trợ cho các nước nghèo nhất trong giai đoạn quá độ 10 năm để thực hiện đầy đủ Thỏa thuận về Các Lĩnh vực Liên quan Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS).
Kéo dài thời hạn của thỏa thuận lần hai sẽ hết hạn ngày 31/7 tới. Hiện nay, đề nghị đã được gửi tới Hội đồng TRIPS để tìm cách kéo dài thỏa thuận lâu hơn nữa chừng nào vẫn còn một nước nghèo nhất trên thế giới.
Hội đồng TRIPS tại Geneva sẽ thảo luận đề nghị này trong tuần tới tại Geneva./.
Phát biểu trước các quan chức tham dự hội nghị toàn cầu năm 2013 mang tên “Biến các mục tiêu Thiên niên kỷ thành hiện thực” được tổ chức tại thủ đô Bogota của Colombia, bà Helen Clark khẳng định rõ ràng các nước đã đạt tiến bộ quan trọng trên nhiều lĩnh vực của MDGs.
Bà cho biết, MDGs đề ra mục tiêu cụ thể về xóa đói giảm nghèo, giáo dục, bình đẳng giới, sức khỏe của bà mẹ và trẻ em, ổn định môi trường, giảm HIV/AIDS và một “Quan hệ đối tác toàn cầu vì sự phát triển.”
Hiện nay, tỷ lệ người sống quá nghèo, dưới 1,25 USD/ngày, chỉ bằng 50% số người sống quá nghèo năm 1990. Tiến bộ thực hiện MDGs của các nước cũng được thể hiện qua số người được hưởng các nguồn nước sạch ngày càng tăng và đạt được mục tiêu cung cấp hệ thống tiểu học phổ cập cho tất cả trẻ em.
Ngoài ra, các nước thu nhập thấp đạt tiến bộ rất lớn kể từ khi bắt đầu chú trọng MDGs và đặc biệt đạt tiến bộ đáng kể trong thực hiện sáu mục tiêu nhằm tìm cách ngăn chặn sự lây lan của các căn bệnh như sốt rét, HIV/AIDS và bệnh lao.
Bà Clark cũng cảnh báo, bên cạnh những thành tựu, nhiều nước chưa đạt tiến bộ trong thực hiện một số mục tiêu như: giảm tỷ lệ tử vong của các bà mẹ, tiếp cận phổ cập sức khỏe sinh sản và cải thiện điều kiện vệ sinh. Do đó, tất cả quốc gia cần rút kinh nghiệm và nên chú trọng các biện pháp giải quyết những thách thức còn lại cũng như những bất bình đẳng để đạt được MDGs.
Bà Clark nói: “Những đánh giá trước đây về tiến bộ của MDGs cho thấy sức mạnh của khu vực và quốc gia là nhân tố không thể thiếu để thực hiện thành công MDGs. Chương trình phát triển sau năm 2015 cần kết hợp các bài học thành công của MDGs".
Bà khẳng định, chương trình phát triển toàn cầu sắp tới cần giải quyết vấn đề bất bình đẳng đang gây khó khăn cho các nước đạt được các mục tiêu MDGs. Để thúc đẩy tiến bộ trong 1.000 ngày cuối cùng trước thời hạn năm 2015, hiện nay 45 quốc gia đang sử dụng Cơ cấu Thúc đẩy MDGs (MAF) do UNDP đưa ra.
Cơ cấu xác định các giải pháp thực tế để thúc đẩy tiến bộ của MDGs và giảm bớt bất bình đẳng để đạt tiến bộ. MAF hoạt động bằng cách phối hợp các bên liên quan nhằm giải quyết những trở ngại cho tiến bộ. MAF nghiên cứu các dấu hiện, các chính sách và chiến lược để đề ra các kế hoạch hành động cụ thể và ưu tiên quốc gia.
Cùng ngày, UNDP và Chương trình Chung của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) kêu gọi các nước thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) kéo dài một thỏa thuận cho phép các nước nghèo nhất trên thế giới mua các loại thuốc chữa bệnh với giá hợp lý và khẳng định nếu không kéo dài thỏa thuận sẽ ảnh hưởng lớn đến việc điều trị HIV/AID và nhiều căn bệnh khác ở các nước nghèo.
Bà Helen Clark nói: "Tiếp cận phương pháp chữa trị HIV/AIDS và các loại thuốc quan trọng khác thích hợp là vấn đề sống còn để các nước kém phát triển nhất đạt mục tiêu liên quan đến sức khỏe và các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ khác".
Để giải quyết vấn đề này, các nước thành viên WTO tài trợ cho các nước nghèo nhất trong giai đoạn quá độ 10 năm để thực hiện đầy đủ Thỏa thuận về Các Lĩnh vực Liên quan Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS).
Kéo dài thời hạn của thỏa thuận lần hai sẽ hết hạn ngày 31/7 tới. Hiện nay, đề nghị đã được gửi tới Hội đồng TRIPS để tìm cách kéo dài thỏa thuận lâu hơn nữa chừng nào vẫn còn một nước nghèo nhất trên thế giới.
Hội đồng TRIPS tại Geneva sẽ thảo luận đề nghị này trong tuần tới tại Geneva./.
Nguyễn Hữu Trung (TTXVN)