Theo một nghiên cứu được công bố ngày 1/7 trên tạp chí của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, nếu tình trạng khí thải gây hiệu ứng nhà kính không suy giảm, đến cuối thế kỷ này, cứ 10 người dân trên thế giới thì có 1 người phải sống ở khu vực mà mùa màng, nguồn nước, hệ sinh thái và sức khỏe bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu.
Kết quả cuộc nghiên cứu cho biết lưu vực phía nam Amazon sẽ chịu ảnh hưởng nặng nhất của biến đổi khí hậu, ảnh hưởng trực tiếp đến mùa màng, hệ thống sinh thái và nguồn nước. Tiếp đến là miền Nam châu Âu, với sự thay đổi về nguồn nước và hệ sinh thái. Ngoài ra, các khu vực nhiệt đới như Trung Mỹ, châu Phi và vùng phía bắc của Nam Á cũng phải hứng chịu thay đổi này, ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp và cuộc sống của người dân.
Tác giả chính của công trình nghiên cứu, ông Franziska Piontek - thuộc Viện nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu Potsdam (Đức), cho biết ảnh hưởng chồng chéo của biến đối khí hậu đối với các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống có khả năng sẽ tương tác với nhau và làm gia tăng sức ép đối với cuộc sống con người trong những khu vực bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.
Sau khi xem xét ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở nhiều mức độ khác nhau đối với nguồn nước, nông nghiệp, hệ thống sinh thái và sức khỏe của con người, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng, ảnh hưởng chồng chéo trên nhiều lĩnh vực của biến đổi khí hậu bắt đầu mạnh lên khi nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 3 độ C so với nhiệt độ trung bình của giai đoạn 1980 - 2010. Nếu nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng thêm 4 độ C, 11% dân số toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong ít nhất 2 lĩnh vực, nhưng chưa có sự chồng chéo trong cả 4 lĩnh vực mùa màng, nguồn nước, hệ sinh thái và sức khỏe.
Đây là nghiên cứu đầu tiên nhằm xác định các điểm nóng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu thông qua 4 lĩnh vực trên, dựa trên hệ thống máy tính toàn diện mô phỏng biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của nó./.
Kết quả cuộc nghiên cứu cho biết lưu vực phía nam Amazon sẽ chịu ảnh hưởng nặng nhất của biến đổi khí hậu, ảnh hưởng trực tiếp đến mùa màng, hệ thống sinh thái và nguồn nước. Tiếp đến là miền Nam châu Âu, với sự thay đổi về nguồn nước và hệ sinh thái. Ngoài ra, các khu vực nhiệt đới như Trung Mỹ, châu Phi và vùng phía bắc của Nam Á cũng phải hứng chịu thay đổi này, ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp và cuộc sống của người dân.
Tác giả chính của công trình nghiên cứu, ông Franziska Piontek - thuộc Viện nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu Potsdam (Đức), cho biết ảnh hưởng chồng chéo của biến đối khí hậu đối với các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống có khả năng sẽ tương tác với nhau và làm gia tăng sức ép đối với cuộc sống con người trong những khu vực bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.
Sau khi xem xét ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở nhiều mức độ khác nhau đối với nguồn nước, nông nghiệp, hệ thống sinh thái và sức khỏe của con người, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng, ảnh hưởng chồng chéo trên nhiều lĩnh vực của biến đổi khí hậu bắt đầu mạnh lên khi nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 3 độ C so với nhiệt độ trung bình của giai đoạn 1980 - 2010. Nếu nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng thêm 4 độ C, 11% dân số toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong ít nhất 2 lĩnh vực, nhưng chưa có sự chồng chéo trong cả 4 lĩnh vực mùa màng, nguồn nước, hệ sinh thái và sức khỏe.
Đây là nghiên cứu đầu tiên nhằm xác định các điểm nóng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu thông qua 4 lĩnh vực trên, dựa trên hệ thống máy tính toàn diện mô phỏng biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của nó./.
(TTXVN)