Theo một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí khoa học Royal Society Interface ngày 9/11, hiện tượng nóng lên toàn cầu đang tạo điều kiện thuận lợi làm bùng phát căn bệnh ngủ triền miên, có thể đe dọa mạng sống của hàng chục triệu người ở miền Nam châu Phi.
Theo số liệu từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện mỗi năm tại khu vực miền Đông, miền Tây và miền Trung châu Phi có tới 70.000 trường hợp mắc bệnh ngủ triền miên hay còn gọi là bệnh trùng mũi khoan.
Bệnh ngủ là một căn bệnh nguy hiểm gây chết người song hiện chưa có thuốc điều trị, bệnh lây nhiễm gián tiếp từ gia súc sang người qua trung gian là loài muỗi tsetse và loài ký sinh trùng mũi khoan, khi chúng thực hiện quá trình hút máu người.
Nguyên nhân khiến dịch bệnh trên đe dọa miền Nam châu Phi được cho là do hiện tượng ấm lên toàn cầu, môi trường nhiệt độ tăng có thể coi là yếu tố thuận lợi cho loài muỗi và ký sinh trùng này phát triển mạnh.
Một nhóm các nhà khoa học thuộc Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ, do giáo sư Sean Moore đứng đầu, đã tiến hành mô phỏng trên máy tính hai viễn cảnh mà các chuyên gia khí hậu của Liên hợp quốc đưa ra hồi năm 2007, dự đoán mức nhiệt độ có thể tăng từ 1,1-5,4 độ C phụ thuộc vào lượng phát thải cácbon.
Theo các nhà khoa học này, môi trường nhiệt độ từ 20,7- 26,1 độ C là lý tưởng cho loài muỗi tsetse sinh sôi và phát triển. Do quá trình nóng lên toàn cầu, nhiệt độ thấp ở nhiều vùng của châu Phi, đặc biệt là miền Nam, sẽ tăng và đạt tới môi trường nhiệt độ "lý tưởng" kể trên, dẫn tới loài muỗi truyền bệnh ngủ phát triển mạnh.
Nghiên cứu trên cũng kết luận, đến năm 2090, sẽ có thêm từ 40-70 triệu người có nguy cơ mắc bệnh ngủ. Hiện có tới 75 triệu người đang sống trong khu vực có khả năng lây nhiễm bệnh cao. Bệnh nhân mắc phải bệnh ngủ sẽ gặp phải các triệu chứng như co giật, rối loạn giấc ngủ trầm trọng, hôn mê và dẫn tới tử vong./.
Theo số liệu từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện mỗi năm tại khu vực miền Đông, miền Tây và miền Trung châu Phi có tới 70.000 trường hợp mắc bệnh ngủ triền miên hay còn gọi là bệnh trùng mũi khoan.
Bệnh ngủ là một căn bệnh nguy hiểm gây chết người song hiện chưa có thuốc điều trị, bệnh lây nhiễm gián tiếp từ gia súc sang người qua trung gian là loài muỗi tsetse và loài ký sinh trùng mũi khoan, khi chúng thực hiện quá trình hút máu người.
Nguyên nhân khiến dịch bệnh trên đe dọa miền Nam châu Phi được cho là do hiện tượng ấm lên toàn cầu, môi trường nhiệt độ tăng có thể coi là yếu tố thuận lợi cho loài muỗi và ký sinh trùng này phát triển mạnh.
Một nhóm các nhà khoa học thuộc Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ, do giáo sư Sean Moore đứng đầu, đã tiến hành mô phỏng trên máy tính hai viễn cảnh mà các chuyên gia khí hậu của Liên hợp quốc đưa ra hồi năm 2007, dự đoán mức nhiệt độ có thể tăng từ 1,1-5,4 độ C phụ thuộc vào lượng phát thải cácbon.
Theo các nhà khoa học này, môi trường nhiệt độ từ 20,7- 26,1 độ C là lý tưởng cho loài muỗi tsetse sinh sôi và phát triển. Do quá trình nóng lên toàn cầu, nhiệt độ thấp ở nhiều vùng của châu Phi, đặc biệt là miền Nam, sẽ tăng và đạt tới môi trường nhiệt độ "lý tưởng" kể trên, dẫn tới loài muỗi truyền bệnh ngủ phát triển mạnh.
Nghiên cứu trên cũng kết luận, đến năm 2090, sẽ có thêm từ 40-70 triệu người có nguy cơ mắc bệnh ngủ. Hiện có tới 75 triệu người đang sống trong khu vực có khả năng lây nhiễm bệnh cao. Bệnh nhân mắc phải bệnh ngủ sẽ gặp phải các triệu chứng như co giật, rối loạn giấc ngủ trầm trọng, hôn mê và dẫn tới tử vong./.
(TTXVN/Vietnam+)