Ngày 10/2, nhiều người dân Thái Lan phải sơ tán do các cuộc xung đột ở khu vực biên giới tranh chấp với Campuchia đã bắt đầu trở về nhà, dấu hiệu cho thấy tình hình căng thẳng ở khu vực biên giới có chiều hướng lắng dịu.
Tuy nhiên, các binh sỹ Thái Lan và Campuchia vẫn trong tình trạng báo động.
Ông Somsak Suvarnsujarit, tỉnh trưởng tỉnh Sri Sa Ket của Thái Lan, cho biết hàng nghìn dân làng đã rời khỏi nơi lánh nạn để trở về nhà. Tuy nhiên, những người sống sát khu vực xảy ra giao tranh sẽ tạm thời chưa trở về cho tới khi tình hình thực sự an toàn.
Ước tính, khoảng 21.000 dân làng đã phải sơ tán do tình hình căng thẳng ở khu vực biên giới tranh chấp giữa Thái Lan và Campuchia. Tại khu vực biên giới phía Bắc Campuchia, các trường học và đền thờ đã trở thành nơi lánh nạn cho hàng nghìn người dân.
Ngày 9/2, Pháp đã đề xuất giúp giải quyết tranh chấp biên giới giữa Thái Lan và Campuchia bằng việc cung cấp các bản đồ do họ lập ra đầu thế kỷ 20 khi Pháp cai trị Đông Dương. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pháp Bernard Valero cho biết Pháp sẵn sàng cung cấp các tài liệu trên cho bất cứ nước nào để tham khảo hoặc sao chép lại.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thái Lan Thani Thongphakdi cho biết Thái Lan phản đối kế hoạch của Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) cử phái đoàn tới thị sát ngôi đền cổ Preah Vihear ở khu vực biên giới tranh chấp với Campuchia.
Thái Lan cho rằng chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh hiện nay là không thích hợp và có thể làm phức tạp thêm tình hình. Nếu phái đoàn UNESCO muốn thăm ngôi đền cần phải có sự chấp thuận của phía Thái Lan.
Trước đó, UNESCO thông báo có kế hoạch tới thị sát đền Preah Vihear nhằm đánh giá tình hình sau khi có tin ngôi đền đã bị hư hại nặng do các vụ đấu súng qua biên giới giữa Campuchia và Thái Lan những ngày qua./.
Tuy nhiên, các binh sỹ Thái Lan và Campuchia vẫn trong tình trạng báo động.
Ông Somsak Suvarnsujarit, tỉnh trưởng tỉnh Sri Sa Ket của Thái Lan, cho biết hàng nghìn dân làng đã rời khỏi nơi lánh nạn để trở về nhà. Tuy nhiên, những người sống sát khu vực xảy ra giao tranh sẽ tạm thời chưa trở về cho tới khi tình hình thực sự an toàn.
Ước tính, khoảng 21.000 dân làng đã phải sơ tán do tình hình căng thẳng ở khu vực biên giới tranh chấp giữa Thái Lan và Campuchia. Tại khu vực biên giới phía Bắc Campuchia, các trường học và đền thờ đã trở thành nơi lánh nạn cho hàng nghìn người dân.
Ngày 9/2, Pháp đã đề xuất giúp giải quyết tranh chấp biên giới giữa Thái Lan và Campuchia bằng việc cung cấp các bản đồ do họ lập ra đầu thế kỷ 20 khi Pháp cai trị Đông Dương. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pháp Bernard Valero cho biết Pháp sẵn sàng cung cấp các tài liệu trên cho bất cứ nước nào để tham khảo hoặc sao chép lại.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thái Lan Thani Thongphakdi cho biết Thái Lan phản đối kế hoạch của Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) cử phái đoàn tới thị sát ngôi đền cổ Preah Vihear ở khu vực biên giới tranh chấp với Campuchia.
Thái Lan cho rằng chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh hiện nay là không thích hợp và có thể làm phức tạp thêm tình hình. Nếu phái đoàn UNESCO muốn thăm ngôi đền cần phải có sự chấp thuận của phía Thái Lan.
Trước đó, UNESCO thông báo có kế hoạch tới thị sát đền Preah Vihear nhằm đánh giá tình hình sau khi có tin ngôi đền đã bị hư hại nặng do các vụ đấu súng qua biên giới giữa Campuchia và Thái Lan những ngày qua./.
(TTXVN/Vietnam+)